Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm khớp là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm của không chỉ bộ phận sụn khớp mà còn ở một số cấu trúc liên quan như dây chằng, xương dưới sụn hoặc gân cốt. Biến dạng khớp, teo cơ hoặc bại liệt là những biến chứng thường gặp đòi hỏi người bệnh cần chủ động phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn đọc những kiến thức đầy đủ nhất về căn bệnh này.

Bệnh viêm khớp là gì?

Viêm khớp là căn bệnh phổ biến xảy ra ở lứa tuổi trên 65. Tổn thương do viêm khớp gây ra có thể ảnh hưởng ở một hoặc nhiều bộ phận liên quan như viêm khớp gối, viêm khớp vai hoặc viêm khớp cổ tay. Ngoài những cơn đau nhức xương khớp, bệnh còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và khả năng vận động.

Nếu chủ quan trọng phát hiện và điều trị, cơ hội chữa khỏi và phục hồi lại tổn thương xương khớp càng nhỏ. Người bệnh có thể phải sống lệ thuộc vào thuốc hoặc đối mặt với các biện pháp phẫu thuật với chi phí đắt đỏ.

Phân biệt các loại viêm khớp

Hiện nay, có tới hơn 200 loại viêm khớp với các biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Một số trường hợp ít phổ biến hơn, có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Nhằm giúp người bệnh dễ dàng đưa ra những chẩn đoán lâm sàng chính xác, các chuyên gia đã dựa theo các nguyên nhân và triệu chứng để chia bệnh viêm khớp thành các nhóm chính như sau:

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh chủ yếu khởi phát ở nhóm người trung niên, từ 40 – 50 tuổi và đang có tốc độ lão hóa nhanh. Viêm khớp dạng thấp (RA) có xu hướng khởi phát ở cả hai bên của cơ thể, nếu như bệnh xuất hiện ở một khớp tay (trái hoặc phải) hoặc chân  (trái hoặc phải)  thì nguy cơ mắc của phần còn lại là rất cao.

Thời gian đầu, phần màng bảo vệ sụn khớp sẽ bị tấn công, bào mòn và nhanh chóng gây viêm các khớp, thậm chí khiến gãy xương, biến dạng khớp. Được đánh giá là căn bệnh dạng tự miễn nên phương pháp điều trị tốt nhất là kịp thời phát hiện và làm chậm quá trình tổn thương của sụn khớp.

viem khop
Viêm khớp dạng thấp xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi

Bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hằng ngày. Khi lớp đệm sụn dần mất đi dưới tác động của bệnh, các khớp xương sẽ cọ xát trực tiếp và ma sát với áp lực lớn vào nhau, dẫn tới đau nhức, biến dạng, khó cử động hoặc phát ra tiếng kêu lục khục khi cử động mạnh.

Ngoài ra, người bệnh thuộc nhóm trên 50 còn phải đối mặt với nguy cơ mắc một số loại viêm xương khớp như:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp cơ học

Viêm khớp cơ học hay còn được biết tới với tên gọi thoái hóa khớp. Đây là tình trạng người bệnh mất dần đi lớp sụn đầu khớp xương. Lượng chất khoáng và độ bền của xương sẽ giảm dần, dẫn tới tình trạng đau nhức hoặc nguy cơ loãng xương, thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu chỉ khởi phát ở một bộ phận nhất định thay vì lây lan sang phía đối xứng như với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đau cơ xương khớp mềm

Những cơn đau nhức xương khớp diễn ra ở bên ngoài bộ phận khớp và xương. Lâu dần sẽ dẫn tới nguy cơ xơ hóa.

Đau nhức cột sống

Các cơn đau có thể xuất hiện từ vùng đĩa đệm, cột sống, dây chằng. Bệnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp khiến lớp đệm bị lồi ra, lệch đĩa đệm hoặc gai cột sống.

Bệnh mô liên kết

Người bệnh sẽ mất dần liên kết giữa gân – dây chằng – sụn khớp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng tới làn da, cơ, phổi, thận. Bệnh mô liên kết dưới đây là nguyên nhân dẫn tới viêm khớp: lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, xơ bì cứng…

Viêm khớp truyền nhiễm

Khi các loại vi khuẩn, kí sinh hoặc virus thông qua các vết thương hở, tấn công làm tổn thương khớp. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng khuẩn. Tuy nhiên, càng để lâu khả năng phục hồi càng thấp. Dưới đây là một số dạng vi khuẩn thường gặp:

  • Ngộ độc thực phẩm: Salmonella và Shigella.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Lậu và Chlamydia.
  • Truyền máu: Bệnh truyền nhiễm qua đường máu hoặc viêm gan C.

Bệnh viêm khớp chuyển hóa

Trong quá trình ăn uống và sinh hoạt, việc rối loạn chuyển hóa axit uric có thể dẫn tới việc tích tụ tạo thành các tinh thể trong khớp. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout, ảnh hưởng tới các chi như ngón tay, bàn tay, đầu gối.

viem khop
Viêm khớp chuyển hóa liên quan tới axit uric

Triệu chứng bệnh viêm khớp phổ biến

Mỗi loại viêm khớp sẽ cho các triệu chứng nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết chung sau đây:

  • Đau nhức xương khớp: Lớp đệm sụn khớp mất dần, áp lực và ma sát nâng đỡ sự va chạm giữa các khớp cũng tăng dần khiến người bệnh có cảm giác đau nhói, buốt mỗi khi hoạt động.
  • Cứng khớp: Khô cứng khớp xảy ra do cấu trúc của khớp bị viêm nhiễm, dây chằng xơ hóa. Vào buổi sáng, người bệnh thường có cảm giác cứng khớp, khó cử động với cổ, cột sống hoặc vai – lưng.
  • Sưng khớp: Khi bị sưng khớp, người bệnh thường có cảm giác nóng hoặc căng bóng vùng da bên ngoài.
  • Da có mẩn đỏ ngứa: Đối với trường hợp viêm khớp do vi khuẩn, nhiễm trùng hoặc bệnh lupus ban đỏ, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu ngoài da như: mẩn ngứa, nổi phát ban, đỏ rát da…
  • Khô khớp kèm theo tiếng kêu khi di chuyển: Sụn khớp, chất nhầy và màng bọc xương khớp bị bào mòn sẽ hạn chế chuyển động của người bệnh. Khi hai đầu xương va chạm trực tiếp vào nhau mà không thông qua lớp đệm sẽ phát ra tiếng kêu lục khục, đôi khi đi kèm cảm giác đau nhức.

Nguyên nhân khiến viêm khớp khởi phát

Bệnh viêm khớp thường xảy ra ở đối tượng người lớn tuổi, đã có hiện tượng lão hóa sụn khớp. Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ luyện tập không phù hợp hoặc làm việc sai tư thế trong thời gian dài có thể dẫn tới đẩy nhanh nguy cơ lão hóa, gia tăng nguy cơ trẻ hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng nên tham khảo:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, tốc độ lão hóa diễn ra càng nhanh. Thêm vào đó, khả năng tổng hợp canxi thấp, tốc độ hồi phục chậm đã khiến nhóm bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố di truyền: Viêm khớp có dạng bệnh tự miễn. Chính vì vậy, bệnh hoàn toàn có khả năng di truyền qua các nhiễm sắc thể. Người trong gia đình có bố hoặc mẹ từng bị viêm khớp dạng thấp, gout, lupus ban đỏ sẽ dễ mắc hơn so với nhóm người bình thường.
  • Cân nặng: Béo phì, thừa cân, máu nhiễm mỡ khiến cơ thể chịu đựng sức tải, áp lực quá tải. Các khớp xương tham gia nhiều vào quá trình vận động hằng ngày như khớp háng, cột sống, đầu gối sẽ dễ phải chịu sức ép nhiều hơn, lâu dần dẫn tới nguy cơ mòn yếu cao. Thêm vào đó, lớp mỡ thừa trong cơ thể vô tình chèn ép lên dây thần kinh vận chuyển máu, dinh dưỡng dẫn tới các cử động chân tay yếu ớt, không thể vận động liên tục trong thời gian dài.
  • Đặc điểm nghề nghiệp: Người thường xuyên mang vác nặng, ngồi một tư thế quá lâu hoặc thường xuyên phải mang giày cao gót về lâu dài sẽ có khả năng bị biến dạng khớp hoặc lệch cột sống. Những hoạt động này thường xuyên lặp lại còn ảnh hưởng tới khớp gối, mắt cá chân, vùng cổ. Hầu hết nhóm người này thường có tốc độ lão hóa cao hơn, bệnh có thể khởi phát trước tuổi 50.
  • Hút thuốc: Chất hóa học độc hại có trong thuốc lá sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động bất thường, đặc biệt ở người có gen di truyền bệnh viêm khớp từ gia đình. Cùng với đó, hút thuốc làm người dùng dễ mắc các bệnh viêm da, nhiễm trùng dẫn tới viêm khớp truyền nhiễm.

viem khop
Đi giày cao gót liên tục trong thời gian dài dễ gây tổn thương khớp xương

Biến chứng của viêm khớp

Viêm khớp lâu ngày sẽ khiến người bệnh gặp phải nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống và khả năng sinh hoạt với những triệu chứng sau:

  • Biến dạng khớp: Thường xảy ra với những trường hợp bị viêm khớp lâu năm. Sự va chạm trực tiếp của sụn khớp gây ra các cơn đau nhức và dẫn tới biến dạng, thay đổi cấu trúc, dính khớp, chủ yếu xảy ra ở ngón tay hoặc bàn tay.
  • Giảm khả năng vận động: Việc đi lại, làm việc bị hạn chế bởi các cơn đau nhức. Thêm vào đó, tổn thương xương khớp có thể lan rộng từ khớp gối, khớp háng và khớp hông khiến các cơ, mô sụn khớp yếu và mất dần.
  • Teo cơ: Sưng khớp, viêm nhiễm lâu ngày dẫn tới chèn ép dây thần kinh cung cấp oxy, máu và chất dinh dưỡng cho các bộ phận. Về lâu dài sẽ dẫn tới mất dần sức lực tại các chi, làm teo cơ, tàn tật, mất hoàn toàn khả năng vận động. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới bại liệt toàn thân hoặc nửa người.
  • Nguy cơ mắc một số bệnh khác: Hiện tượng viêm khớp dạng thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới chèn ép dây thần kinh gây thiếu máu não, rối loạn tiền đình, rối loạn nhịp tim, hở van tim, đột quỵ, huyết áp cao…

Các xét nghiệm viêm khớp

Ngay từ những dấu hiệu bất thường đầu tiên của cơ thể, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để biết được chính xác tình trạng xương khớp, mức độ tổn thương và đề ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số xét nghiệm viêm khớp phổ biến nhất:

Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh viêm khớp thường liên quan trực tiếp tới vận động của cơ thể. Thông qua quan sát thay đổi tư thế, sờ nắn hoặc thử phản xạ các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận mang tính lâm sàng. Viêm khớp thường kéo theo nhiều biểu hiện như đau nhức, biến dạng, kêu khi vận động, sưng viêm hoặc tràn dịch.

viem khop
Bệnh nhân cần được kiểm tra chi tiết để có kết luận chính xác

Chẩn đoán thông qua hình ảnh

  • Chụp X – quang: Khi bị viêm khớp, các khe sẽ có bờ không đồng đều, phần đầu xương đặc có các hốc nhỏ màu sáng hơn. Thêm vào đó, ở nơi tiếp giáp giữa xương – sụn và màng hoạt dịch có mọc các gai xương hình thô hoặc mảnh nhỏ rời ra trong ổ khớp, phần mềm xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng, chụp cắt lớp: Đây là phương pháp hiện đại đòi hỏi chi phí cao nhưng lại cho kết quả nhanh, chính xác. Biện pháp chụp cộng hưởng hoặc cắt lớp phù hợp ứng dụng nhằm phát hiện dịch khớp, gai cột sống…
  • Sinh hóa, làm xét nghiệm máu: Thông qua đánh giá tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu và CRP, các chuyên gia có thể đánh giá tình trạng bệnh, đặc biệt trong trường hợp viêm màng hoạt dịch thứ phát. Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành lấy dịch khớp nếu nghi ngờ sưng viêm.

Chẩn đoán xác định

Theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ, người bệnh mắc viêm khớp thường đáp ứng ít nhất ⅗ yếu tố sau đây:

  • Hình X – quang cho thấy gai xương.
  • Dịch khớp có dấu hiệu thoái hóa, viêm và đặc sánh.
  • Trên 38 tuổi.
  • Cứng khớp kéo dài dưới 30 phút.
  • Kêu lục khục mỗi khi cử động hoặc thay đổi tư thế.

Chẩn đoán phân biệt

Các bác sĩ sẽ thông qua các kết quả thu được để xác định rõ ràng tình trạng mà bạn mắc phải, tránh nguy cơ nhầm lẫn với bệnh lý khác.

  • Viêm khớp dạng thấp: Dịch khớp chứa lượng bạch cầu nhiều bất thường, độ nhớt giảm, máu nhanh lắng, CRP tăng. Hình X – quang cho thấy xuất hiện dấu hiệu bào mòn, giảm chất khoáng ở khe khớp. Người bệnh thường cứng khớp vào buổi sáng, kéo dài hơn 1h.
  • Viêm khớp mô mềm: Người bệnh thường xuất hiện kèm theo các dấu hiệu ngoài da như vảy nến, khô da, bong tróc thành từng mảng, mắt có kết mạc và da nổi mẩn ngứa, phát ban.
  • Bệnh lý dạ dày: Viêm khớp có thể ảnh hướng tới các bộ phận không liên quan, dẫn tới: viêm loét đại tràng, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim…
  • Viên khớp tích tụ tinh thể: Dạng bệnh này chủ yếu diễn ra ở người bệnh tích tụ axit uric trong người suốt thời gian dài, các tinh thể lắng đọng và tồn tại tại sụn khớp, vôi hóa.

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Mốt chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, luyện tập phù hợp có thể giúp bạn nhanh chóng phục hồi, lấy lại sự nhanh nhẹn trong vận động và làm chậm tiến trình lão hóa.

  • Hạn chế thay đổi tư thế quá nhanh hoặc đột ngột.
  • Tránh xa các thực phẩm không tốt cho cơ thể, nhiều dầu mỡ, chất đạm hoặc chất kích thích, gây nghiện.
  • Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, D, canxi, kẽm để thúc đẩy phục hồi tổn thương.
  • Thiết lập chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Không để cơ thể thừa cân quá nhiều, kiểm soát cân nặng.
  • Cải thiện môi trường làm việc, thói quen sinh hoạt đúng khoa học.

Phương pháp điều trị viêm khớp

Vì viêm khớp đến từ sự rối loạn trong hệ miễn dịch cơ thể nên rất khó để điều trị tận gốc. Bệnh nhân cần chủ động phát hiện và điều trị kịp thời, đẩy lùi các biểu hiện bệnh và duy trì chế độ dinh dưỡng để làm chậm quá trình lão hóa, mức độ tổn thương sụn khớp. Một số cách chữa viêm khớp như sau:

Thuốc chữa viêm khớp tốt nhất hiện nay

Thuốc giảm đau

Tùy theo các cấp độ và thể trạng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các sản phẩm khác nhau. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa acetaminophen hoặc paracetamol. Trong trường hợp cần thêm tác dụng kháng viêm, giảm viêm, có thể kết hợp các sản phẩm này với thuốc ở nhóm NSAID.

Trường hợp viêm khớp cấp đau nhức nhiều hoặc mãn tính, không có tác dụng với các loại thuốc đơn thuần, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm steroid ngoài màng cứng hoặc kê đơn opioid. Tuy nhiên, các phương pháp này thường tiềm ẩn nguy cơ nguy cơ gây nghiện hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chảy máu…nên người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và đội ngũ chuyên gia tay nghề cao.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với các loại gel bôi ngoài để giảm đau cấp tốc. Tuy nhiên cần tránh sử dụng với diện tích lớn hoặc toàn thân. Thuốc chỉ phù hợp dùng tại khớp gối, cổ tay, ngón tay, đĩa đệm…

viem khop
Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân tùy theo mức độ bệnh

Thuốc đặc trị chuyên sâu

Thành phần chứa một số dưỡng chất tốt cho sụn khớp như chondroitin sulfat, collagen type II, glucosamine, nhóm bisphosphonate trong trường hợp chẩn đoán loãng xương với nhiều công dụng:

  • Kích thích sản xuất chất nhờn, dịch tại sụn khớp.
  • Giảm đau nhức, khô cứng khớp khi vận động hoặc sau khi ngủ dậy.
  • Ngăn chặn nguy cơ loãng xương, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Khắc phục tổn thương của xương khớp tại các vị trí.
  • Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho xương, tăng cường liên kết dây chằng, gân, đầu các khớp.

Tiêm huyết thanh tươi

Là phương pháp điều trị viêm khớp thế hệ mới, cho hiệu quả lâu dài hơn việc bổ sung dịch nhờn khớp. Trong đó, mỗi lượng huyết thanh tiêm vào cơ thể chứa lượng lớn tiểu cầu tự thân có tác dụng đến hệ miễn dịch, thường được chỉ định dùng trong trường hợp viêm khớp dạng thoái hóa cấp độ I, II, III.

Điều trị ngoại khoa

Đối với người bệnh có dấu hiệu viêm khớp biến chứng dạng nhẹ, có dấu hiệu giảm chất lượng cuộc sống, không đáp ứng điều trị nội khoa bằng thuốc sẽ được xem xét tiến hành điều trị bằng các hình thức phẫu thuật phù hợp. Các phương pháp thường hướng tới kết quả lâu dài, ít xâm lấn và đòi hỏi thời gian để phục hồi:

  • Điều trị dưới nội soi khớp: Dành cho các bệnh nhân lớn tuổi, không có nhu cầu hoặc điều kiện kinh tế tiến hành thay khớp.
  • Đục xương chỉnh hình: Khắc phục sự biến dạng của khớp, lệch khớp, thay đổi điểm tỳ và chịu tải.
  • Thay khớp nhân tạo: Phương pháp này chỉ diễn ra đối với thể bệnh nặng, thay một hoặc toàn bộ đã bị tổn thương, viêm nhiễm. Tuy nhiên sau khi hồi phục, người bệnh sẽ không thể hồi hoàn toàn chức năng xương khớp như ban đầu.

viem khop
Cần phẫu thuật nếu bệnh nặng

Cách điều trị viêm khớp tại nhà

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây, đem lại hiệu quả giảm đau an toàn, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà sau đây:

  • Xương rồng: Chọn lấy 1 lá xương rồng tai thỏ hoặc xương rồng 3 cạnh, loại bỏ sạch gai. Thái nhỏ xương rồng, sao khô cho nóng đều và đổ muối hạt to vào cùng. Đổ hỗn hợp ra khăn và chườm lên chỗ đau nhức.
  • Lá lốt: Sử dụng 10g lá lốt tươi đem rửa sạch bụi bẩn. Sau đó đem đun sắc với 3 bát nước lớn và chờ cho tới khi thuốc giảm chỉ còn ½. Đổ ra bát và dùng ngày 2 lần.
  • Rượu gừng: Thái nhỏ gừng đã cạo sạch vỏ, đem ngâm trong rượu cho trong vòng 30 – 60 ngày. Khi nước đã ngả màu có thể lấy ra để xoa bóp mỗi khi đau nhức.

Viêm khớp thường khởi phát ở những người có chế độ sinh hoạt sai cách trong thời gian dài. Chính vì vậy, hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho việc nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan