Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Khi nghe đến thuật ngữ bệnh thoái hóa cột sống M47 có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lẫm bởi ít nghe tới. Trong bài chia sẻ ngày hôm nay, tapchidongy.org sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và triệu chứng từ đó có cách điều trị phù hợp, kịp thời. Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh thoái hóa cột sống m47 là gì?

Theo giải phẫu hệ cột sống của con người được chia thành 33-35 đốt sống được phân chia ranh giới rõ ràng, kí hiệu rõ ràng bao gồm đốt sống lưng, đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống xương cùng, ngoài ra còn 4-6 đốt sống cụt.

Việc phân chia kí hiệu để dễ dàng phân biệt trong đó thoái hóa cột sống m47 là kí hiệu chỉ bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng.

Triệu chứng thoái hóa cột sống dễ nhận biết

Thoái hóa cột sống m47 có dấu hiệu khá rõ ràng:

  • Biểu hiện đau nhức vùng thắt lưng, lúc đầu âm ỉ sau càng ngày càng trở nên dữ dội
  • Cơn đau tăng nặng khi cử động hoặc vận động mạnh
  • Tình trạng đau kèm theo triệu chứng co cứng cơ cạnh cột sống
  • Việc đi lại, cúi, ngửa hay nghiêng cột sống trở nên vô cùng khó khăn
  • Càng ngày việc vận động càng trở nên khó khăn hơn

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng m47 nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến chứng bại liệt nửa người, hoàn toàn không có khả năng lao động, cả đời sẽ phải nằm một chỗ. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng m47

Phần cột sống thắt lưng đóng vai trò quan trọng, nó có tác dụng hỗ trợ mọi cử động từ chạy nhạy, vận động, cúi, ngửa, gập người… Chính vì vậy đây là vị trí dễ bị thoái hóa, thoát vị nhất.

Một vài yếu tố góp phần khiến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng m47 diễn ra nhanh hơn bao gồm:

  • Lão hóa: đây là quy trình tất yếu bất cứ ai cũng phải trải qua. Theo thời gian, càng nhiều tuổi xương khớp sẽ bị thoái hóa càng nhanh
  • Thói quen hàng ngày: những thói quen không phù hợp hàng ngày nhiều người mắc phải như ngồi nhiều, lười vận động, làm việc sai tư thế,…cũng góp phần hình thành bệnh thoái hóa cột sống.
  • Chấn thương: tai nạn dẫn đến chấn thương xương khớp nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng đôi khi chúng ta không ngờ tới.
  • Đặc thù công việc: công nhân bốc vác, nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời hay đối tượng nhân viên văn phòng, cánh lái xe… tất cả những đối tượng này rất dễ mắc thoái hóa, thoát vị bởi hệ cột sống dễ bị tổn thương do đặc thù công việc.
  • Di truyền: một số người mắc bệnh lý cong vẹo cột sống do di truyền, do bẩm sinh…cũng sẽ bị thoái hóa sớm hơn so với những người bình thường khác.

thoai-hoa-cot-song-m47
Triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng m47 gây ra

Bên trên là một vài nguyên nhân thoái hóa cột sống mọi người cần nắm được. Theo các chuyên gia xương khớp cho hay, đến năm 30 tuổi quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn từ đó dấu hiệu cũng rõ ràng hơn vì vậy mọi người nên chủ động đi khám sức khỏe tổng quan sớm, phát hiện bệnh kịp thời việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không?

Thoái hóa là tình trạng tất yếu sẽ diễn ra của cơ thể, chúng ta không thể đảo ngược quá trình lão hóa của cơ thể tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình này.

Hiện tại chưa có thuốc chữa thoái hóa cột sống, nếu mắc bệnh bạn chỉ có thể tìm cách làm giảm triệu chứng bệnh mà thôi.

Một vài phương pháp điều trị thoái hóa chúng ta có thể tham khảo bao gồm:

Chữa thoái hóa bằng thuốc tây

Sử dụng tân dược giảm đau điều trị các bệnh xương khớp được hầu hết mọi người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh. Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm hay thuốc giãn cơ như Acetaminophen, Paracetamol, Ibuprofen, Tizanidine… thường sẽ được bác sĩ kê đơn.

Tuy nhiên thuốc tây tiềm ẩn nhiều phản ứng phụ nếu dùng sai cách vì vậy mọi người cần ghi nhớ: Dùng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày do đó hãy tìm hiểu kĩ.

thoai-hoa-cot-song-m47
Tân dược tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn lạm dụng, dùng sai cách

Chữa thoái hóa cột sống bằng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có khả năng giảm triệu chứng thoái hóa cột sống hiệu quả không tác dụng phụ như đắp ngải cứu, đắp xương rồng, xoa bóp bằng rượu gừng hay sắc lá lốt để uống…

Cách này an toàn, không tốn kém bởi các thảo dược tự nhiên vườn nhà dễ kiếm nhưng không có khả năng trị dứt điểm bệnh vì dùng thảo dược đơn lẻ, các bài thuốc dân gian chưa được chứng minh kiểm chứng, do đó mọi người cần lưu ý.

Tập luyện hỗ trợ trị thoái hóa cột sống

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc chữa bệnh, chúng ta không thể bỏ qua việc tập luyện nhằm hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

thoai-hoa-cot-song-m47
Bài tập dành cho người mắc thoái hóa cột sống lưng

Các bài tập tại nhà mọi người có thể tham khảo như yoga, bơi lội, đi bộ hay đạp xe, đu xà… Việc kiên trì tập luyện sẽ giúp sức khỏe được cải thiện, xương khớp dẻo dai hơn. Nhưng mọi người cần chú ý tập luyện nhẹ nhàng, không tập quá sức, nên tham khảo các động tác dễ nhằm tránh gây tổn thương cột sống.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh thoái hóa cột sống m47 và cách điều trị. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh từ đó chủ động hơn trong quá trình chữa trị, chữa sớm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Xương khớp là bệnh không nên chủ quan, coi thường. Chúc bạn mạnh khỏe

Câu hỏi thường gặp
“Thoái hóa cột sống có châm cứu được không” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân trên hành trình tìm hiểu về liệu pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc. Trong bài viết này, tacpchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về liệu pháp châm cứu, mời bạn đọc theo dõi. Thoái...
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Hiểu đúng mức độ nguy hiểm và cách điều trị sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan hoặc điều trị sai cách. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông...
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tập luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình loại bỏ bệnh thóa hóa cột sống. Tuy nhiên tập luyện như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không?...
Như chúng ta đều biết tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Tập như thế nào cho đúng? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ sau đây. Người bị thoái hóa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoái Hóa Cột Sống M47 bằng YHCT


Bài viết liên quan