Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da liễu cấp tính và thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh, bao gồm các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và một số biện pháp phòng ngừa.

Bệnh vảy phấn hồng Gibert là gì?

Vảy phấn hồng Gibert là bệnh cấp tính ngoài da với thương tổn có đặc điểm chính là các đốm đỏ hình tròn hoặc bầu dục và bong vảy. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, độ tuổi từ 10 - 35 tuổi.

Các vảy phấn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhiều nhất là ở vùng lưng, bụng, đùi, ngực, mặt cánh tay. Hầu hết, chúng sẽ tự biến mất trong khoảng từ 3 - 8 tuần, tuy nhiên bệnh nhân cần điều trị ngay khi xuất hiện vảy phấn để tránh trường hợp các đốm đỏ lan rộng hơn.

Vảy phấn hồng Gibert đặc trưng là các đốm đỏ hình tròn hoặc bầu dục và bong vảy
Vảy phấn hồng Gibert đặc trưng là các đốm đỏ hình tròn hoặc bầu dục và bong vảy

Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng Gibert

  • Sốt nhẹ.
  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Da đầu khô và bong tróc.
  • Nổi mẩn ngứa thành từng mảng trên cơ thể.
  • Thường bị nổi mề đay vào ban đêm.
  • Mề đay xuất hiện ở lưng, mặt, cổ, tay chân.
  • Da mặt khô, sần, bong da và mẩn ngứa.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, cơ thể bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các thương tổn điển hình:

  • Có kích thước khoảng 2 - 5 cm hoặc có thể lớn hơn
  • Màu sắc thương tổn: màu hồng đỏ hoặc hơi thâm tái, tăng sắc tố da
  • Hình dạng: Hình bầu dục hoặc hình tròn, phân ranh giới khá rõ trên da, ở trung tâm hơi lõm và nền da có lớp vảy mỏng ở bờ rìa thương tổn
  • Thường gặp ở các vùng lưng, bụng, mặt cánh tay, ngực, có khi gặp ở cổ và gốc chi, hiếm gặp ở mặt và vùng sinh dục

Sau một thời gian phát bệnh, trên da xuất hiện nhiều thương tổn xung quanh và lan rộng ra, với các dấu hiệu như:

  • Tổn thương tăng dần về số lượng và kích thước
  • Có xu hướng lành ở trung tâm, nền da có vảy khô màu trắng và bờ viền rõ
  • Hình dạng: Tương tự thương tổn "mẹ" nhưng có kích thước nhỏ hơn, xuất hiện trên da tạo thành trục đối xứng hai bên xương sườn như hình ảnh cây thông.

Hình ảnh vảy phấn hồng Gibert

Triệu chứng Vảy Phấn Hồng Gibert phổ biến

Nguyên nhân bệnh vảy phấn hồng Gibert

Giống với đa số các bệnh da liễu khác, nguyên nhân căn bệnh này cho đến nay vẫn chưa xác định được. Tuy vậy, có giả thiết cho rằng tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus là nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, virus được cho là căn nguyên gây bệnh có nhiều khả năng nhất.

Ngoài ra, một số yếu tố được coi là nguyên nhân làm khởi phát bệnh có thể kể đến như:

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
  • Sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém .
  • Thời tiết thay đổi.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như: Omeprazol, isotretinoin, ketotifen, terbinafin, griseofulvin.
  • Người có sẵn bệnh lý viêm da cơ địa hoặc các bệnh về đường hô hấp.

Biến chứng của bệnh vảy phấn hồng Gibert

Bệnh vảy phấn hồng Gibert hầu như không gây biến chứng nặng nề, nguy hại đến sức khỏe và có thể tự khỏi sau một thời gian phát ban.

Tuy vậy, bệnh lại ảnh hưởng khá lớn để đời sống sinh hoạt và tâm sinh lý của bệnh nhân bởi các thương tổn trên da gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các vết tăng hoặc giảm sắc tố trên da sau viêm gây mất thẩm mỹ.

Đặc biệt hơn, nếu trẻ em và phụ nữ đang mang thai mắc phải căn bệnh này có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Đối với trẻ em: Ngứa ngáy ngoài da khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, sức khỏe suy nhược.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Bệnh tác động đến thể chất của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Cách chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng Gibert

Chẩn đoán lâm sàng:

Với các thể điển hình, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra dựa trên màu sắc, hình thái và độ phân bổ của các thương tổn "mẹ" và thương tổn "con".

Trường hợp bệnh khởi phát ở thể không điển hình, bác sĩ sẽ kiểm tra các vị trí đặc biệt như: Da đầu, lòng bàn tay, niêm mạc miệng, mặt,... Đồng thời kiểm tra hình thái của thương tổn trên da như xuất huyết, mề đay và sẩn nang lông.

Bác sĩ dựa vào triệu chứng bệnh để đưa ra đánh giá ban đầu
Bác sĩ dựa vào triệu chứng bệnh để đưa ra đánh giá ban đầu

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Trong một vài trường hợp đặc biệt không có biểu hiện lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm vi sinh, phân tích hóa mô miễn dịch, mô bệnh học, xét nghiệm huyết thanh, sinh thiết thương tổn,... nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Đối tượng có nguy cơ mắc vảy phấn hồng

  • Người trong độ tuổi từ 10 - 35 tuổi. Bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và người già trên 65 tuổi, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Người có sức đề kháng suy giảm, thường xuyên ốm vặt, suy dinh dưỡng.
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là về da liễu và đường hô hấp.
  • Người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn,...

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tẩy da chết toàn thân cho da bằng các sản phẩm an toàn và lành tính.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại cho da như: Thuốc nhuộm, kem tẩy lông, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,...
  • Nhóm người có nguy cơ cao nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Cá biển, tôm, cua,...
  • Sử dụng máy lọc không khí trong phòng riêng giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với vảy da, giọt bắn của người bệnh.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng ngừa bệnh vảy nến
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng ngừa bệnh vảy nến

Vảy phấn hồng Gibert khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, vảy phấn hồng Gibert không cần điều trị tích cực. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu gặp một trong những trường hợp sau:

  • Ngứa dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày và giấc ngủ.
  • Vùng da tổn thương rộng, chiếm nhiều vị trí trên cơ thể và không có xu hướng thuyên giảm.
  • Phát ban có dấu hiệu bội nhiễm, xuất hiện mụn mủ, đau, vùng da tổn thương đỏ, nóng, sưng tấy.
  • Phát ban không khỏi sau 8 tuần.
  • Có vấn đề sức khỏe hoặc đang dùng thuốc: Đặc biệt với phụ nữ mang thai, người lớn trên 65 tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Điều trị vảy phấn hồng Gibert bằng cách nào?

Vảy phấn hồng Gibert nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như thẩm mỹ, tinh thần người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị an toàn, thường được bác sĩ chỉ định:

Điều trị bằng Tây y

Bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng sinh nhằm cải thiện triệu chứng bệnh. Cụ thể:

  • Corticoid đường bôi: Có tác dụng giảm ngứa, viêm và sưng tấy. Tuy nhiên người bệnh chỉ bôi thuốc lên vùng da bị thương tổn, không bôi toàn thân, bôi vào vết thương hở và không dùng liên tục trong nhiều ngày.
  • Kháng histamin đường uống: Làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa và dị ứng trên da. Tuy nhiên thuốc có thể khiến da bị tăng sắc tố và gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt.
  • Kháng virus Acyclovir: Ức chế hoạt động của virus gây bệnh.
  • Kem làm mát, dịu da và dưỡng ẩm: Giúp giảm ngứa, viêm và khô da do vảy phấn hồng. Đồng thời giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn vi khuẩn bám dính lên da và các thương tổn.

Chữa trị bệnh bằng các mẹo dân gian

Mẹo chữa vảy phấn hồng Gibert từ các nguyên liệu có sẵn và tự nhiên được đánh giá là đơn giản, an toàn và hiệu quả nên được nhiều người bệnh tin dùng. Người bệnh có thể áp dụng một vài cách sau:

  • Lá trầu không: Thành phần trong lá trầu không có chứa carbohydrate, protein, chất xơ và một số khoáng chất khác giúp da duy trì độ ẩm, làm dịu da, giảm ngứa, loại bỏ tế bào chết và kháng viêm hiệu quả. Người bệnh nấu nước lá trầu không tắm mỗi ngày cho tới khi triệu chứng thuyên giảm.

Dầu dừa giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên da
Dầu dừa giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên da

  • Dầu dừa: Hàm lượng lớn axit lauric trong dầu dừa giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên da. Cách làm rất đơn giản, người bệnh lấy 2 - 3 giọt dầu dừa thoa lên vùng thương tổn, massage 10 - 15 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Lá khế: Lá khế có công dụng sát trùng, giải độc, thanh lọc cơ thể giúp cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả. Người bệnh lấy lá khế đem rửa sạch, nấu nước uống ngày 2 lần.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, bệnh vảy phấn hồng Gibert liên quan đến huyết nhiệt kế và phong hàn. Do đó, các bài thuốc điều trị bệnh sẽ tập trung thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng cường khí huyết, bồi bổ cơ thể, giảm ngứa, dịu da.

Một số bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả như:

Bài thuốc trị bệnh do thể phong huyết

  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, nhuận phế táo, lưu thông khí huyết, thông tâm huyết ứ, tăng cường khí huyết giúp nuôi dưỡng bì phù.
  • Thành phần: Kim ngân, đơn bì, liên kiều, huyền sâm, thiên hoa phấn, xích thược, trần bì, phòng phong, ngưu bàng tử, kinh giới, đương quy, khương hoạt mỗi vị 12g kết hợp cùng 8g cam thảo.
  • Cách dùng: Sắc mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần uống khi còn ấm.

Bài thuốc trị bệnh da thể nhiệt huyết

  • Công dụng: Tư âm giáng hỏa, sinh tân dịch, lương huyết, nhuận khô táo.
  • Thành phần: Địa hoàng tươi 63g, xích thược, hoàng cầm, hòe giác, địa du, kinh giới, thiên hoa phấn mỗi vị 12g, hoàng liên, sinh cam thảo mỗi vị 8g, quy vĩ, thăng ma mỗi vị 4g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 3 lần và uống sau bữa ăn.

Các dược liệu trị bệnh hiệu quả

Dược liệu được sử dụng trong điều trị bệnh vảy phấn hồng Gibert có các công dụng như: Thanh nhiệt giải độc, đả thông kinh mạch, thanh tán huyết ứ, dưỡng ẩm da, giảm ngứa, khí hành huyết hành, bổ huyết, điều huyết và hoạt huyết,...

Một số loại dược liệu thường dùng như: Ngưu bàng tử, đơn bì, thiên hoa phấn, huyền sâm, trần bì, đương quy, liên kiều, huyền sâm…

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về bệnh vảy phấn hồng Gibert. Hy vọng độc giả nắm bắt những thông tin hữu ích về căn bệnh này và có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy nến phấn hồng là vô hại và không quay trở lại sau khi nó biến mất.

Bệnh vảy phấn hồng có để lại sẹo không là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Sẹo sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti, nhất là đối với phái nữ. Bài viết sau đây của Tapchidongyorg sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này. [caption id="attachment_26158" align="aligncenter" width="730"] Vảy...
Vảy phấn hồng kiêng ăn gì, nên ăn gì là điều mà hầu hết bệnh nhân đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những loại thực phẩm mà người bị vảy phấn hồng nên ăn cũng như không nên ăn từ lời khuyên của bác sĩ.  Bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn gì là tốt?...
Vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người mắc tự ti vì làn da mất thẩm mỹ. Do đó, nhiều người thắc mắc không biết vẩy phấn hồng bao lâu thì khỏi? Đâu là cách trị bảy vảy phấn hồng hiệu quả? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Phấn Hồng Gibert bằng YHCT


Bài viết liên quan