Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thay đổi thời tiết, căng thẳng, áp lực, stress… đều có thể là nguyên nhân gây chán ăn mất ngủ. Hiện tượng này có gây nguy hiểm sức khỏe và làm thế nào để khắc phục? Bài viết dưới đây của chuyên trang sức khỏe sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ những thắc mắc về bệnh chán ăn mất ngủ.

Triệu chứng chán ăn buồn nôn mất ngủ

Bệnh chán ăn buồn nôn mất ngủ thường không có biểu hiện đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi khác của cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần chú ý quan sát các thay đổi, theo dõi chất lượng giấc ngủ và chế độ ăn uống.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ chán ăn thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi của cơ thể
Triệu chứng của bệnh mất ngủ chán ăn thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi của cơ thể

Các triệu chứng chán ăn buồn nôn mất ngủ phổ biến là:

  • Giấc ngủ không đảm bảo, khó ngủ ban đầu và thức giấc nhiều lần trong đêm không rõ lý do
  • Thời gian ngủ một ngày suy giảm (ngủ 4 – 5 tiếng/ ngày), thức dậy từ rất sớm và không thể ngủ lại
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống sau khi ngủ dậy
  • Không tập trung, ăn ít và mất cảm giác ngon miệng
  • Nôn hoặc buồn nôn vào sáng sớm, sau khi ăn
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt
  • Hệ tiêu hóa suy giảm, táo bón hoặc tiêu chảy

Nguyên nhân chán ăn mất ngủ

Theo các chuyên gia, chán ăn mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

  • Cơ thể suy nhược: Mất ngủ buồn nôn, chán ăn, đau đầu, nhức mỏi cơ xương, phản ứng kém, chóng mặt… đều là những dấu hiệu cơ bản nhất cảnh báo cơ thể của bạn đang bị suy nhược.
  • Rối loạn tâm lý: Áp lực tâm lý, căng thẳng trong cuộc sống hay công việc đều khiến bạn thiếu tập trung, dễ nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực, chán ăn và mất ngủ. Thậm chí, stress trong thời gian dài còn là nguyên nhân gây trầm cảm, đau đầu, suy nhược thần kinh…
  • Tuổi tác: Sự gia tăng của tuổi tác đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể đang dần lão hóa, không đảm bảo chức năng vận hành, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chán ăn mất ngủ ở người già.
  • Yếu tố bệnh lý: Ở một số trường hợp, hiện tượng chán ăn khó ngủ là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh về huyết áp, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, suy thận, trầm cảm…
  • Các tác nhân bên ngoài: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường sống và làm việc, ô nhiễm tiếng ồn… dễ dẫn đến việc cơ thể không kịp thích ứng, gây chán ăn mất ngủ, đau đầu.

Chán ăn khó ngủ có nguy hiểm? Là biểu hiện của bệnh gì?

Chứng mất ngủ và chán ăn thường chỉ là biểu hiện rối loạn sinh lý trong thời gian ngắn, có thể tự điều chỉnh thông qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển trong thời gian dài và có xu hướng ngày càng nặng sẽ gây suy nhược cơ thể nhanh chóng, ảnh hưởng hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, chán ăn khó ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh dưới đây.

  • Cao huyết áp: Đây là một dạng bệnh được hình thành do áp lực máu tác động lên thành động mạch quá cao hoặc gia tăng đột ngột, gây các vấn đề sức khỏe như tai biến, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ… Ở giai đoạn đầu, đa phần người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó thở, chán ăn và mất ngủ.
Mất ngủ chán ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh dạ dày
Mất ngủ chán ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh dạ dày
  • Bệnh dạ dày: Viêm dạ dày hay trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản là những nguyên nhân gây chán ăn và khó tiêu hóa. Đồng thời, những cơn đau dạ dày này còn khiến bạn trằn trọc khó ngủ hoặc phải thức giấc giữa đêm.
  • Suy thận: Những tổn thương ở thận gây suy giảm chức năng hoạt động của bộ phận này thường diễn ra một cách từ từ, với dấu hiệu ban đầu là mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ.
  • Suy giáp: Đây là một dạng rối loạn nội tiết, do tuyến giáp không sản sinh đủ hormone cần thiết phục vụ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, sức khỏe suy giảm, khó ngủ và dễ bị kiệt sức.
  • Suy nhược thần kinh: Các bệnh lý về thần kinh như rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm trạng, trầm cảm xảy ra khi não phải hoạt động căng thẳng quá sức trong thời gian dài. Ức chế hoặc hưng phấn kéo dài của đại não đều có thể gây hiện tượng khó ngủ, chán ăn, hoảng loạn tinh thần, dễ cáu giận…

Điều trị chán ăn mất ngủ đúng cách

Để tránh hiện tượng chán ăn mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe, người bệnh trước hết cần ưu tiên điều trị dứt điểm mất ngủ, bồi bổ cơ thể.

Chữa chán ăn buồn nôn mất ngủ theo Tây y

Mất ngủ chán ăn có thể là dấu hiệu báo sớm của nhiều bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy, tùy thể trạng từng người, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng những phương án điều trị riêng. Tuy nhiên, về cơ bản các loại thuốc Tây y chữa bệnh mất ngủ đều có nhiều tác dụng phụ, người bệnh không được tư ý mua uống hay tăng, giảm liều.

Điều trị chán ăn buồn nôn mất ngủ bằng thuốc Tây y cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Điều trị chán ăn buồn nôn mất ngủ bằng thuốc Tây y cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Trên thị trường hiện nay, thuốc trị khó ngủ chán ăn thường phổ biến là các loại sau:

  • Thuốc bình thần: Zolpidem, Clonazepam, Bromazepam… Nhóm thuốc có tác dụng kích thích cảm giác buồn ngủ, rút ngắn thời gian trằn trọc khi vào giấc.
  • Thuốc an thần: Olanzapine và Mirtazapine. Đây là các thuốc dành cho người bị mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài và khó điều trị do thường xuyên stress, căng thẳng.
  • Thuốc kháng histamin: Clorpheniramin và Dimedrol. Nhóm thuốc này đặc trị bệnh mất ngủ buồn nôn chán ăn do dị ứng và các bệnh về da.

Chữa mất ngủ chán ăn theo Đông y

Theo nguyên tắc chữa bệnh từ gốc của YHCT, các bài thuốc trị chứng mệt mỏi chán ăn mất ngủ theo Đông y giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết và bồi bổ cơ thể.

  • Bài thuốc 1: Sắc các vị thuốc hoàng kì, đương quy, bạch truật, đảng sâm, phục thần, long nhãn, viễn chí, táo nhân, dạ đằng giao theo tỷ lệ được kê. Chia thang thuốc này thành 3 lần uống/ ngày.
  • Bài thuốc 2: Sắc các vị thuốc ngọc trúc, thạch quyết minh, hoàng tinh, xuyên khung theo tỷ lệ được kê. Chia thang thuốc này thành 2 lần uống/ ngày.
  • Bài thuốc 3: Tán thành bột 2 vị thuốc toan táo nhân và đơn sâm với tỷ lệ bằng nhau và trộn đều. Mỗi ngày lấy 6gr hỗn hợp này pha thành thuốc, chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc dân gian khắc phục mệt mỏi chán ăn mất ngủ

Mệt mỏi chán ăn mất ngủ là chứng bệnh thường gặp nên trong dân gian cũng lưu truyền nhiều kinh nghiệm hay khắc phục hiện tượng này.

  • Hạt sen: Các món ăn từ hạt sen (giữ nguyên tâm sen) được dùng để bồi bổ sức khỏe và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cá món chè sen, cháo sen, gà hầm sen…
  • Canh lạc tiên: Bên cạnh trà lạc tiên, dân gian còn sử dụng canh lạc tiên như một bài thuốc hỗ trợ mất ngủ chán ăn lành tính nhờ tác dụng an thần. Lá lạc tiên tươi hoặc ngọn rửa sạch và luộc với nước, ăn như món canh rau xanh bình thường.
Cháo đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện giấc ngủ
Cháo đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện giấc ngủ
  • Đậu xanh: Tương tự hạt sen, đậu xanh có tác dụng giải nhiệt, đào thải độc tố và an thần, trị chứng khó ngủ buồn nôn chán ăn. Những người đang gặp vấn đề với giấc ngủ nên tăng cường các món ăn từ đậu xanh (ưu tiên đậu xanh nguyên vỏ) trong thực đơn hàng ngày, như: cháo đậu xanh, đậu xanh hầm thịt chim, đậu xanh hầm thịt gà, đậu xanh bí đỏ…
  • Cây xấu hổ (cây trinh nữ): Loại cây dại thường mọc ven đường này được dùng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, nhờ tính hàn, công dụng giảm đau, giải nhiệt, lợi tiểu và xoa dịu căng thẳng thần kinh. Theo cách đơn giản nhất, người bệnh mất ngủ đau đầu chán ăn có thể phơi khô thân và lá cây xấu hổ để hãm trà uống hàng ngày.
  • Cây đinh lăng: Từ xa xưa, cây đinh lăng đã được dùng trong trị bệnh khó ngủ chán ăn thông qua cách dùng trực tiếp lá đinh lăng như một loại rau sống hoặc phơi khô, hãm trà. Ngoài ra, theo nghiên cứu của y học hiện đại, các hoạt chất trong đinh lăng có tác dụng tăng sức đề kháng và giảm triệu chứng thức dậy nhiều lần giữa đêm, khó ngủ buồn nôn, chán ăn.
  • Cây xạ đen: Xạ đen thường được phơi khô hãm trà để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bồi bổ cơ thể, từ đó kích thích cảm giác thèm ăn. Bởi bên cạnh công dụng an thần, dùng xạ đen còn giúp giảm đau và giải độc.

Mách nhỏ một số mẹo giảm chán ăn và mất ngủ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì chờ chứng mất ngủ chán ăn tiến triển nặng và phải điều trị bằng thuốc, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả dưới đây:

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, cân bằng giữa công việc và giải trí để tránh áp lực, căng thẳng hay stress kéo dài ảnh hưởng tâm trạng, sức khỏe.
  • Không nên thức quá khuya, thường xuyên đi ngủ vào một giờ cố định (trước 11 giờ đêm) và thức dậy sớm vào buổi sáng. Nếp sinh hoạt này giúp ổn định nhịp sinh học của cơ thể, tránh tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.
Lựa chọn các bài tập phù hợp thể trạng và lứa tuổi để nâng cao sức đề kháng
Lựa chọn các bài tập phù hợp thể trạng và lứa tuổi để nâng cao sức đề kháng
  • Chú trọng  vận động và rèn luyện cơ thể. Các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe (bơi lội, đi bộ, chạy, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…) giúp cơ thể thêm dẻo dai, minh mẫn, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện tình trạng khó ngủ chán ăn.
  • Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và thường xuyên bổ sung rau xanh cùng các loại vitamin sẽ giúp kích thích vị giác, khắc phục chứng chán ăn và mất ngủ một cách tự nhiên, lâu dài.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, thức uống có cồn hay caffein, đặc biệt là vào buổi tối. Bởi các loại thực phẩm khó tiêu này sẽ gây áp lực cho dạ dày, khó ngủ và tăng cảm giác ợ nóng, đầy bụng.
  • Bổ sung vitamin D và tăng cường hấp thu canxi bên trong cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng.
  • Mỗi ngày cố gắng uống đủ 2 lít nước, bao gồm nước từ rau xanh hay các món ăn để đảm bảo sự trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước còn giúp đào thải độc tố và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Nhưng bạn nên hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, trước giờ đi ngủ.
  • Uống trà hoa nhài, trà hoa cúc, trà gừng… (các loại trà từ thảo dược thiên nhiên) để an thần, giảm stress và kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.

Nhìn chung, mất ngủ chán ăn không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn cần chú ý theo dõi các dấu hiệu sớm để chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp những ai đang bị chán ăn mất ngủ sớm ổn định nhịp sinh hoạt và sức khỏe.


Top địa chỉ phòng khám Chán Ăn Mất Ngủ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan