Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa gai cột sống bằng xương rồng là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và đánh giá cao về tác dụng kiểm soát các cơn đau nhức, sưng tấy hay tê buốt. Cách dùng như thế nào và cần lưu ý gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Tác dụng chữa gai cột sống bằng xương rồng

Xương rồng là loại cây phổ biến trồng để làm cảnh, trang trí nhà cửa nhưng ít ai biết rằng, đối với những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là gai cột sống thì đây là vị thuốc quý.

Trong hơn 2000 loại xương rồng chỉ có xương rồng ba chia mới chữa được gai cột sống
Trong hơn 2000 loại xương rồng chỉ có xương rồng ba chia mới chữa được gai cột sống

Bài thuốc điều trị gai cột sống bằng xương rồng được cha ông ta áp dụng từ lâu đời và vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay. Dưới góc nhìn Đông y, xương rồng mọng nước, tính hàn, vị hơi đắng công dụng là giải độc, thanh nhiệt, hoạt huyết.

Khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu và tìm thấy trong xương rồng có các hợp chất taraxerol, euphorbol… tác dụng tốt trong việc kháng viêm kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng tấy.

Tuy nhiên xương rồng có hơn 2000 giống khác nhau nhưng chỉ xương rồng ba chia mới thực sự có khả năng chữa  bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Người bệnh cần cẩn trọng khi lựa chọn, bởi một số loại xương rồng chứa độc tố có thể gây nguy hiểm nếu áp dụng sai cách.

7 bài thuốc chữa gai cột sống bằng cây xương rồng

Những cách dùng xương rồng chữa bệnh gai cột sống dưới đây có ưu điểm chung là đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh có thể làm tại nhà nhiều lần mỗi ngày, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Đắp bẹ xương rồng

Chuẩn bị: 3 nhánh xương rồng bẹ, chọn những bẹ to, mướt và 1 nắm muối hạt.
Thực hiện:

  • Cắt bỏ hết phần gai xương rồng rồi lấy dao gọt sạch vỏ
  • Ngâm thịt xương rồng cùng ít muối ăn
  • Rửa sạch để khô rồi bọc vào giấy bạc nướng tầm 10 phút, trở đều để xương rồng chín cả 2 mặt.
  • Dùng chiếc khăn mỏng bọc bẹ xương rồng bên trong rồi chườm vào chỗ đau
  • Chườm đến khi nguội thì bạn có thể nướng lại xương rồng để chườm tiếp.
  • Bài thuốc này giúp máu vùng cột sống có gai xương lưu thông tốt hơn, giảm những cơn đau nhức và giảm tắc nghẽn mạch máu.

Xương rồng và ngải cứu

Cắt sạch gai và vỏ xương rồng trước khi sử dụng để tránh độc tố
Cắt sạch gai và vỏ xương rồng trước khi sử dụng để tránh độc tố

Chuẩn bị: 2 bẹ xương rồng, lá ngải cứu, tơ hồng….
Thực hiện:

  • Gọt bỏ gai và vỏ xương rồng sau đó rửa sạch tương tự bài thuốc bên trên.
  • Các nguyên liệu còn lại rửa và ngâm muối để loại bỏ tạp chất.
  • Cho tất cả các nguyên liệu lên chảo sao vàng, thấy có mùi thơm là được.
  • Đắp hỗn hợp thu được lên vùng bị đau, nếu chịu nóng tốt có thể đắp trực tiếp, nếu không chịu được nóng thì bọc qua lớp khăn.
  • Làm đều đặn 10 ngày những cơn đau do gai cột sống sẽ được đẩy lùi.

Xương rồng và muối hạt

Chuẩn bị: 3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối hạt
Thực hiện:

  • Loại bỏ hết phần gai xương và vỏ xương rồng sau đó ngâm rửa sạch.
  • Dùng chày đập dập xương rồng cùng muối ăn
  • Cho hỗn hợp vào chảo làm nóng lên
  • Người bệnh nằm sấp, có thể kê một chiếc gối mỏng ở vùng eo để nằm thoải mái hơn sau đó đắp hỗn hợp thu được lên vùng cột sống bị đau
  • Chú ý không dùng khi xương rồng còn quá nóng tránh bị bỏng da.
  • Sự kết hợp giữa các hoạt chất có trong xương rồng và muối giúp sát khuẩn, kháng viêm, cải thiện nhanh triệu chứng bệnh.

Xương rồng và lá lốt

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, muối hạt, 2 nhánh xương rồng.
Thực hiện:

  • Xương rồng chọn nhánh to khỏe, làm sạch gai và vỏ sau đó ngâm cùng muối để bớt nhựa.
  • Lá lốt rửa sạch rồi cho xương rồng vào giã nát.
  • Bọc hỗn hợp thu được vào một lớp vải rồi chườm lên vùng cột sống cần điều trị.
  • Người bệnh nằm thư giãn 20 – 30 phút để các hoạt chất từ vị thuốc ngấm đều vào da.
  • Có thể thực hiện nhiều lần mỗi ngày, liên tục 1 tuần để đạt hiệu quả mong muốn.

Xương rồng và cây cỏ xước

Chuẩn bị: 3 – 5 nhánh xương rồng, 1 nắm cỏ xước
Thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên làm sạch, ngâm nước muối
  • Giã nát xương rồng và cỏ xước rồi đắp lên vùng cột sống đang đau nhức
  • Để nguyên 10 – 20 phút cho thuốc phát huy tác dụng.
  • Rửa sạch da lại với nước ấm

Uống nước ép xương rồng

Nước ép xương rồng rất tốt cho người bị gai cột sống
Nước ép xương rồng rất tốt cho người bị gai cột sống

Chuẩn bị: 10 nhánh xương rồng tươi, chọn nhánh non
Thực hiện:

  • Làm sạch xương rồng để loại bỏ hết độc tố
  • Thái nhỏ xương rồng rồi cho vào ép hoặc giã nát vắt lấy nước bỏ bã
  • Thêm chút đường hoặc muối tùy khẩu vị của người bệnh
  • Mỗi ngày uống khoảng 20ml nước ép nguyên chất

Xương rồng chế biến thành món ăn

Xương rồng luộc

Chuẩn bị: 5 nhánh xương rồng non
Thực hiện:

  • Làm sạch xương rồng tương tự các bài thuốc trên
  • Thái xương rồng thành miếng nhỏ vừa ăn
  • Nấu sôi nước thêm một ít muối rồi thả xương rồng vào luộc chín
  • Thấy xương rồng ngả màu đậm hơn nghĩa là đã chín thì vớt ra để ráo nước
  • Có thể chấm cùng muối vừng để làm tăng hương vị cho món ăn
  • Dùng 5 ngày liên tục bạn sẽ thấy cơn đau cột sống giảm đi đáng kể.

Xương rồng hầm cá lóc

Cá lóc hầm xương rồng vừa ngon vừa bổ dưỡng
Cá lóc hầm xương rồng vừa ngon vừa bổ dưỡng

Chuẩn bị: 1 con cá lóc (cá quả), 3 nhánh xương rồng ba chia chọn nhánh non.
Thực hiện:

  • Làm sạch vỏ và gai xương rồng sau đó thái nhỏ, bóp cùng muối trắng thật kỹ để loại bỏ nhựa, giảm vị đắng.
  • Cá đánh bỏ vảy bỏ ruột rồi xát chút rượu cho đỡ tanh, khía cá thành những lát đều nhau cho nhanh chín và đẹp mắt.
  • Cho cá vào nồi, thêm xương rồng, đổ ngập nước và đun nhỏ lửa cho tới khi cá chín.
  • Sử dụng liên tục một tuần để thấy hiệu quả chữa bệnh.
  • Chú ý: món này không nên nêm gia vị để đảm bảo hiệu quả.

Những lưu ý khi dùng xương rồng chữa gai cột sống

Mặc dù khá lành tính và hiệu quả, chữa bệnh tốt nhưng khi dùng xương rồng bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Chọn đúng loại xương rồng có khả năng chữa bệnh là xương rồng ba chia
  • Khi chế biến xương rồng hãy chú ý gai xương rồng sắc nhọn dễ đâm vào tay gây chảy máu, nhiễm trùng.
  • Nếu chưa từng dùng xương rồng, bạn nên thử với liều lượng nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể. Nếu không dị ứng sẽ tăng liều lượng ở những lần sau.
  • Nếu áp dụng bài thuốc mà thấy cơn đau tăng lên hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì nên dừng lại để tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
  • Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên bài thuốc sẽ có tác dụng chậm hơn các loại thuốc tây, người bệnh cần kiên trì.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng độ nhờn cho sụn khớp, hạn chế tình trạng đau do khô khớp, cứng khớp.
  • Chú ý các tư thế chuẩn khi ngồi, đứng, mang vác đồ tránh tạo áp lực thêm lên vùng cột sống đang bị đau.
  • Bổ sung thêm canxi để nuôi dưỡng xương và kích thích tái tạo vùng cột sống tổn thương.
  • Có chế độ ăn uống đa dạng chất dinh dưỡng.
  • Làm việc kết hợp nghỉ ngơi điều độ, tuyệt đối không để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cơn đau tăng lên.
  • Người bệnh có thể tập luyện một môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga …. Vừa giúp tinh thần thoải mái lại giảm những cơn đau nhức khó chịu.
  • Thăm khám chuyên khoa theo định kỳ để nắm được tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Những cách chữa bệnh gai cột sống bằng cây xương rồng bên trên có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm là nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, bệnh giai đoạn nhẹ áp dụng sẽ hiệu quả hơn nhiều. Trường hợp mắc gai cột sống nặng, mãn tính thì cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để rút ngắn thời gian điều trị.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan