Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng tóc và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời, chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Tại sao mất ngủ gây rụng tóc?

Thiếu ngủ, mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy tới thể chất cũng như tinh thần của mỗi người. Tình trạng mất ngủ rụng tóc xảy ra khá phổ biến và không ngoại trừ bất cứ đối tượng nào. Tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân sau: 

  • Buổi đêm là thời điểm để tất cả các cơ quan được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đây cũng là lúc để các tế bào được tái tạo lại và mái tóc cũng cần phải phục hồi trong thời gian này. Cơ thể không được nghỉ ngơi với giấc ngủ đầy đủ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài gây nên tình trạng tóc rụng.
Mất ngủ gây rối loạn nội tiết tố gây tình trạng rụng tóc
Mất ngủ gây rối loạn nội tiết tố gây tình trạng rụng tóc
  • Mất ngủ làm các gốc tự do hoạt động mạnh, gây tổn hại đến các tế bào, dẫn tới quá trình thoái hóa và lão hóa cơ thể. Từ đó làm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề, trong đó có việc thay đổi kết cấu của tóc, tóc bạc xuất hiện và tình trạng rụng tóc cũng nhiều hơn. 
  • Thức khuya, mất ngủ thường xuyên không chỉ khiến chân tóc yếu đi mà còn khiến quá trình tổng hợp sắc tố bị tác động làm tóc bạc nhanh hơn. 
  • Rối loạn nội tiết tố xảy ra thường xuyên ở các chị em phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nguyên gây mất ngủ rụng tóc nhiều ở nữ giới.
  • Mất ngủ còn có thể gây béo phì, thừa cân. Dư thừa chất béo trong cơ thể là nguyên nhân làm rụng tóc ở nhiều người.

Mất ngủ rụng tóc có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Mất ngủ rụng tóc tuy không gây ra mối đe dọa tới tính mạng nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng mà không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy. Có thể kể đến như:

  • Mất ngủ rụng tóc khiến mái tóc mỏng dần đi và có thể bị hói một phần đầu. Từ đó làm người bệnh thiếu tự tin hơn trong giao tiếp, ảnh hưởng tới công việc cũng như các mối quan hệ xã hội. 
  • Cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, căng thẳng, tinh thần không ổn định, hay cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực. 
  • Ngủ ít, bị gián đoạn giấc ngủ sẽ tăng nguy cơ bị ung thư vú và ung thư đại tràng.
  • Suy giảm trí nhớ và mất tập trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Không chỉ bị rụng tóc, khi bị mất ngủ làn da dần bị lão hóa, giảm khả năng tự phục hồi, thiếu sức sống và khiến các chị em rất tự ti khi giao tiếp. 
  • Lượng Beta-Amyloid bị giảm. Đây là loại protein có mối quan hệ mật thiết với chứng Alzheimer – một trong những hội chứng của suy giảm trí nhớ.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, não bộ.
  • Người bệnh có thể gặp những vấn đề về thị lực, gây ảo giác nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện.
Mất ngủ rụng tóc làm giảm chất lượng sống
Mất ngủ rụng tóc làm giảm chất lượng sống

Có thể thấy ở giai đoạn mới khởi phát, mất ngủ rụng tóc chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng tới ngoại hình, thẩm mỹ. Tuy nhiên trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, tóc rụng với số lượng nhiều kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn nhiều ngày, người bệnh cần đi tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác. Điều này hạn chế tối đa những hệ lụy khôn lường do mất ngủ gây ra.

Các biện pháp chữa mất ngủ rụng tóc nhiều

Để khắc phục tình trạng mất ngủ rụng tóc trước tiên người bệnh cần phải điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ – nguyên nhân gây rụng tóc. Song song với đó, kết hợp thêm một số biện pháp chăm sóc cơ thể toàn diện tại nhà để nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

Chữa mất ngủ rụng tóc bằng Tây y

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị chứng mất ngủ như: 

  • Thuốc  bình thần: Bromazepam, Clonazepam, Diazepam,  Zolpidem… kích thích giấc ngủ, giúp vào giấc ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc này phù hợp với những người mới bị và tình trạng mất ngủ chưa trầm trọng.
  • Thuốc an thần: Mirtazapine, Olanzapine… điều trị chứng mất ngủ trầm trọng do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress.
  • Thuốc kháng histamin: Dimedrol, Clorpheniramin… chống dị ứng và gây buồn ngủ mạnh. Các loại thuốc này chỉ được dùng đối với những bệnh nhân mất ngủ do bị ngứa và bị các bệnh liên quan tới da liễu như tổ đỉa, hắc lào… 
Không nên quá lạm dụng thuốc Tây chữa mất ngủ rụng tóc
Không nên quá lạm dụng thuốc Tây chữa mất ngủ rụng tóc

Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng dùng quá nhiều thuốc Tây y để điều trị chứng mất ngủ. Chúng có thể gây nên những tác dụng phụ như chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khô mũi… thậm chí sẽ khiến tình trạng rụng tóc ngày càng trậm trọng hơn. 

Chữa mất ngủ rụng tóc theo Đông y

Chữa mất ngủ rụng tóc theo phương pháp Đông y được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn. Các bài thuốc chiết xuất từ thảo dược mang lại giấc ngủ ngon, tự nhiên cho người bệnh. So với việc điều trị bằng Tây y thì các phương pháp Đông y an toàn hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ: 

  • Bài thuốc 1: Hoàng kỳ 15 gam, bạch truật 10 gam, đương quy 15 gam, phục thần 15 gam, đảng sâm 15g, viễn chí 8 gam, long nhãn 15 gam, táo nhân 3 gam, dạ giao đằng 15g. Mỗi ngày sắc một thang thuốc và uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Ngọc trúc 30 gam, hoàng tinh 30 gam, thạch quyết minh 10 gam, xuyên khung 5 gam. Sắc thuốc mỗi ngày một thang và chia thành hai lần, uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Lấy một lượng toan táo nhân và đơn sâm bằng sau, tán thành bột và trộn đều. Mỗi lần uống với 6 gam bột hỗn hợp trên. Pha với nước ấm và một ngày uống hai lần.

Chữa mất ngủ rụng tóc bằng các phương pháp dân gian

Trong dân gian có rất nhiều mẹo hay để chữa chứng mất ngủ. Những nguyên liệu cũng đến từ thiên nhiên, rất quen thuộc.

  • Cây lạc tiên: có đặc tính an thần. Người bệnh sử dụng lá, ngọn non và cả phần thân già để chữa mất ngủ. Bạn có thể biến thành các món ăn hoặc kết hợp với những loại thảo dược, tạo thành các công thức điều trị bệnh hiệu quả.
  • Cây trinh nữ (cây xấu hổ): có tính hàn, vị ngọt. Theo y học cổ truyền, chúng có tác dụng điều trị các bệnh về thần kinh, trong đó có mất ngủ. Ngoài ra nguyên liệu này còn giúp giảm đau, lợi tiểu và giải nhiệt rất hiệu quả.
Cây xấu hổ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cây xấu hổ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Cây xạ đen: ngoài việc giải độc, giảm đau hiệu quả, cây xạ đen giúp lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp và an thần. Sử dụng chúng có tác dụng tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ. 
  • Cây đinh lăng: hoạt chất trong cây tăng cường quá trình truyền dẫn xung động thần kinh, có khả năng giảm triệu chứng mất ngủ, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Mẹo nhỏ giảm tình trạng rụng tóc mất ngủ

Ngoài việc áp dụng những loại thuốc điều trị mất ngủ, cần phải kết hợp với các mẹo nhỏ sau đây giúp vào giấc ngủ nhanh hơn:

  • Loại bỏ các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh ra khỏi giường ngủ
  • Để phòng ở nhiệt độ thỏa mái, phù hợp và giữ cho phòng ngủ tối
  • Thư giãn, thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ
    Thả lỏng cơ trước khi đi ngủ giúp vào giấc nhanh hơn
    Thả lỏng cơ trước khi đi ngủ giúp vào giấc nhanh hơn

    Thả lỏng cơ trước khi đi ngủ giúp vào giấc nhanh hơn

  • Không uống các chất kích thích caffeine và nicotine trước khi đi ngủ
  • Không ngủ những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều
  • Tập thể dục thường xuyên giúp bạn vào giấc dễ hơn

Như vậy, trên đây là những nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng mất ngủ rụng tóc thường gặp hiện nay. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ là thông tin bổ ích đối với bạn trong việc điều trị bệnh hiệu quả. 

Xem thêm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ nên khám ở đâu là băn khoăn của nhiều bệnh nhân gặp chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Việc tìm tới cơ sở y tế thăm khám uy tín để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh là điều quan trọng giúp người bệnh xử lý bệnh trúng đích. Bài viết thông tin tới...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Bài viết liên quan