Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Một thực đơn cân đối, phù hợp có tác dụng đẩy lùi bệnh tật, nâng cao hệ miễn dịch từ đó bảo vệ sức khỏe con người một cách toàn diện. Vậy, với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nên ăn gì? Các lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng của người bị thoái hóa cột sống như thế nào?

Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng thoái hóa cột sống không ngừng gia tăng và trẻ hóa. Vì vậy, để đẩy lùi cũng như kiểm soát tốt bệnh lý này, người bệnh cần có đầy đủ các kiến thức về thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm góp mặt trong danh sách thoái hóa cột sống nên ăn gì như sau.

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi là một loại vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên hệ thống xương khớp. Việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn sẽ giúp tái tạo tế bào xương từ đó sửa chữa các tổn thương tại phần cột sống bị thoái hóa.

Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng canxi dồi dào mà người bị thoái hóa cột sống nên sử dụng là ốc, sò, cua, tôm, trứng, sữa…

Các loại cá béo

Cá béo có chứa rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau điển hình nhất là Omega – 3 có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, đưa dưỡng chất đến nuôi cột sống dễ dàng hơn. Ngoài ra, omega – 3 còn hoạt động như một loại axit tự nhiên giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Vì vậy, cá béo cũng được góp tên trong danh sách các loại thức ăn chữa bệnh thoái hóa cột sống tốt nhất.

Một số loại cá béo tốt cho người mắc thoái hóa cột sống là cá hồi, cá mòi, cá thu…

Thực phẩm chứa nhiều Curcumin và Resveratrol

Curcumin có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn quá trình oxy hóa từ đó đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Đồng thời, Resveratrol cũng là hợp chất sở hữu công dụng chống viêm hiệu quả từ đó ngăn chặn tình trạng thoái hóa cột sống trở nặng.

Các loại thực phẩm có hàm lượng Curcumin và Resveratrol cao là củ nghệ, nho, đậu phộng…

Thực phẩm chứa nhiều Magie và sắt

Sắt có tác dụng thúc đẩy hoạt động chuyển hóa Collagen và vitamin D. Đồng thời, Magie cũng là hoạt chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa chất của cơ thể. Việc bổ sung hai loại hợp chất này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào cũng như nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Người bệnh có thể bổ sung Magie và sắt vào cơ thể thông qua việc sử dụng trứng, ngũ cốc nguyên hạt, socola, bơ…

Dầu Oliu

Dầu Oliu giàu Oleocanthal – là một hoạt chất có khả năng kháng viêm hiệu quả, dược lực tương tự như các dòng thuốc chống viêm không chứa Steroid, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Nhờ vậy, việc bổ sung dầu Oliu trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm nhanh tần suất cũng như mức độ các cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra.

Các loại rau xanh

Hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào trong rau xanh đều là các hoạt chất có lợi cho sức khỏe xương khớp. Cụ thể, việc bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và tăng khả năng tổng hợp canxi.

Rau xanh là một trong những cái tên hàng đầu trong danh sách bị thoái hóa cột sống nên ăn gì tốt nhất
Rau xanh là một trong những cái tên hàng đầu trong danh sách bị thoái hóa cột sống nên ăn gì tốt nhất

Một số loại rau xanh có mặt trong danh sách thức ăn chữa thoái hóa cột sống là bông cải xanh, rau cải, su hào, cà rốt…

Bổ sung đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành có chứa hàm lượng dưỡng chất phong phú bao gồm protein, canxi, omega – 3… giúp kháng viêm và hỗ trợ sức khỏe cột sống hiệu quả. Vì vậy, với các bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống lưng nói riêng đều được khuyên nên sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Các loại trái cây tươi

Trái cây tươi là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt trong đó phải kể đến vitamin C giúp chống lại quá trình oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm từ đó bảo vệ cột sống cũng như các vùng xung quanh.

Các loại trái cây giàu vitamin nên được bổ sung trong khẩu phần ăn của người bị thoát vị đĩa đệm, mắc bệnh lý về xương khớp là cam, quýt, bưởi, táo…

Thoái hóa cột sống không nên ăn gì

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất có lợi, người bệnh cũng cần tránh xa các loại thực phẩm có khả năng làm đẩy nhanh quá trình lão hóa cột sống. Cụ thể, dưới đây là các loại thực phẩm mà người bị thoái hóa cột sống nên kiêng khem.

Đồ ngọt

Việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt có thể khiến cơ thể tăng cường giải phóng Cytokine làm kích hoạt phản ứng viêm nhiễm tại vị trí thoái hóa. Ngoài ra, đồ ngọt còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, tạo áp lực lớn đến đĩa đệm, cột sống.

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ ví dụ như thịt heo, thịt bò… có chứa nhiều Cholesterol xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Do đó, thay bằng việc sử dụng thịt đỏ thì người mắc thoái hóa cột sống nên cân nhắc thay thế bằng các nguồn đạm thực vật thân thiện khác từ các loại đậu, các loại hạt, rau có màu xanh đậm…

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng

Việc dung nạp vào cơ thể các loại đồ ăn chiên, rán sẽ khiến hàm lượng Cholesterol tăng mạnh gây cản trở quá trình lưu thông máu, làm xuất hiện tình trạng viêm nhiễm tại các khớp xương. Ngoài ra, dòng thực phẩm này còn gây mất cân bằng lượng omega – 3, omega – 6 khiến sức khỏe, thể trạng của người bệnh suy yếu.

Thức ăn nhanh, đồ hộp

Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp có thể làm thúc đẩy quá trình lão hóa cột sống
Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp có thể làm thúc đẩy quá trình lão hóa cột sống

Thức ăn nhanh, đồ hộp không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, dòng thực phẩm này còn có thể chứa các chất bảo quản độc hại từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa cột sống và làm tăng các cảm giác đau nhức, khó chịu.

Các chất kích thích có hại

Các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi khiến sức khỏe xương khớp suy giảm. Ngoài ra, những chất kích thích này còn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm tại các khớp xương và làm tăng tốc độ thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc làm tổn thương cột sống, các chất kích thích có hại còn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Lưu ý khi bị thoái hóa cột sống

Để vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, kiểm soát thoái hóa cột sống tốt song song với xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Cần lựa chọn những loại  thực phẩm tươi, ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm chứng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nên ưu tiên lựa chọn các món ăn như luộc, hấp nhằm đảm bảo giữ lại nguồn dưỡng chất trong thực phẩm một cách tối đa và hạn chế việc sử dụng dầu mỡ có hại.
  • Người bệnh duy trì thực đơn đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày và tránh tình trạng bỏ bữa.
  • Có thể kết hợp việc sử dụng các đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua, trái cây… giữa các bữa ăn.
  • Thực hiện các bài tập thể dục thể thao hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Tránh lao động, làm việc quá sức, tránh thức khuya hoặc để cơ thể stress kéo dài.
  • Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, nhận sự hỗ trợ từ phía chuyên gia để biết được bản thân nên và không nên làm gì.
  • Trong trường hợp thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, cơn đau có xu hướng trở nặng thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, điều trị.
  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết chính xác về diễn biến bệnh tình và có biện pháp can thiệp khi cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng chỉ giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống chứ không phải là phương pháp chữa bệnh. Việc lệ thuộc vào phương pháp này và không thực hiện thăm khám, chữa trị có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường.

Như vậy, bài viết đã đem đến cho bạn đọc các thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan