Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Thời điểm phát hiện và điều trị càng muộn thì tỷ lệ phục hồi chức năng càng thấp. Bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ mất đi khả năng lao động vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị là điều vô cùng quan trọng. Thông tin chi tiết về bệnh sẽ được gửi tới độc giả thông qua bài viết sau đây.

Thoái hóa cột sống lưng là gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người cao tuổi. Cột sống là bộ phận nối từ phần hộp sọ cho đến xương chậu, có cấu tạo hình chữ S với vai trò bảo vệ, nâng đỡ cơ thể. Trong đó, cấu thành lên chiều dài cột sống chính là các đốt sống được ngăn cách nhau bởi đĩa đệm. Khi con người hoạt động, các cơ quan này phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp phân tán lực, phản xạ như chiếc “lò xo” để giảm áp lực lên các cơ quan khác. 

Thoái hóa cột sống thắt lưng là "thủ phạm" gây ra các cơn đau nhức ở người già
Thoái hóa cột sống thắt lưng là “thủ phạm” gây ra các cơn đau nhức ở người già

Trước sự tấn công của  quá trình lão hóa, các lớp sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch, đĩa đệm trở nên yếu dần, mất đi tính đàn hồi và độ nhầy cần thiết từ đó dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng. Được nhận định là căn bệnh mãn tính, thoái hóa cột sống lưng gây nên những cơn đau nhức và tổn thương rất khó phục hồi. 

Vùng thắt lưng đóng vai trò đặc biệt trong quá trình sinh hoạt, luyện tập và làm việc nên có nguy cơ lão hóa, tổn thương cao hơn các bộ phận khác. Dựa trên mức độ biểu hiện bệnh, thoái hóa cột sống lưng được chia thành thể cấp và mãn tính:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng cấp tính: Cơn đau xuất hiện bất chợt, có thể đau nhói hoặc âm ỉ kéo dài trong khoảng dưới 4 tháng. Bệnh thường khởi phát ở vùng thắt lưng sau đó lan xuống đùi và khớp gối. Người bệnh có cảm giác đau hơn khi cử động mạnh hoặc đột ngột thay đổi tư thế.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng mãn tính: Các cơn đau kéo dài dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau nhức xương khớp kèm theo tê bì chân tay, cơ cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc cử động mạnh. Phần xương cột sống có dấu hiệu biến dạng. Người bệnh không có khả năng hoạt động liên tục.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng

Những cơn đau nhức vùng thắt lưng là dấu hiệu đại diện cho căn bệnh này. Tuy nhiên, không ít người chủ quan trước những cơn đau giai đoạn đầu, không điều trị đúng cách dẫn tới nhiều tổn thương nghiêm trọng. Để kịp thời nhận biết và khắc phục, người bệnh không nên bỏ quan các biểu hiện bất thường như:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức khi gập người
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức khi gập người
  • Đau vùng thắt lưng hoặc lưng dưới khi cúi gập người hoặc sau mỗi sáng ngủ dậy. Mức độ các cơn đau tăng dần và có xu hướng kéo dài âm ỉ.
  • Xương khớp kêu lục khục mỗi khi hoạt động. Tuy không mang lại cảm giác đau nhức nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo tổn thương sụn khớp và chất nhầy.
  • Tổn thương đĩa đệm phần lưng, sự lão hóa khiến cho lớp vòng bao xơ bên ngoài bị rách, kéo theo sự giải thoát lớp nhân nhầy bên trong, chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống.
  • Cấu trúc cột sống bị ảnh hưởng do sự xuất hiện của gai cột sống ngực.
  • Đau nhức phần đầu gối, đặc biệt khi vận động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
  • Ngạnh xương khớp nhô ra bên ngoài ảnh hưởng xấu tới vị trí cột sống.

Nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống lưng khởi phát

80% trường hợp được chẩn đoán mắc thoái hóa cột thắt lưng là người đang bước vào giai đoạn lão hóa ở tuổi 60. Tuy nhiên, với những thói quen sống thiếu khoa học, chế độ luyện tập không hợp lý…đã khiến cho tốc độ lão hóa xương khớp nhanh chóng “trẻ hóa”. Các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra những nguyên nhân gây bệnh phổ biến sau đây:

  • Quy trình lão hóa: Đây là kết quả của một quá trình lão hóa kéo dài suốt nhiều năm. Lão hóa sẽ khiến cơ thể con người giảm dần khả năng tái tạo sụn khớp, hấp thụ hoặc tổng hợp canxi cho việc phục hồi tổn thương xương khớp. Thêm vào đó, liên kết dây chằng giảm dần, chất nhầy đĩa đệm chống đỡ giữa các đốt sống mất đi độ ẩm cần thiết, xương khớp ma sát trực tiếp vào nhau sẽ tạo áp lực gây nguy cơ mắc thoái hóa cột sống lưng cao.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Việc lạm dụng chất kích thích và đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ có thể dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng mỡ máu chèn ép hoạt động cung cấp dưỡng chất tới các chi, gout, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
  • Thói quen làm việc: Ngồi một chỗ quá lâu hoặc làm việc nặng trong thời gian dài cũng là nguy cơ dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng. Thói quen làm việc sai tư thế dẫn tới biến dạng xương khớp, tổn thương đến cấu trúc cột sống.
  • Chấn thương: Ngoài các nguyên nhân gây bệnh mang tính chủ quan, người bệnh cần chú trọng đến sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Tai nạn trong quá trình làm việc hoặc hoạt động hằng ngày có thể dẫn tới tổn thương, đứt gãy các bộ phận trong cấu trúc cột sống. Từ đó dẫn tới bệnh lý xương khớp.

Những đối tượng nào dễ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng?

Mặc dù thoái hóa thường khởi phát ở đối tượng 40 – 60 tuổi, đang trong quá trình lão hóa. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nhóm còn lại:

  • Người béo phì: Những người có chỉ số cân nặng mất cân bằng hoặc thừa cân quá nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ mắc thoái hóa cao hơn. Lượng mỡ thừa bên trong cơ thể sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc hoạt động, luyện tập, làm việc, ngăn cản quá trình lưu thông máu nên dẫn tới giảm sức mạnh tại các chi.
  • Người có thói quen lạm dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, là những nguyên nhân hàng đầu khiến hệ miễn dịch và hệ cơ quan bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn ở người có thói quen lạm dụng các chất kích thích.
  • Dân văn phòng: Không chỉ những người lao động nặng, người phải làm việc thường xuyên trong tình trạng ngồi quá lâu, phải đi giày cao gót có nguy cơ mắc lệch cột sống, đau nhức cẳng chân thậm chí thoát vị đĩa đệm.
  • Người lao động nặng: Những người thường xuyên phải làm công việc nặng nhọc, mang vác, hoặc thường xuyên di chuyển mà không có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ dễ bị tổn thương cột sống lưng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không? Các biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính và rất khó điều trị. Đa số các trường hợp đều được phát hiện khi đã chuyển sang thể mãn. Sự chèn ép và áp lực dồn lên các dây thần kinh và tủy sống có thể gây ra các tổn thương không thể phục hồi. Một số biến chứng phổ biến mà người bệnh sẽ phải đối mặt bao gồm:

Tổn thương gây ra do thoát vị hoặc làm việc sai tư thế, chấn thương có thể dẫn tới vẹo cột sống.
Tổn thương gây ra do thoát vị hoặc làm việc sai tư thế, chấn thương có thể dẫn tới vẹo cột sống.
  • Vẹo cột sống: Tổn thương gây ra do thoát vị hoặc làm việc sai tư thế, chấn thương có thể dẫn tới vẹo cột sống. Điều này sẽ khiến người bệnh bị biến đổi dáng đi, gù lưng và thường khó để khôi phục lại như ban đầu.
  • Teo các chi: Các chất dinh dưỡng cùng với máu không thể lưu thông trơn tru tới các chi lâu ngày sẽ dẫn tới giảm đi sức mạnh cơ bắp, chân tay teo dần, gây bại liệt.
  • Rối loạn cơ tròn: Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nghiêm trọng sẽ gây tổn thương cho dây thần kinh và đặc biệt là cơ tròn, gây nên hiện tượng tiểu rắt, đại tiện không kiểm soát (hội chứng đuôi ngựa).

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả nhất

Bị thoái hóa cột sống lưng hoàn toàn có thể khắc phục tới 90% nếu người bệnh kịp thời phát hiện và áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp. Không để thoái hóa chuyển sang thể mãn. Dưới đây là một số giải pháp được nhiều người tin chọn nhất:

Thuốc chữa thoái hóa đĩa đệm

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thường bao gồm các sản phẩm như:

Sử dụng thuốc giảm đau cho tác dụng nhanh
Sử dụng thuốc giảm đau cho tác dụng nhanh
  • Thuốc giảm đau: Để giảm nhanh các biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài những loại thuốc có tác dụng kháng viêm giảm đau, các chuyên gia sẽ dựa theo thể bệnh và thể trạng để đưa ra phác đồ phù hợp. Nếu thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, bạn có thể tham khảo sản phẩm giãn cơ vân hoặc vitamin B. Trường hợp đau nhức mãn tính sẽ được tiến hành tiêm corticoid ngoài màng cứng.
  • Thực phẩm chức năng: Những dưỡng chất có lợi trong các sản phẩm này giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện cảm giác đau nhức, tê mỏi chân tay đồng thời bổ sung canxi cho cơ thể, kích thích tái tạo sụn khớp, tăng cường chất nhầy và liên kết dây chằng. Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần chứa một số hoạt chất như glucosamin, canxi, vitamin C, B, sụn cá mập, collagen type 2, chondroitin…
  • Phẫu thuật điều trị thoái hóa: Trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng nghiêm trọng sẽ được xem xét để tiến hành phẫu thuật. Với công nghệ y học phát triển, các phương pháp ngày càng hạn chế việc xâm lấn, ít gây đau đớn và hồi phục nhanh. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu tài chính, cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài tập

Người bệnh nên lựa chọn các hình thức luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng cơ thể:

Luyện tập yoga giúp phục hồi tổn thương
Luyện tập yoga giúp phục hồi tổn thương
  • Đi bộ: Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể đi bộ không là thắc mắc của không ít độc giả. Trái ngược với những nghi ngờ đặt ra, việc đi bộ thường xuyên, đúng cách, duy trì đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cột sống và tăng cường sự dẻo dai cơ thể.
  • Đạp xe: Tương tự với đi bộ, đạp xe giúp cho lưng ở tư thế thẳng, cơ bắp chân và tay hoạt động nhịp nhàng.
  • Yoga: Rất nhiều bài tập trong bộ môn yoga giúp bạn thư giãn xương khớp, rèn luyện sự uyển chuyển, kéo giãn phần lưng, đẩy lùi quá trình lão hóa của cơ thể.

Cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà

Mặc dù không thể điều trị tận gốc hay phục hồi tổn thương sụn khớp, nhưng việc áp dụng các mẹo dân gian sẽ giúp người bệnh đẩy lùi nỗi lo về tác dụng phụ và giảm đau tại chỗ.

  • Sử dụng lá ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu, đem xay nhuyễn lấy nước cốt. Sau đó hòa lẫn phần nước thu được với 2 thìa mật ong và 100ml nước nóng, khuấy đều để hỗn hợp tan đều vào nhau. Dùng uống ngày 2 lần, vị cay nóng và hàm lượng aspirin trong lá ngải cứu sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa từ cây mật gấu: Người bệnh chuẩn bị từ 10 – 20 lá mật gấu, đem rửa sạch sau đó xay nhuyễn. Khi lọc sạch phần bã, giữ lại phần nước cốt, trộn đều với 1 lon bia. Chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng.
  • Cách chữa thoái hóa bằng lá lốt: Sau khi rửa sạch khoảng 10g lá lốt, bạn đem thái nhỏ, để ráo nước. Chuẩn bị 1 lít rượu trắng và đem ngâm chung với phần nguyên liệu đã sơ chế. Để tinh chất trong lá lốt thấm vào rượu, bạn cần để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Sau khoảng 2 – 3 tháng, có thể lấy ra để thoa lên vùng đau nhức mỗi ngày.

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bạn nên đặc biệt chú ý tới việc phòng tránh để giúp hạn chế nguy cơ trẻ hóa của bệnh, đồng thời giúp đẩy nhanh hiệu quả phục hồi.

Nên thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm
Nên thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm
  • Thiết lập chế độ luyện tập thể dục với tần suất hợp lý. Lựa chọn bộ môn phù hợp với bản thân.
  • Sử dụng đồ ăn chứa nhiều canxi, các loại vitamin và chất xơ. Đồng thời tránh xa thực phẩm có hại như đồ ăn cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Tránh làm việc nặng trong thời gian dài. Duy trì thời gian nghỉ ngơi khoa học. Nếu làm việc trong môi trường văn phòng, bạn có thể đi lại khoảng 5 phút sau mỗi 3 tiếng ngồi trước máy tính.
  • Luôn giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi làm việc, học tập hoặc luyện tập.
  • Chủ động thăm khám thường xuyên nếu phát hiện các cơn đau bất thường tại vùng thắt lưng.

Hy vọng rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp trên đây đã giúp độc giả có thêm hành trang trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh thái hóa cột sống thắt lưng.

Câu hỏi thường gặp
“Thoái hóa cột sống có châm cứu được không” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân trên hành trình tìm hiểu về liệu pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc. Trong bài viết này, tacpchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về liệu pháp châm cứu, mời bạn đọc theo dõi. Thoái...
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Hiểu đúng mức độ nguy hiểm và cách điều trị sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan hoặc điều trị sai cách. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông...
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tập luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình loại bỏ bệnh thóa hóa cột sống. Tuy nhiên tập luyện như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không?...
Như chúng ta đều biết tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Tập như thế nào cho đúng? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ sau đây. Người bị thoái hóa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan