Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu Migraine hay còn được gọi là đau đầu vận mạch có thể là một căn bệnh mà nhiều người vẫn chưa biết đến. Bệnh xuất hiện với những cơn đau đầu dai dẳng ở nửa đầu kèm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn. Vậy đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tình trạng đau đầu này như thế nào? 

Đau đầu Migraine là gì?

Đau nửa đầu Migraine là tình trạng co thắt các mạch máu vùng đầu. Biểu hiện với những cơn đau thường xảy ra ở một bên đầu, có tính chất như mạch đập, thường xảy ra ở bên phải hoặc bên trái tùy cơ địa mỗi người. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như đau đầu buồn nôn, tăng nhạy cảm với tiếng động, ánh sáng. 

dau-dau-migraine
Bệnh đau đầu vận mạch có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau

Đau đầu vận mạch thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở lứa tuổi học sinh và người trong độ tuổi lao động.  

Biểu hiện của bệnh

Đau đầu vận mạch có thể dễ nhầm lẫn với những tình trạng đau đầu do nhiều bệnh lý khác. Vậy đau đầu vận mạch triệu chứng là gì? Người bệnh nên tham khảo một số những triệu chứng điển hình của bệnh dưới đây:

Trước khi cơn đau xuất hiện, một số người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện những bất thường về cảm giác, khả năng vận động, phát âm.
  • Một số bất thường về thị giác như nhìn thấy tia sáng chớp, hình zíc zắc, thậm chí là bị mất thị lực. 
  • Các triệu chứng trên thường kéo dài trong vòng 20 đến 60 phút.

dau-dau-migraine
Triệu chứng của bệnh là bị đau đầu, buồn nôn, sợ tiếng ồn, ánh sáng

Trong cơn đau, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Những cơn đau đầu dữ dội ở vùng thái dương, vùng trước trán.
  • Người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn ói, chóng mặt.
  • Các cơn đau gây cảm giác giật nhói, giật thon thót theo nhịp đập của mạch (giống như kim châm hoặc búa bổ từng phát). 
  • Cảm thấy sợ ánh sáng, nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Sợ tiếng ồn, nhạy cảm hơn với tiếng ồn.
  • Các cơn đau đầu sẽ tăng lên khi người bệnh vận động, đi lại. 
  • Các cơn đau có mức độ từ trung bình đến dữ dội, kéo dài từ 4 - 72 giờ. 

Trong nhiều trường hợp, nhức đầu vận mạch có thể kèm theo một số triệu chứng như hoa mắt, rối loạn thính giác, buồn tiểu nhiều. 

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau đầu Migraine hiện nay chưa rõ nhưng bệnh có thể xảy ra do tác động của yếu tố môi trường và gen trong cơ thể. 

Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng sự co giãn bất thường ở mạch máu não gây ra tình trạng mất cân bằng một số chất hóa học trong não, bao gồm serotonin. Serotonin bị phóng thích rồi phân hủy một cách đột ngột khiến mạch máu não co giãn mạnh và gây ra tình trạng đau nửa đầu dữ dội. 

Dưới đây là một số yếu tố thuận lợi khiến cơn đau đầu vận mạch tái phát:

  • Căng thẳng, áp lực: Áp lực trong công việc, cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau đầu. 
  • Người có thể trạng kém: Đau đầu sẽ xảy ra ở những người có thể trạng kém. Mỗi khi thời tiết hoặc áp suất không khí thay đổi đột ngột thì tình trạng đau đầu lại tái phát.
  • Người hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn: Thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu vận mạch. 
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Một số trường hợp phụ nữ bị đau đầu trước hoặc trong thời kỳ hành kinh. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, phụ nữ có thể đối mặt với những cơn đau đầu vận mạch. 
  • Thói quen ăn uống: Ăn một số loại thức ăn như socola, phomai, đồ đóng hộp có thể gây đau nửa đầu vận mạch.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Một số người sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu khi thay đổi nhịp sinh học, chẳng hạn ngủ quá nhiều, mất ngủ hoặc vận động thể lực quá mức. 

Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

Bệnh đau đầu vận mạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ tiến triển ngày một nặng hơn. Theo đó, tình trạng máu lên não bị thiếu oxy kéo dài thì sẽ gây ra các biến chứng như đau đầu rối loạn vận mạch não, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, liệt nửa người hoặc liệt các chi, nặng nhất là đột quỵ.  

Bên cạnh đó, đau đầu vận mạch gây ra những cơn đau kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, giảm khả năng tập trung làm việc và gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tâm lý, cuộc sống của người bệnh và việc học tập của các em học sinh. 

Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị kịp thời là điều cần thiết vì căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. 

Một số biện pháp phòng tránh bệnh mà bạn cần biết

Để phòng tránh bệnh đau đầu vận mạch, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

dau-dau-migraine
Tập thể dục để giảm tình trạng đau đầu

  • Bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều vitamin như sắt, magie, kẽm, vitamin B...vào bữa ăn hàng ngày.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ ăn độc hại, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Tuyệt đối không được uống cà phê, chất gây nghiện khác vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Bạn nên hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng hoặc có những yếu tố kích thích bạn bị đau đầu. 
  • Bạn nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế bị kích thích về thần kinh và gây ra những cơn đau đầu. 
  • Trong công việc, người bệnh hạn chế làm những công việc lao lực quá mức hay áp lực căng thẳng không tốt cho sức khỏe.
  • Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách tập luyện yoga, đi bộ, dưỡng sinh.
  • Luôn duy trì một cuộc sống vui vẻ, lạc quan. 

Đau đầu vận mạch có chữa được không? Cách điều trị đau đầu vận mạch

Đau đầu Migraine là một căn bệnh mạn tính. Cho đến nay, y học vẫn chưa có một loại thuốc chữa trị dứt điểm đau đầu vận mạch. Hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giúp giãn mạch và làm giảm các cơn đau nhức đầu. 

Đau đầu vận mạch uống thuốc gì? Điều trị bằng Tây y

Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu gây bệnh nào, bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín chẩn đoán và chữa bệnh theo phác đồ điều trị đau đầu vận mạch. Các loại thuốc Tây y chữa bệnh bao gồm thuốc giảm các cơn đau và dự phòng bệnh tái phát. Một số loại thuốc chữa đau đầu vận mạch được bác sĩ kê toa như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid. 
  • Thuốc chống nôn Metodopramide được sử dụng khi bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. 
  • Các thuốc như nhóm Triptan, Ergotamin là thuốc ưu tiên hàng đầu giúp giảm các cơn đau nhanh chóng. 

dau-dau-migraine
Thuốc Tây y giúp giảm đau đầu nhanh chóng

Các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, sau khi uống thuốc, bệnh vẫn có thể tái phát như thường. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống nếu không có sự chỉ định của bác sĩ vì sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, thuốc tác dụng ngược gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. 

Đau đầu vận mạch điều trị bằng Đông y

Sử dụng thuốc trị đau đầu vận mạch bằng Đông y hiện nay khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. So với Tây y, thuốc Đông y ít gây ra các tác dụng phụ và giúp bồi bổ toàn cơ thể. 

Theo y học cổ truyền, đau đầu vận mạch thuộc chứng đầu thống. Bệnh xảy ra do yếu tố bên trong như khí hư, khí huyết ứ trệ hoặc bên ngoài môi trường như hàn, nhiệt, thấp gây nên bệnh. Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh đau đầu bằng cách giảm triệu chứng và bồi bổ khí huyết.

  • Bài thuốc số 1: Bán hạ, thiên ma mỗi vị 10g, phục linh, bạch truật mỗi vị 12g, cam thảo 6g, 2 quả đại táo, 1 lát gừng sống, trần bì 8g. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc số 2: Xuyên khung, ngưu tất, diên hồ, cát căn mỗi vị 30g, tế tân 3g, bạch chỉ 9g, địa long 15. Người bệnh cũng sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong khoảng 1 tuần. 
  • Bài thuốc số 3: Cân đằng, mạn kinh tử, hương phụ mỗi vị 12g, chi tử 8g, cam thảo 6g, hạ khô thảo 16g, quyết minh tử 16g. Bệnh nhân sắc uống tất cả các vị thuốc trên, mỗi ngày uống 1 thang. 

Các bài thuốc Đông y sẽ giúp bệnh nhân giảm những cơn nhức đầu nhưng thường  có tác dụng chậm hơn thuốc Tây y. Chính vì thế, khi lựa chọn điều trị bằng Đông y, người bệnh phải kiên trì uống thuốc nhiều ngày thì bệnh mới thuyên giảm. 

Bên cạnh sử dụng thuốc Đông y, người bệnh có thể điều trị đau đầu bằng châm cứu, bấm huyệt xoa bóp. Vậy đau đầu Migraine có châm cứu được không? Từ lâu châm cứu là phương pháp được áp dụng để chữa chứng đau nửa đầu dai dẳng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng kim châm vào huyệt đạo nhằm kích thích lưu thông máu và giảm nhanh cơn đau. 

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn đúng phương pháp điều trị chứ không phải trường hợp nào cũng có thể châm cứu. Nếu không cẩn thận thì châm cứu sẽ gây ra những tác dụng phụ như đau nhức, tổn thương cơ quan bên trong… 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Đối với tình trạng đau đầu nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các vị thuốc dân gian. Dưới đây là một số vị thuốc dân gian mà bạn có thể áp dụng chữa đau đầu vận mạch tại nhà:

Trà gừng

Trà gừng được xem là một thần dược giúp giảm tình trạng đau đầu hiệu quả. Trà gừng có chứa các chất chống viêm nhằm ức chế các tác nhân gây đau đầu. Bên cạnh đó, loại trà này tuyệt đối an toàn cho sức khỏe và không gây ra các tác dụng phụ.

dau-dau-migraine
Trà gừng là thức uống tốt dành cho người bị đau đầu vận mạch

Bạn chỉ cần lấy 1 củ gừng to đập dập và nấu chung với 500ml nước. Nấu đến khi nước sôi thì cho một ít đường phèn vào, tiếp tục nấu với lửa nhỏ là có thể sử dụng. 

Trà tâm sen

Tâm sen là một loại trà có công dụng trị mất ngủ, ổn định huyết áp và khắc phục triệu chứng đau đầu. Ngoài ra, trà còn giúp lưu thông máu huyết trong cơ thể, giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt. 

Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 3g tâm sen khô, cho nước sôi vào và để khoảng 5 - 10 phút là có thể thưởng thức. 

Các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu vận mạch chứ không thể chữa bệnh dứt điểm. Do vậy, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám khi bệnh tiến triển nặng. 

[pr_middle_post]

Đau đầu Migraine nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, để cải thiện cơn đau, người bệnh phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Theo đó, bệnh nhân nên bổ sung nhóm thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. 

Hạnh nhân

Hạnh nhân là một loại thực phẩm rất tốt cho trí não. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh đau đầu vận mạch xảy ra có thể liên quan đến việc thiếu hụt magnesium. Khi ăn hạnh nhân, cơ thể sẽ được bổ sung dưỡng chất này và làm giảm các cơn đau nhức đầu dai dẳng. 

Rau bina

Rau bina là một loại thực phẩm mà hầu hết các chuyên gia khuyên dùng khi bị đau đầu vận mạch. Ăn rau bina có thể bổ sung lượng magnesium thiếu hụt và nhiều khoáng chất có lợi khác. 

dau-dau-migraine
Rau bina rất tốt cho người bị đau đầu vận mạch

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn ăn thêm bông cải xanh vì loại rau này có chứa nhiều riboflavin - hoạt chất giúp cân bằng magnesium làm giảm đau đầu.

Các loại quả mọng nước

Các loại quả mọng nước rất tốt cho người mắc chứng đau nửa đầu. Vì trong nhóm quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol trong máu, bảo vệ trí não và các tế bào thần kinh. 

Sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm nên sử dụng khi bạn bị đau đầu. Vì bệnh có thể xuất phát do thiếu hụt canxi khiến não bộ hoạt động không hiệu quả. Do vậy, ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, một số vitamin và khoáng chất trong sữa chua sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực cho não bộ. 

Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cần thiết, người bệnh nên kiêng cữ một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe dưới đây:

  • Chất kích thích gây hại như rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Các loại thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho não bộ.
  • Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt...
  • Các loại thực phẩm muối chua gây hại cho hệ thần kinh. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những thông tin về bệnh đau đầu Migraine. Bệnh kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tinh thần của người bệnh. Do đó, khi phát hiện triệu chứng, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất. 

Câu hỏi thường gặp
Đau đầu là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, đau đầu nên làm gì để giảm đau hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nguyên...
Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau đầu 2 bên thái dương là gì? Biểu hiện đặc...
Một trong những cách mọi người thường nghĩ đến đầu tiên khi bị đau đầu là sử dụng miếng dán giảm đau đầu hoặc uống thuốc giảm đau. Vậy đau đầu dán gì hiệu quả và an toàn nhất hiện nay? Hãy tìm hiểu ngay thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây. Đau đầu dán gì? Top 5...
Đau đầu ở thái dương là hiện tượng nhiều người thường xuyên mắc phải nhưng không biết rõ nguyên nhân vì sao. Đây là tình trạng đáng báo động bởi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần trang bị kiến thức về tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp...
Đau đầu hay quên là triệu chứng thường gặp gây ra nhiều khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Đau đầu hay quên là bệnh gì? Đau đầu hay quên...
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là một trong những hiện tượng không hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng cho một số bệnh lý. Các bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu ở trẻ em thường do bệnh lý nào gây ra? Làm...
Đau đầu ở trẻ em là tình trạng có thể gặp phải ở nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi học đường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đau đầu ở trẻ em có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và các biểu hiện...
Đau đầu migraine thường gọi là cơn đau đầu vận mạch. Đây là một cơn đau đầu dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhất là ở trẻ em. Vậy đau đầu migraine ở trẻ em có nguy...
Ho bị đau đầu là hiện tượng thường gặp, người bệnh bị đau đầu sau khi ho. Các cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể âm ỉ trong vài giờ. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Đau Đầu Migraine bằng YHCT


Bài viết liên quan