Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia khoa Xương khớp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những cách chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả, được áp dụng phổ biến hiện nay. Với mỗi mức độ, nguyên nhân gây bệnh sẽ được áp dụng cách chữa phù hợp nhất.

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống tại nhà

Đối với trường hợp thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng xương khớp.

Chườm nóng, chườm lạnh

Phương pháp này giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Chuyên gia hướng dẫn người bệnh chườm đá khi cơn đau bùng phát, sau đó chườm nóng để cải thiện lưu thông máu, giảm giãn cơ và khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục.

Lưu ý, sử dụng túi chườm chất lượng tốt, tránh nguy cơ bỏng da. Đồng thời, người bệnh điều chỉnh thời gian chườm phù hợp. Thông thường, chườm lạnh được khuyến nghị thực hiện trong 15 - 20 phút và chườm nóng trong 10 - 15 phút.

Áp dụng bài thuốc dân gian

Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc trị thoái hóa cột sống đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt sử dụng nguyên liệu tự nhiên rất lành tính.

  • Dùng lá ngải: Rửa sạch 1 nắm lá ngải, sau đó cho vào chảo sao nóng với 1 thìa muối. Bọc hỗn hợp trên vào mảnh vải sạch, sau đó chườm lên vùng cột sống thoái hóa khoảng 15 phút mỗi ngày.
  • Lá lốt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, đem rửa sạch và giãn nát. Đắp hỗn hợp trên lên vị trí thoái hóa, 15 phút sau rửa sạch lại với nước.
  • Dùng bột quế và mật ong: Trộn 1 thìa bột quế với 2 thìa mật ong, thêm 250ml nước ấm và khuấy đều. Mỗi ngày uống 2 cốc bột quế mật ong sẽ giúp tăng cường đề kháng, chắc xương, giảm đau và thúc đẩy cột sống bình phục.

cach-chua-dieu-tri-benh-thoai-hoa-cot-song
Dùng quế và mật ong giúp chắc xương, giảm đau và thúc đẩy cột sống bình phục

Các bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

Tập luyện thể dục thể thao giúp hệ thống khớp linh hoạt và dẻo dai hơn. Một số bài tập giúp kéo giãn cột sống, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả bao gồm:

  • Bài tập co giãn cơ lưng: Chống 2 tay xuống mặt sàng, đầu gối đặt vuông góc 2 đùi và tay để tạo tư thế bò. Hạ vai trái xuống thấp, giữ nguyên vị trí vai phải. Giữ tư thế này trong 1 phút và quay lại tư thế ban đầu, tiếp theo đổi động tác sang tay còn lại.
  • Bài tập với bóng yoga: Người bệnh nằm ngửa lên quả bóng yoga, đặt cả 2 chân lên và nâng cao phần hông để tạo đường thẳng từ chân đến bụng. Gập đầu gối lại tạo góc vuông giữa đùi và bắp chân, giữ tư thế này 30 giây và quay lại tư thế ban đầu, tiếp theo đổi động tác sang chân còn lại.
  • Bài tập yoga tư thế sát tường: Người bệnh nằm ngửa trên mặt sàn, áp sát mông vào tường. Tiếp theo gác chân lên tường tạo với thân trên một góc 90 độ. Hai tay để xuôi, hịt thở chậm rãi và giữ tư thế này khoảng 5 - 10 phút.

Lưu ý, người bị thoái hóa cột sống tuyệt đối không chọn các bài tập yêu cầu di chuyển nhiều hoặc bài tập nặng như: Điền kinh, bóng chuyền, tập tạ,... Bởi bài tập này khiến cột sống chịu nhiều áp lực và khiến tình trạng thoái hóa nặng hơn.

Điều trị bằng Tây y

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng Tây y như sau:

Sử dụng thuốc

Đối với trường hợp thoái hóa cột sống mức độ nhẹ và trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không có steroid: Gồm ibuprofen, naproxen,... có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thận, tim mạch và dạ dày.
  • Thuốc giảm đau chứa Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, thường được sử dụng trong trường hợp đau nhức dữ dội. Liệu trình sử dụng thuốc ngắn hạn bởi thuốc tiềm ẩn tác dụng phụ gây nhiễm trùng, suy nhược cơ thể, suy giảm đề kháng.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này có tác dụng khắc phục tình trạng cơ co cứng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc giãn cơ chỉ mang tính tạm thời.
  • Thuốc tiêm: Nếu thoái hóa cột sống kèm viêm nhiễm hoặc đau cứng khớp nghiêm trọng, người bệnh được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc Hydrocortisone, acetat,... vào màng cứng để giảm đau và chống viêm.
  • Thực phẩm chức năng: Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamine, Peptan, Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) giúp giảm đau, hạn chế tình trạng tê bì, kích thích tổng hợp sụn khớp, thúc đẩy hình thành mô liên kết xương. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa cột sống.

Vật lý trị liệu

Thoái hóa cột sống có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Cụ thể, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng máy móc hiện đại tác động vào sâu từng mô mềm nhằm tăng tuần hoàn máu, giải phóng chèn ép, giảm căng thẳng cơ bắp và nâng cao sự linh hoạt cho cột sống.

Các loại máy móc được sử dụng phổ biến gồm: Máy hồng ngoại, siêu âm điện xung, sóng cao tần, laser, hồng ngoại,... Ngoài ra còn kết hợp cùng các bài tập kéo giãn và uốn cong cột sống để tăng hiệu quả trị bệnh.

cach-chua-dieu-tri-benh-thoai-hoa-cot-song
Thoái hóa cột sống có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định trong trường hợp thoái hóa cột sống ở mức nặng, cụ thể như sau:

  • Người bệnh không đáp ứng phác đồ điều trị nội khoa.
  • Thoái hóa cột sống kèm biểu hiện chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
  • Thoái hóa cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương nặng và cần được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật nhằm loại bỏ gai xương ở cột sống, thay thế đĩa đệm, cắt chéo thân đốt sống,... Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ dùng thiết bị mổ nội soi chuyên dụng để can thiệp cấu trúc cột sống. Sau đó tiến hành loại bỏ vùng bị viêm nhiễm, tổn thương.
  • Phẫu thuật mổ mở: Bác sĩ can thiệp mổ hở tại vị trí cột sống thoái hóa. Tiếp theo sắp xếp lại, đồng thời khắc phục tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.

Những rủi ro khi phẫu thuật thoái hóa cột sống gồm: Đột quỵ, tổn thương não, buồn nôn, ớn lạnh, rối loạn đông máu, nhiễm trùng,...

Trên thực tế, phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng. Bởi biến chứng sau mổ cột sống rất khó lượng và khó hồi phục. Ngoài ra, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được phương pháp này như: Phụ nữ có thai, người cao tuổi, người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, người có thể trạng yếu,...

Điều trị bằng bài đông y

Các bài thuốc Đông y tác động vào căn nguyên của bệnh, giúp bồi xương khớp, can thận,... giúp điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Một số bài thuốc Đông y được thầy thuốc chỉ định phổ biến như:

Bài thuốc trị thoái hóa do phong hàn

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Cát căn, bạch thược, quy đầu, xương truật, mộc qua, sinh khương, xuyên khung, táo, tam thất, cam thảo.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc nước, khi nước thuốc cạn còn ⅓ thì tắt bếp và chắt ra uống trong ngày.

Bài thuốc trị thoái hóa cột sống do khí trệ huyết ứ:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Hồng hoa, chi tử, đào nhân, xuyên khung, uy linh tiên, huyền hồ, quy đầu.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, sắc với 500ml nước. Đợi nước sôi, cạn còn 200ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống.

Bài thuốc chữa thoái hóa do hàn đờm

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Đẳng sâm, bạch linh, tế tân, phong long, trần bì, đẳng sâm, khương hoạt, cam thảo, cốt toái bổ, bạch truật.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm nước, sắc khi nước thuốc cạn còn một nửa thì tắt bếp và chắt ra uống trong ngày.

cach-chua-dieu-tri-benh-thoai-hoa-cot-song
Các bài thuốc Đông y giúp bồi xương khớp, can thận

Dược liệu chữa bệnh

Các dược liệu tự nhiên được Y học cổ truyền và Y học hiện đại đánh giá cao trong hiệu quả trị bệnh thoái hóa cột sống gồm:

Cây thiên niên kiện

Y học cổ truyền ghi chép cây thiên niên kiện có tính ấm, vị cay, mang tác dụng trừ phong thấp và bổ gân cốt. Dược liệu được ứng dụng trong điều trị các bệnh như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi lưng,...

Theo nghiên cứu Y học, trong thành phần cây đỗ trọng có chứa các hoạt chất tốt cho xương khớp như  l-linalol, a-terpinen, sabinen, terpineol, a-terpinen, limonen, aldehyd propionic,... giúp giảm đau do thoái hóa và kích thích sản sinh mô sụn khớp, thúc đẩy chữa lành thương tổn do thoái hóa cột sống gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thiên niên kiện đem rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Giã nát thiên niên kiện, sau đó dùng bã đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị thoái hóa.
  • Đắp trông 30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 - 2 lần để thấy hiệu quả trị bệnh rõ rệt.

cach-chua-dieu-tri-benh-thoai-hoa-cot-song
Cây thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp và bổ gân cốt

Dây đau xương

Dây đau xương là dược liệu có công dụng trừ thấp, khu phong và làm mạnh gân cốt. Vậy nên dược liệu được ứng dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau mỏi vai gáy,...

Nghiên cứu Y học hiện đại cũng tìm thất lượng lớn chất kháng viêm, giảm đau alkaloid trong dây đau xương. Đặc biệt, các thành phần khác như Dinorditerpen Glucosid có tác dụng ức chế hệ thần kinh, mang tác dụng giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cây dây đau xương và 1 lít rượu trắng.
  • Cho dược liệu ngâm nước muối loãng 5 phút, sau đó rửa sạch với nước.
  • Giã nát lá, sau đó chắt nước cốt và trộn cùng rượu trắng.
  • Uống trực tiếp hỗn hợp nước trên, đồng thời bôi lên cột sống thoái hóa để tăng hiệu quả trị bệnh.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Châm cứu, bấm huyệt tác động trực tiếp lên dây thần kinh, các bó cơ và hệ thống kinh lạc, nhờ đó mang đến những công dụng như:

  • Kích thích tăng sinh endorphin giúp giảm đau.
  • Thúc đẩy cơ thể tự làm lành thương tổn và giúp xương dẻo dai.
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động, ngăn ngừa thoái hóa cột sống tiến triển nặng hơn.

Đặc biệt, phương pháp này không dùng thuốc hay đụng chạm dao kéo phẫu thuật nên rất an toàn, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Một số huyệt đạo được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa cột sống gồm: Huyệt Phong Trì, huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Bách Hội, huyệt Đại Trường Du, huyệt Thận Du, huyệt Đốc Du, huyệt Hoàn Khiêu,...

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, chuyên gia xây dựng các nguyên tắc châm cứu, bấm huyệt như sau:

  • Không tác động vào huyệt đạo trong trạng thái quá no hoặc quá đói.
  • Thời gian xoa bóp huyệt đạo trị bệnh từ 15 - 20 phút/lần/ngày.
  • Điều chỉnh lực đạo tác động vừa phải, không bấm quá mạnh sẽ làm tổn thương tổ chức dưới da, nhưng không bấm quá nhẹ sẽ làm giảm khả năng trị bệnh.
  • Xác định đúng vị trí huyệt đạo cần tác động, đồng thời kết hợp các huyệt đúng theo hướng dẫn.
  • Không tác động lên vùng huyệt đạo đang bị sưng tấy, có vết thương hở.
  • Đảm bảo sát trùng, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình châm cứu, bấm huyệt trị bệnh.
  • Trong quá trình bấm huyệt trị bệnh, nếu người bệnh xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần ngừng ngay và thông báo cho bác sĩ xử lý kịp thời.

Trên đây là thông tin về các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống. Tùy từng mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cụ thể nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy nên, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được xây dựng phác độ phù hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan