Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Dị ứng là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu xử lý sai cách, dị ứng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy có những cách chữa bệnh dị ứng nào hiệu quả, an toàn không gây tác dụng phụ nguy hiểm?

Cách chữa bệnh dị ứng bằng mẹo dân gian đơn giản

Bên cạnh việc tuân thủ các biện pháp điều trị chuyên khoa, bạn có thể kết hợp với các mẹo dân gian tại nhà để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, mề đay.

Cải thiện dị ứng da với mật ong

Mật ong có khả năng chống viêm, làm dịu, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch. Người bệnh dị ứng có thể dùng mật ong để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.

Mật ong giúp cải thiện tình trạng dị ứng da
Mật ong giúp cải thiện tình trạng dị ứng da

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, người bệnh cần vệ sinh vùng da bị dị ứng rồi lau khô bằng khăn mềm.
  • Tiếp đến bạn thoa mật ong nguyên chất lên da hoặc kết hợp với gừng, cam thảo, chanh hoặc nha đam.
  • Đắp mật ong trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện từ 2 - 3 lần/ngày. Duy trì liên tục trong vòng 5 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Chữa dị ứng bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng có chứa các hợp chất chống oxy hóa như polyphenols và flavonoids, giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào. Điều này có thể làm giảm kích ứng da do dị ứng. Bên cạnh đó, sử dụng lá đinh lăng cũng giúp cải thiện miễn dịch, giảm viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 100g lá đinh lăng khô hoặc tươi, rửa sạch, để ráo.
  • Đem sắc cùng 1 lít nước trong 10 - 15 phút.
  • Uống nước lá đinh lăng thay nước lọc hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng dị ứng.

Sử dụng giấm táo

Trong giấm táo có chứa hàm lượng lớn acid acetic, một chất khử trùng tự nhiên. Bên cạnh đó, axit axetic trong giấm táo cũng giúp làm dịu cơn ngứa và giảm viêm da hiệu quả do dị ứng thời tiết. Đặc biệt, sử dụng giấm táo thường xuyên còn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây dị ứng như virus, vi khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch da, sau đó lau khô.
  • Tiếp đến, pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa hỗn hợp giấm táo lên da, để khô trong vòng 10 phút.
  • Dùng khăn mềm, nhúng nước ấm rồi vệ sinh lại vùng da bị dị ứng.

Khổ qua chữa dị ứng

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt tốt. Không những vậy, khổ qua còn có khả năng chống viêm, giảm ngứa, được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp dị ứng, nóng trong, nấm ngoài da,...

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 quả khổ qua, rửa sạch, thái lát rồi ngâm với nước muối.
  • Rửa sạch vùng da bị dị ứng, thấm khô.
  • Đắp khổ qua lên da trong vòng 30 phút.
  • Sau đó rửa sạch lại bằng nước.
  • Với trường hợp dị ứng nặng, bạn nên đắp mặt nạ khổ qua 3 lần/ngày để bệnh sớm cải thiện.

Mẹo chữa dị ứng bằng lá khế

Sử dụng lá khế giúp giải độc, thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm ngứa và kích ứng da. Không chỉ lành tính và hiệu quả, lá khế còn có sẵn trong vườn nhà, giúp bạn dễ dàng sử dụng khi cần.

Lá khế chữa dị ứng da hiệu quả
Lá khế chữa dị ứng da hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, đem ngâm với nước muối.
  • Vò nát lá khế, sau đó đem sắc cùng với 1 lít nước.
  • Hỗn hợp nước thu được bạn dùng để ngâm, rửa vùng da bị dị ứng.

Đánh giá hiệu quả:

Ưu điểm: An toàn, lành tình, dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Nhược điểm: Chỉ thích hợp với những người dị ứng mức độ nhẹ. Với người bị dị ứng mãn tính, các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả cao.

Chữa bệnh dị ứng bằng Tây y

Các loại thuốc tân dược thường được chỉ định như:

  • Thuốc giảm ngứa: Có tác dụng giảm tình trạng mẩn ngứa trên da. Bạn có thể tham khảo các loại kem bôi có chứa hydrocortisone hoặc calamine.
  • Thuốc chống viêm: Corticosteroids có thể được sử dụng để giảm sưng, viêm trong các trường hợp dị ứng da hoặc vấn đề về viêm nhiễm nặng hơn.
  • Thuốc kháng histamin: Là loại thuốc phổ biến được sử dụng để giảm ngứa, đỏ và các triệu chứng khác của dị ứng. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm fexofenadine (Allegra), cetirizine (Zyrtec), loratadine (Claritin), diphenhydramine (Benadryl).
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp có bội nhiễm da và chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Có tác dụng giảm ngứa ngáy, đau rát ngoài da. Đặc biệt, loại thuốc này có thể sử dụng trên vùng da có vết thương hở.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Loại thuốc này được sử dụng để kiểm soát phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, như trong trường hợp dị ứng hay tự miễn dịch. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch phổ biến là Corticosteroids, Azathioprine, Cyclosporine,...

Thuốc điều trị dị ứng trong Tây y cần dùng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc điều trị dị ứng trong Tây y cần dùng theo chỉ định của bác sĩ

Đánh giá hiệu quả:

  • Ưu điểm: Giảm ngứa tức thì, giúp làm dịu da, phục hồi tổn thương, đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Nhược điểm: Tiềm ẩn nguy cơ gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt,... Do đó, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có đơn kê từ bác sĩ.

Chữa dị ứng từ căn nguyên bằng bài thuốc Đông y

Theo Y học cổ truyền, dị ứng thuộc chứng bệnh "phong". Do đó, nguyên tắc điều trị sẽ tập trung "trị phong tiên trị huyết" - tức trị vào huyết, phong sẽ khỏi. Cụ thể như sau:

Bài thuốc 1

  • Chỉ định: Áp dụng cho bệnh nhân bị dị ứng, mẩn ngứa đơn thuần.
  • Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị 10g mã đề, 10g kim ngân hoa, 10g rau máu, 10g cam thảo đất, 12g lá đơn đỏ, 12g răng cưa. Tiếp đó đem sắc các vị thuốc đã chuẩn bị. Hỗn hợp thuốc thu được chia làm 3 phần, uống trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Chỉ định: Áp dụng cho trường hợp dị ứng thể nặng.
  • Cách thực hiện: Đem sắc hỗn hợp thuốc gồm 6g kim ngân hoa, 6g phòng phong, 4g thuyền thoái, 6g cam thảo, 8g hoàng bá, 8g đại hoàng, 10g kim ngân hoa, 12g rễ chàm mèo. Phần nước thuốc thu được người bệnh chia đều thành 3 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3

  • Chỉ định: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng gây mụn nhọt mẩn ngứa.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị 10g cam thảo đất, 10g sinh địa, 10g cúc hoa, 10g bồ công anh, 20g kim ngân hóa. Sắc hỗn hợp thảo dược cùng với 2 lít nước trong 20 phút. Hỗn hợp thuốc thu được dùng uống trong ngày, không để qua đêm.

Các bài thuốc Đông y nhiều người lựa chọn
Các bài thuốc Đông y nhiều người lựa chọn

Đánh giá hiệu quả:

  • Ưu điểm: Không chỉ làm giảm triệu chứng, các bài thuốc Đông y còn giúp tác động vào căn nguyên gây bệnh. Từ đó khắc phục và giảm tối đa nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về độ an toàn, không gây phụ thuộc cũng như tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Nhược điểm: Tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng thuốc đều đặn.

Khi nào bệnh nhân cần đi bác sĩ?

Các triệu chứng của dị ứng rất đa dạng. Nhẹ là các biểu hiện ngoài da. Trường hợp nặng hơn là các biểu hiện liên quan đến hô hấp. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện khi gặp một trong số các triệu chứng dưới đây:

  • Chảy nước mắt, sưng mắt, lưỡi, mặt.
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau quặn.
  • Ngứa dữ dội, mẩn ngứa, sưng nóng khắp người.
  • Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, thở rít.
  • Mệt mỏi, sốt tái phát, chóng mặt.

Dị ứng da trong thời gian dài gây ngứa diện rộng cần đi khám bác sĩ
Dị ứng da trong thời gian dài gây ngứa diện rộng cần đi khám bác sĩ

Những lưu ý khi chữa bệnh dị ứng

Để các cách chữa bệnh dị ứng tại nhà phát huy hiệu quả, trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế chà xát, gãi mạnh lên vùng da bị mẩn ngứa để tránh vết thương trở nên nghiêm trọng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lau người thật khô sau khi vận động mạnh.
  • Chọn các chất liệu quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, tránh gây bí da.
  • Không dùng các thực phẩm dễ gây kích ứng trong thời gian mắc bệnh như hải sản sữa, các loại hạt,...
  • Nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng dị ứng vẫn không thuyên giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về các cách chữa bệnh dị ứng. Lưu ý,khi triệu chứng dị ứng kéo dài nhiều ngày, tốt nhất nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan