Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm mạch dị ứng là một tổn thương phức tạp gây viêm ở các hệ cơ quan như da, khớp, tiêu hóa,… Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, việc nhận biết sớm triệu chứng để chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Viêm mạch dị ứng là bệnh gì?

Viêm mạch dị ứng hay còn gọi là viêm mao mạch dị ứng, ban xuất huyết Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng phản vệ, ban xuất huyết dạng thấp. Đây là trạng thái viêm tại nhiều cơ quan, nơi các mạch máu nhỏ phản ứng quá mức do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Chẳng hạn như ở da, khớp, ruột, thận,...

Viêm mạch dị ứng không phải bệnh lý gây ảnh hưởng tới tính mạng. Song, những hậu quả mà nó để lại có thể khiến người bệnh khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, vận động, đi lại.

Viêm mạch dị ứng là một bệnh lý ban xuất huyết dạng phản vệ
Viêm mạch dị ứng là một bệnh lý ban xuất huyết dạng phản vệ

Dấu hiệu viêm mao mạch dị ứng

  • Xuất huyết da: Là một biểu hiện thường thấy ở người mắc viêm mạch dị ứng, xảy ra tại các nếp gấp của cánh tay, chân, đùi, quanh mắt cá chân, mông,... Đôi khi chúng có thể xuất hiện ở vùng bộ phận sinh dục, tai hoặc mũi.
  • Đau khớp: 75% trường hợp bị viêm mạch dị ứng có triệu chứng xuất huyết ở khuỷu tay, đầu gối, cổ chân,... hiếm khi xuất hiện ở bàn tay hay cổ tay. Đau, viêm khớp ở những vị trí gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động của người bệnh.
  • Triệu chứng ở hệ tiêu hóa: Phần lớn trường hợp viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em đều trải qua các vấn đề tiêu hóa như đau bụng quanh rốn. Ngoài triệu chứng này, trẻ có thể đi ngoài phân đen, nôn, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu.
  • Tổn thương ở thận: Với các triệu chứng như tiểu ra máu vi thể hoặc đại thể, protein niệu, viêm cầu thận, thậm chí là suy thoái chức năng thận.

Hình ảnh viêm mạch dị ứng

Triệu chứng Viêm Mạch Dị Ứng phổ biến

Bệnh viêm mạch dị ứng nguyên nhân do đâu?

Hiện nay, nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng chưa được xác định rõ. Song, các bác sĩ chuyên khoa có chỉ ra được mối liên hệ của bệnh với một số yếu tố sau:

  • Bệnh liên quan đến những người có cơ địa dị ứng với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, thức ăn (đậu nành, sữa, hải sản), thuốc, hóa chất, côn trùng,...
  • Xảy ra sau một thời gian người bệnh mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên khoảng vài tuần, với tỷ lệ khoảng 30 - 40%.
  • Trường hợp này có thể xảy ra ở người mắc bệnh dạ dày ruột tự miễn dịch, bệnh lupus và các tình trạng tự miễn dịch khác (sau khi dùng thuốc hoặc tiêm phòng vaccine).
  • Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, chẳng hạn như: Tụ cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, Mycoplasma, virus Varicella, cytomegalovirus, Parvovirus B19,...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Trong hầu hết các trường hợp, viêm mạch dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên những tổn thương do bệnh gây ra có thể để lại sẹo, khiến người bệnh tự ti.

Bên cạnh đó, nếu chủ quan, thăm khám và điều trị không đúng cách, người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như:

  • Tổn thương khớp: Bao gồm đau khớp, viêm khớp, vận động hạn chế, phù quanh khớp, đau gân. Tổn thương khớp có thể được điều trị khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày, dễ tái phát nhưng không làm biến dạng khớp.
  • Tổn thương thận: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, có nguy gặp phải ở các người lớn và trẻ em. Một số trường hợp tổn thương thận nặng cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
  • Tắc ruột: Biến chứng này xảy ra ở một số trường hợp, hậu quả là khiến thức ăn không di chuyển qua ruột như bình thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Một số biến chứng khác: Nam giới có thể bị xoắn thừng tinh và viêm tinh hoàn, tràn dịch màng phổi, xuất huyết phổi, nhồi máu cơ tim,...

Viêm mao mạch dị ứng biến chứng có thể gây tổn thương khớp
Viêm mao mạch dị ứng biến chứng có thể gây tổn thương khớp

Cách chẩn đoán viêm mạch dị ứng

Khám xét cận lâm sàng

Thông thường, để chẩn đoán phân biệt viêm mao mạch dị ứng, bác sĩ sẽ dựa vào các tiêu chí sau:

  • Lớn hơn 16 tuổi.
  • Trên da xuất hiện các nốt ở trên bề mặt dạng đa hồng cầu (chứa cả đốm nổi và đốm phẳng).
  • Xuất hiện triệu chứng ngứa da sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó.
  • Hỏi về lịch sử bệnh lý lâm sàng của bạn và thực hiện bài kiểm tra thể chất.
  • Đánh giá qua triệu chứng, hỏi về loại thuốc bạn sử dụng và tiền sử sử dụng thuốc cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

Khám xét lâm sàng

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện các thăm khác ở các cơ quan như đường tiêu hóa, thận, phổi, tim, hệ thần kinh để chẩn đoán chính xác hơn:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Các xét nghiệm này cung cấp thông tin về dấu hiệu viêm và tổn thương thận. Các chỉ số cần chú ý như sự tăng của bạch cầu, chỉ số viêm ESR (erythrocyte sedimentation rate) và CRP (C-reactive protein).
  • Sinh thiết: Một mẫu mô nhỏ tại các nốt phan ban có thể được phân tích để tìm bằng chứng tổn thương viêm xung quanh mạch máu.

Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Trẻ em từ 2 - 6 tuổi. Thống kê của Bộ y tế cho thấy, có 52% trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, 75% lưu hành bệnh trong độ tuổi 2 - 16 tuổi. Đặc biệt, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nữ giới.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm mạch dị ứng.
  • Người có tiền sử bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm da dị ứng.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với chất kích ứng như phấn bụi, thuốc, hóa chất, các loại thức ăn,...
  • Người sinh sống gần nơi ô nhiễm.
  • Người có hệ miễn dịch yếu, không đủ khả năng chống lại tác nhân gây dị ứng.

Trẻ trong độ tuổi 2-16 dễ mắc bệnh viêm mạch dị ứng
Trẻ trong độ tuổi 2-16 dễ mắc bệnh viêm mạch dị ứng

Phòng ngừa viêm mạch dị ứng hiệu quả

  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước.
  • Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục nâng cao sức khỏe.
  • Khi trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn cần đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị.
  • Tránh bị côn trùng đốt.
  • Tránh để cơ thể nhiễm lạnh.
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt. Người chăm sóc cần vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

Khi nào người bệnh cần tìm bác sĩ?

Trường hợp viêm mao mạch dị ứng đơn thuần, không gặp tổn thương thận và tiêu hóa kém, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau, bạn cần nhập viện ngay lập tức để theo dõi:

  • Tiểu ra máu.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Sưng đau khớp nghiêm trọng.
  • Phát ban trên da.

Phương pháp điều trị viêm mạch dị ứng an toàn

Điều trị viêm mạch dị ứng chủ yếu tập trung vào việc khắc phục triệu chứng, làm giảm tổn thương tối đa đến các cơ quan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm mạch dị ứng theo Tây y

Điều trị bảo tồn: Phương pháp này chỉ định cho bệnh nhân có ban xuất huyết đơn thuần. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối, không mang vác, vận động nặng.
  • Uống vitamin C liều cao mỗi ngày từ 1 - 2g (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch).
  • Uống đủ nước, theo dõi các biến chứng ở bụng và thận.
  • Sử dụng acetaminophen để giảm đau khi xuất hiện triệu chứng đau nhức do viêm khớp, phù, sốt hoặc khó chịu.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, theo đó người bệnh nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu nành, đậu phộng, vừng, thịt bò, thịt dê, đồ uống chứa cồn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị,...

Các loại thuốc điều trị:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc acetaminophen có thể giúp giảm sưng, viêm và cảm giác đau nhức tại mô mềm cho người bệnh.
  • Corticosteroid: Được sử dụng trong điều trị tình trạng phù da và viêm thận, đồng thời corticosteroid cũng có khả năng giúp cải thiện triệu chứng đau khớp ở người bệnh.
  • Các loại thuốc khác: Cyclosporine, Cyclophosphamide, Azathioprine, Dipyridamole, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, Globulin miễn dịch, dầu cá

Thay huyết tương: Biện pháp điều trị này được coi là có hiệu quả trong các đợt viêm mao mạch bùng phát cấp tính khi kháng trị với steroid.

Người bệnh kháng trị với steroid có thể được chỉ định thay huyết tương trị bệnh
Người bệnh kháng trị với steroid có thể được chỉ định thay huyết tương trị bệnh

Can thiệp phẫu thuật: Trường hợp người bệnh viêm mạch dị ứng gặp tình trạng thiếu máu cục bộ ruột nặng, phẫu thuật là phương pháp có thể được cân nhắc. Bên cạnh đó, ở những bệnh nhân tổn thương thận nặng, bác sĩ có thể chỉ định ghép thận. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, tình trạng tổn thương thận vẫn có thể xảy ra, do các kháng thể bệnh lý có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngay cả trên quả thận mới.

Phối hợp đa chuyên khoa: Viêm mạch dị ứng gây tổn thương cho nhiều cơ quan. Do đó, quá trình điều trị bệnh cần phải có sự phối hợp đa chuyên khoa.

Theo dõi điều trị dài hạn: Sau quá trình điều trị, bệnh nhân viêm mạch dị ứng cần theo dõi các vấn đề sau để kịp thời cấp cứu:

  • Nước tiểu và huyết áp: Nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, quá trình này nên được duy trì tối đa 6 tháng.
  • Xét nghiệm protein niệu: Loại trừ suy thận hoặc tăng huyết áp có thể phát triển, nên được kiểm tra mỗi 3 - 6 tháng 1 lần.
  • Các triệu chứng lâm sàng: Đau bụng, xuất huyết da, đau khớp, đi ngoài phân đen, nôn ra máu.

Trị bệnh viêm mạch dị ứng theo đông y

Điều trị Đông y tập trung hồi phục và tăng cường chức năng Tỳ vị, Can và sơ tiết.

Bài thuốc phương Ngọc bình phong tán

  • Chuẩn bị: 36g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 12g phòng phong.
  • Cách dùng: Sắc thuốc cùng 1500ml nước, chia làm 3 lần uống sau khi ăn. Kiên trì sử dụng 1 tháng để thấy rõ hiệu quả.

Bài thuốc Bảo nguyên thang

  • Chuẩn bị: 12g nhân sâm, 12 hoàng kỳ, 4g nhục quế, 4g cam thảo.
  • Cách dùng: Đem tẩm mật Hoàng kỳ, bỏ cuống nhân sâm, sau đó sắc cùng 1500ml nước. Đun tới khi cô đọng còn 300ml thì dừng. Uống 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc Thập toàn đại bổ

  • Chuẩn bị: 3 quả đại táo, 8g nhục quế, 4g cam thảo, 12g bạch truật, 12g thục địa, 12g xuyên khung, 3 lát sinh khương, 12g hoàng kỳ, 12g phục linh, 12g nhân sâm, 12 bạch thược, 12g đương quy.
  • Cách dùng: Bạn đem sao vàng các vị thuốc rồi cho vào nồi sắc. Sử dụng 3 lần/ngày.

Các bài thuốc dân gian cải thiện triệu chứng bệnh

  • Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng gừng nhằm giảm các triệu chứng của viêm mạch dị ứng bằng cách thêm gừng vào các món ăn hoặc uống nước gừng.
  • Mật ong: Một trong những tác dụng nổi bật của mật ong là chống viêm, khử khuẩn và giảm triệu chứng dị ứng. Uống 1 thìa mật ong mỗi ngày hoặc pha với nước ấm có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh.
  • Cỏ ba lá: Gel từ loài cây này có thể được sử dụng để làm dịu và giảm viêm trên da.

Trong dân gian áp dụng mẹo từ cỏ ba lá trị bệnh viêm mao mạch dị ứng
Trong dân gian áp dụng mẹo từ cỏ ba lá trị bệnh viêm mao mạch dị ứng

Dược liệu điều trị viêm mạch dị ứng

Sử dụng các dược liệu thiên nhiên cũng là cách điều trị viêm mạch dị ứng được nhiều người tin dùng. Một số dược liệu có thể sử dụng trong quá trình điều trị viêm mao mạch dị ứng như: Khương hoạt, bách bộ, bạc hà, sài đất, kim ngân hoa, cây cối xay, hoàng kỳ, khổ qua rừng, củ mài…

Trong Đông y, đây đều là những loại dược liệu có khả năng giảm viêm, đau, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Hiệu quả khi sử dụng dược liệu trị bệnh sẽ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của người mắc. Do đó, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Viêm mạch dị ứng là bệnh lý khá phổ biến. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị vẫn là một thách thức đối với các chuyên gia. Để tránh những rủi ro không đáng có, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe thường xuyên, thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Trong quá trình điều trị viêm mao mạch dị ứng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ.

Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mạch Dị Ứng bằng YHCT


Bài viết liên quan