Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường

Thoái hóa cột sống là căn bệnh hàng đầu gây đau nhức xương khớp và có nguy cơ gây bại liệt nếu không xử lý kịp thời. Với tốc độ trẻ hóa ngày càng gia tăng, đòi hỏi người bệnh cần có ý thức hơn trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh và cách khắc phục phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có được cái nhìn tổng quan nhất liên quan tới chủ đề này.

Thoái hóa cột sống là gì?

Bị thoái hóa cột sống là tình trạng xảy ra phổ biến ở đối tượng sau 30 tuổi, đặc biệt là dân văn phòng và người thường xuyên lao động nặng. Cột sống là bộ phận quan trọng của cơ thể có vai trò nâng đỡ trọng lực, giúp các hoạt động hằng ngày diễn ra trơn tru và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Cấu trúc của cột sống bao gồm các đốt xương chồng lên nhau, kéo dài từ hộp sọ cho đến vùng xương chậu.

Để giảm lực và phân tán trọng lượng cơ thể, giữa các đốt sống được ngăn cách nhau bởi một lớp đĩa đệm, có tác dụng hấp thụ chấn động. Bên cạnh đó, độ cong tự nhiên hình chữ S giúp bộ phận này dễ dàng thực hiện các chuyển động khó như gập hoặc cúi người.

Dựa theo cấu trúc và phân bố, cột sống được chia thành 3 vùng:

  • Đốt sống cổ: C1 – C7
  • Đốt sống ngực: T1 – T5
  • Đốt sống thắt lưng: L1 – L5. Cùng với các đốt sống cổ, đây là hai vị trí thường xuyên xảy ra hiện tượng thoái hóa.

Thoái hóa cột sống thường kéo theo những ảnh hưởng trong các tổ chức liên quan như đĩa đệm, dây chằng, sụn khớp…

Thoái hóa cột sống thường xảy ra sau tuổi 30

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Tùy thuộc vào những diễn biến và vị trí của bệnh, các dấu hiệu của thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài. Thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống lưng là hai vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng này.

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ

  • Người bệnh gặp khó khăn khi ngửa cổ, quay cổ hoặc đau cứng cổ.
  • Thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng đầu, lan sang hai bên thái dương, trán và hốc mắt.
  • Tủy sống bị chèn ép dẫn tới liệt cứng các chi hoặc nửa người.
  • Cảm thấy các cơn đau vai gáy tần suất dày đặc. Sau đó có xu hướng lan rộng ra vùng vai, cánh tay, tê bì toàn bộ vùng cẳng tay và ngón tay.
  • Đau đầu, u tai, hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, khó khăn khi nuốt.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Đối với thể cấp tính: Người bệnh cảm thấy cơn đau nhức bất chợt ở vùng thắt lưng, âm ỉ kéo dài dưới 4 tháng. Các cơn đau dù không ảnh hưởng tới khớp gối và vùng đùi nhưng dễ dàng tái phát khi cử động mạnh hoặc thay đổi tư thế.
  • Đối với thể mãn tính: Đau âm ỉ và gia tăng mức độ khi vận động. Người bệnh không có khả năng hoạt động trong thời gian dài. Cột sống có nguy cơ bị biến dạng một phần.
  • Cơ cạnh cột sống bị co cứng sau khi ngủ dậy hoặc vận động mạnh.
  • Chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay.

Hình ảnh thoái hóa cột sống

Dưới đây là một số hình ảnh giúp người bệnh dễ dàng hình dung mức độ tổn thương do thoái hóa.

Cấu trúc đốt sống thay đổi

Cột sống thoái hóa kéo theo thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân chính khiến thoái hóa cột sống khởi phát

Ngày nay, thoái hóa đốt sống không chỉ là vấn đề của riêng người lớn tuổi. Những yếu tố gây bệnh có thể xuất phát từ chính thói quen hoặc hoàn cảnh làm việc của mỗi người, dẫn tới nguy cơ trẻ hóa của bệnh. Tìm hiểu và nắm vững nguyên nhân giúp bạn phòng ngừa, xử lý “đúng người, đúng bệnh” hơn.

Nguyên nhân chủ quan

Tuổi tác càng cao sẽ kéo theo nguy cơ lão hóa sụn khớp. Tầng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống khô dần, lớp vòng bao xơ bị rách làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, giảm lượng canxi, lượng chất nhầy tại các khớp mất dần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị thoái hóa ở tuổi 30 – 35.

Nguyên nhân khách quan

  • Chấn thương: Người có tiền sử chấn thương vùng cột sống hoặc xương chậu do tai nạn sẽ khiến đĩa đệm bị suy yếu, tổn thương.
  • Môi trường làm việc: Nhân viên công sở ngồi quá lâu hoặc mang vác nặng thường xuyên lâu ngày sẽ khiến cứng khớp, đau nhức xương khớp và tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Thừa cân: Người béo phì, thừa cân thường gặp khó khăn trong việc hoạt động. Thói quen ăn uống thiếu khoa học, lười vận động khiến cho lớp mỡ chèn ép lên các dây thần kinh, gây khó khăn cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng và máu tới các chi. Từ đó làm khiến xương khớp yếu dần.
  • Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bệnh khởi phát do các yếu tố di truyền, hệ xương khớp yếu nên dưới sự tác động của các yếu tố gây bệnh sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa cao hơn nhóm còn lại.

Thừa cân có thể gây ra thoái hóa cột sống

Những biến chứng nguy hiểm khi bị thoái hóa

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, đốt sống cổ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và thậm chí khả năng vận động của người bệnh. Không chỉ dừng lại ở những cơn đau nhức xương khớp, nếu để lâu hoặc chủ quan trong điều trị có thể khiến bạn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Giảm khả năng vận động: Người bị thoái hóa thường không thể thực hiện các động tác cúi, gập hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Trong quá trình hoạt động hằng ngày thường nhanh mất sức, cần nghỉ ngơi mới có thể tiếp tục.
  • Teo cơ: Khả năng máu không thể lưu thông tới chân tay, vận động hạn chế lâu ngày sẽ dẫn tới teo chân, tay.
  • Bại liệt: Người bệnh có nguy cơ liệt nửa người hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các vòng cơ sợi bị xơ hóa hoặc rách có thể khiến lớp nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh gây co cứng khớp, rối loạn phản xạ, rối loạn cơ vòng, rối loạn hô hấp.
  • Rối loạn tiền đình: Người mắc thoái hóa khớp cổ thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiền đình do chèn ép vào dây thần kinh khiến máu không thể lưu thông tới não, gây đau đầu kèm theo choáng váng, buồn nôn.
  • Biến dạng cột sống: Dễ dàng nhận thấy người mắc có dấu hiệu vẹo cột sống, gù lưng, đi khập khiễng…

Phương pháp chẩn đoán

Dựa vào những phương pháp và công nghệ chẩn đoán, các bác sĩ sẽ giúp bạn nắm bắt được tiến triển của bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

  • Xét nghiệm lâm sàng: Dựa vào miêu tả triệu chứng và biện pháp cơ học (sờ nắn vùng cổ và thắt lưng, quan sát cử động và phản xạ của các chi) các bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về mức độ bệnh.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Người bệnh sẽ được chỉ định chụp X – quang hoặc MRI để thấy rõ tình trạng của đĩa đệm, hình dạng cột sống, gai xương, xương dưới sụn. Hoặc xét nghiệm sinh hóa, tế bào máu ngoại vi, độ lắng của máu để phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa với các bệnh lý khác (dính khớp, viêm đốt sống đĩa đệm, di căn do ung thư).

Thói quen tốt giúp phòng tránh thoái hóa cột sống

Tuổi tác và lão hóa chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống lưng và thoái hóa cột sống cổ. Chính những thói quen hằng ngày, môi trường làm việc và chế độ luyện tập là những yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc phòng bệnh:

  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu, nên vận động nhẹ hoặc đi lại thường xuyên.
  • Giữ tư thế ngồi thẳng lưng, không vắt chéo chân.
  • Không đi giày cao gót trong thời gian dài, nên lựa chọn các loại có phần đế vuông, chiều cao vừa phải.
  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc quá sức.
  • Kiểm soát các chỉ số sức khỏe của cơ thể để tránh tăng cân mất kiểm soát.
  • Đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Các cách chữa thoái hóa cột sống

Có khá nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cho tác dụng rõ rệt, cụ thể như:

Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?

Các loại thuốc Tây đem tới tác dụng nhanh chóng, tiện lợi nhưng thường tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc.

Thuốc giảm đau

Để giảm thiểu mức độ đau nhức, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các sản phẩm giúp giảm đau. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm dụng dẫn tới lệ thuộc hoặc nhờn thuốc, các loại thuốc này thường được kê đơn dựa theo thể trạng và thể bệnh của người dùng.

Thuốc kháng viêm

Dùng trong trường hợp không phản ứng với thuốc giảm đau. Các sản phẩm kháng viêm thường nằm trong nhóm NSAID.

Thuốc giãn cơ

Có tác dụng giảm đau bằng cách tác động vào ức chế phản ứng quá phát của tủy sống, giãn cơ giảm lực cho cột sống và dây thần kinh, gây tê trong thời gian ngắn.

Thuốc tân dược tác dụng chậm

Trong liệu trình xử lý lâu dài, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, tăng cường chất nhầy sụn khớp, cung cấp canxi cho cơ thể.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Nếu trường hợp bệnh có nhiều diễn biến nghiêm trọng, xuất hiện biến chứng, khả năng hoạt động giảm đáng báo động, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp ít xâm lấn, không tác dụng phụ, hồi phục nhanh. Một số phẫu thuật phổ biến hiện nay là thay đĩa đệm nhân tạo, mổ nội soi hút nhân đĩa đệm, dùng tia laser, sóng radio cao tần…

Thuốc Tây rất cần thiết cho bệnh nhân

Bài tập dành cho người thoái hóa cột sống

Ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định, người bệnh kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hiệu quả, thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Để giúp độc giả dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, dưới đây là một số bài tập được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng.

  • Bài tập kéo giãn cơ lưng: Nằm ngửa sao cho lưng và xương chậu chạm vào đất. Cột sống giữ lâu. Co một chân lên, đầu gối hướng về ngực, hai tay đan chéo ở chân gập lên. Hít vào thở ra nhẹ nhàng. Sau 4 giây, đổi chân và làm tương tự với bên kia.
  • Bài tập cho xương chậu: Giữ tư thế nằm thẳng, hai chân gập lại, siết cơ bụng. Sử dụng lực hông để nhấc phần thân dưới lên, hít sâu. Hạ xuống và thở ra. Thực hiện động tác mỗi ngày 10 – 20 lần.
  • Bài tập đốt sống cổ: Đối với người bệnh ngồi lâu trước máy tính, cứ mỗi 3 tiếng có thể ngửa cổ lên, hít sâu, sau đó cúi xuống. Tiếp theo xoay cổ theo hình tròn từ phải qua trái một cách từ từ. Thực hiện mỗi động tác từ 3 – 4 giây, lặp lại 7 – 10 lần.

Bài thuốc giải quyết thoái hóa cột sống lưng tại nhà

  • Bài thuốc từ lá đinh lăng: Rửa sạch một nắm lá đinh lăng hoặc nếu sử dụng phần rễ, nên thái nhỏ và phơi khô. Sau đó tiến hành đun sắc với 500ml nước trong vòng 20 phút. Lọc bỏ phần bã, dùng phần thuốc uống thay nước hằng ngày.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Người bệnh có thể tận dụng đặc tính ấm nóng, kháng viêm của lá lốt bằng cách rửa sạch, sau đó thái nhỏ và sao khô trên chảo nóng. Dùng phần lá còn ấm đắp lên chỗ bị đau cho đến khi nguội. Thực hiện ngày 2 – 3 lần.
  • Cách trị thoái hóa bằng lá ngải cứu: Đem lá ngải cứu nhặt bỏ cuống, sau đó rửa sạch, thái nhỏ. Tiến hành sao khô cùng với muối hạt to, đảo đều tay để các nguyên liệu không bị cháy. Sau 15 phút thì bắc ra, bọc trong khăn và chườm vào cột sống đau nhức.

Khắc phục thoái hóa cột sống bằng Đông y

Đông y trị thoái hóa cột sống theo hướng bảo tồn, không can thiệp dao kéo nhưng hiệu quả cao và lâu dài. Nguyên tắc của y học cổ truyền là tác động sâu vào căn nguyên, loại bỏ bệnh từ gốc, đồng thời tăng cường chức năng ngũ tạng và sức khỏe để bệnh không có cơ hội quay trở lại.

Để khắc phục thoái hóa cột sống, Đông y sử dụng các phương pháp:

  • Dùng bài thuốc Đông y: Thành phần từ nhiều thảo dược, kết hợp theo tỷ lệ phù hợp với từng người, có tác dụng giải độc, kháng viêm, bổ gan, thận và làm mạnh gân cốt. Một số dược liệu thường dùng trong các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống như: Dây đau xương, gối hạc, phòng phong, bách bộ…
  • Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau, phục hồi vận động, lưu thông khí huyết và kinh lạc.

Nhìn chung, so với các phương pháp khác, Đông y được coi là tối ưu và an toàn hơn cả. Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn phù hợp với đa số người Việt, chi phí hợp lý.

Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý lựa chọn các bài thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bào chế bởi các đơn vị uy tín để đảm bảo sức khỏe và giúp đánh bay bệnh hoàn toàn.

Thuốc Đông y có tính an toàn cao, hiệu quả tốt

Thoái hóa cột sống ăn gì, kiêng ăn gì tốt nhất?

Chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ góp phần cung cấp dưỡng chất mà còn đẩy nhanh hiệu quả của phương pháp điều trị, làm chậm nguy cơ lão hóa sụn khớp. Dưới đây là một số lời khuyên của giám đốc nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn về dinh dưỡng mà người bệnh có thể tham khảo:

Nên ăn:

  • Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, cân bằng giữa tỷ lệ các chất.
  • Tăng cường ăn rau xanh, các loại vitamin tốt cho xương khớp như vitamin D,C và omega 3.
  • Kết hợp với các loại nước xương hầm, thực phẩm từ các loài giáp xác như tôm, cua giàu canxi.
  • Sử dụng các loại hạt (óc chó, hạt lanh…) giúp giảm béo và giảm đau nhức, sưng tấy.

Không nên ăn:

  • Quá nhiều chất đạm, chất béo làm tăng nguy cơ béo phì hoặc bệnh gút.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Đồ ăn nhanh, nội tạng động vật hoặc thịt đỏ.
  • Món ăn muối chua, đã lên men.
  • Đồ ngọt, hàm lượng đường lớn.

Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở những đối tượng trung đến cao tuổi và để lại nhiều tổn thương xương khớp nguy hiểm cho người bệnh. Hy vọng rằng qua những thông tin trên đây, độc giả sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để phòng tránh và khắc phục hiệu quả căn bệnh này.

Câu hỏi thường gặp
“Thoái hóa cột sống có châm cứu được không” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân trên hành trình tìm hiểu về liệu pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc. Trong bài viết này, tacpchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về liệu pháp châm cứu, mời bạn đọc theo dõi. Thoái...
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Hiểu đúng mức độ nguy hiểm và cách điều trị sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan hoặc điều trị sai cách. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông...
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tập luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình loại bỏ bệnh thóa hóa cột sống. Tuy nhiên tập luyện như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không?...
Như chúng ta đều biết tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Tập như thế nào cho đúng? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ sau đây. Người bị thoái hóa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoái Hóa Cột Sống bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan