Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ da liễu đến yếu tố mất cân bằng nội tiết. Việc tìm hiểu nguyên nhân chính xác là bước quan trọng đầu tiên để bạn có thể tìm cách điều trị phù hợp, từ đó cải thiện tình trạng ngứa.

Nguyên nhân gây cảm giác ngứa khắp người

Khi cảm thấy ngứa khắp cơ thể, nhiều người thường nghĩ ngay đến các vấn đề da liễu. Tuy nhiên, không chỉ những vấn đề da liễu mới gây ra cảm giác ngứa, mà còn có nhiều nguyên nhân khác.

Thời tiết đổi thay thường

Dị ứng thời tiết thường diễn ra vào những thời điểm chuyển mùa, khi nhiệt độ biến đổi đột ngột hoặc độ ẩm tăng cao. Nó tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc hoặc phấn hoa trong không khí. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra các phản ứng dị ứng như ngứa và nổi mẩn đỏ, giống như sau khi bị muỗi đốt.

Vết nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở vùng tay, chân và mặt tạo cảm giác khó chịu và kích thích để gãi. Việc gãi càng nhiều càng khiến mẩn đỏ lan rộng hơn và trở thành từng đám trên da.

Ngứa khắp người do thay đổi thời tiết
Ngứa khắp người do thay đổi thời tiết

Da khô gây ra cảm giác ngứa toàn thân

Khô da được xem là một trong những lý do hàng đầu gây ra cảm giác bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Đây là một vấn đề phổ biến đặc biệt ở người già, những người da đã trải qua quá trình lão hóa. Cũng như những người thiếu nước và thường xuyên tiếp xúc với nước nóng.

Khi da trở nên khô, nó thường bắt đầu trở nên căng và tróc vảy, gây ra cảm giác ngứa rát không chịu được. Da có thể trở nên khô ráp và xuất hiện các vết nứt nẻ, tăng thêm sự khó chịu và cảm giác ngứa.

Dị ứng thực phẩm và hóa chất

Nếu bạn bất ngờ bị ngứa, nổi mẩn và phát ban trên da mặt, ngực, hoặc tay sau khi ăn phải thực phẩm mới lạ. Có thể bạn đang gặp phải dấu hiệu của dị ứng thực phẩm.

Đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng, thậm chí chỉ cần tiếp xúc với một loại thực phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm hóa mỹ phẩm cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng, với tình trạng ngứa và mẩn lan rộng khắp cơ thể.

Các vấn đề da

  • Vảy nến: Da khô nứt nẻ, xuất hiện các mảng da phủ vảy bạc, gây ra cảm giác ngứa rát.
  • Viêm da dị ứng: Gây ra mẩn ngứa trên toàn cơ thể, thường xuất hiện ở má, cổ, khuỷu tay, mặt sau đầu gối và mắt cá chân. Thường gặp ở những người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng với phấn hoa.
  • Nhiễm nấm: Gây ra cảm giác ngứa và đau rát ở các vị trí nhiễm nấm, thường là ở các vùng da gấp như ngực hoặc bẹn.
  • Mề đay: Da xuất hiện nhiều mảng mẩn đỏ, lan ra từng vùng. Càng gãi càng ngứa và gây ra nhiều mẩn đỏ hơn. Người bị ngứa sẽ gãi và khiến da nổi mẩn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Các ký sinh trùng như ve, rận gây ra bệnh ghẻ. Biểu hiện là cảm giác ngứa trên toàn cơ thể, không kèm theo mẩn ngứa.

Các bệnh lý liên quan đến da

  • Các vấn đề về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc rối loạn chức năng gan. Sự tổn thương của tế bào gan và giảm khả năng đào thải độc tố có thể dẫn đến việc độc tố tích tụ. Gây ra cảm giác ngứa, khó chịu và cảm giác châm chích trong cơ thể. Nhiều người có thể trải qua cảm giác ngứa khắp cơ thể vào ban đêm và ban ngày.
  • Sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến tình trạng tương tự khi khả năng đào thải độc tố bị suy giảm.
  • Tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu dưới da, làm giảm khả năng cung cấp dưỡng chất cho da và gây ra da khô và ngứa.
  • Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng mề đay và da sần sùi.
  • Rối loạn nội tiết tố Estrogen có thể gây ra cảm giác ngứa không kiểm soát trong ngày và làm xuất hiện mụn nước nhỏ trên da. Thường xuyên gặp ở phụ nữ có thay đổi nội tiết tố sau khi sinh và các bà bầu.
  • Các bệnh xã hội như lậu, giang mai cũng có nguy cơ gây ra tình trạng ngứa toàn thân.
  • Ngứa khắp cơ thể có thể xuất hiện khi bị sốt xuất huyết, sốt phát ban, hoặc đi kèm với các vết như sau khi bị muỗi đốt.

Thận suy giảm chức năng có thể gây ngứa toàn thân
Thận suy giảm chức năng có thể gây ngứa toàn thân

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?

Nếu bạn gặp cảm giác ngứa sau khi tiếp xúc với một loại thực phẩm, sau khi tắm biển, hoặc chạm vào động vật, thực vật cụ thể, hoặc thậm chí sau khi thay đổi sản phẩm sữa tắm, mỹ phẩm,... nguyên nhân có thể là do dị ứng thời tiết hoặc hóa chất.

Trong trường hợp này không cần quá lo lắng. Chỉ cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận sau vài giờ hoặc vài ngày cảm giác ngứa sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, nếu cảm giác ngứa đi kèm với các biểu hiện bất thường trên da như mẩn đỏ, sưng phồng, đau rát thì có thể nguyên nhân là do các bệnh ngoài da. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám da liễu để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Nếu bạn gặp phải cảm giác bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Đồng thời có các triệu chứng liên quan đến bệnh gan, thận, tiểu đường, rối loạn máu, tuyến giáp hoặc các triệu chứng như:

  • Ngứa khắp cơ thể kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu giảm đi.
  • Bạn đã thử các biện pháp chữa ngứa tại nhà nhưng không có cải thiện và da có dấu hiệu viêm, sưng tấy, hoặc nhiễm trùng.
  • Cảm thấy mệt mỏi, sốt cao và ngứa dữ dội.

Cách chẩn đoán, khi nào cần đi khám?

Khi bạn trải qua cảm giác bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, việc chẩn đoán và quyết định khi nào cần đi khám y khoa là rất quan trọng.

  • Tự đánh giá triệu chứng: Hãy quan sát các triệu chứng đi kèm với cảm giác ngứa như mệt mỏi, sốt, đau đớn hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm trên da.
  • Thử các biện pháp tự chăm sóc: Trước tiên, bạn có thể thử các biện pháp tự chăm sóc như sử dụng kem dưỡng da không chứa hương liệu. Bạn cũng có thể sử dụng các loại dược phẩm giảm ngứa để xem liệu tình trạng có cải thiện không.
  • Tìm ra nguyên nhân: Hãy suy nghĩ về các yếu tố môi trường, thói quen ăn uống hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng có thể gây ra cảm giác ngứa.
  • Thời gian và cường độ cảm giác ngứa: Nếu cảm giác ngứa kéo dài và không giảm đi sau một thời gian hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.
  • Triệu chứng phổ biến của các bệnh lý: Nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng khác nhau như mẩn đỏ, sưng tấy hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và cần phải được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.

Khi cảm thấy bất an hoặc không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình. Cách tốt nhất là hãy đi thăm bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng mẩn ngứa trên toàn cơ thể mà không biết nguyên nhân. Cảm giác ngứa trở nên nặng ngày càng nặng hơn sau mỗi lần gãi. Đó là lúc cần phải thăm khám y tế để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

Việc quan trọng là phải điều trị từ gốc để cải thiện ngứa. Bởi vì, nếu chỉ giảm ngứa từ bên ngoài mà không giải quyết nguyên nhân sẽ làm kéo dài quá trình điều trị.

Sử dụng thuốc giảm mẩn ngứa toàn thân

  • Thuốc kháng Histamin H1 giúp ức chế sự tiết histamine trong cơ thể, làm giảm cảm giác ngứa và khó chịu trên da.
  • Thuốc Corticoid giúp giảm ngứa bằng cách làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch từ đó giảm ngứa, chống viêm và dị ứng.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thuốc uống với thuốc bôi có chứa dexamethasone. Thuốc này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

Thuốc kháng Histamin H1 giúp ức chế sự tiết histamine trong cơ thể, giảm ngứa
Thuốc kháng Histamin H1 giúp ức chế sự tiết histamine trong cơ thể, giảm ngứa

Điều trị các bệnh lý từ bên trong

Trong trường hợp mắc các bệnh lý gây ngứa như suy giảm chức năng gan, nóng gan, xơ gan, suy giảm chức năng thận, rối loạn tuyến giáp hoặc rối loạn nội tiết tố việc thăm khám y tế là cần thiết. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.

Đối với điều trị bệnh gan, phương pháp sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh gan từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Mục tiêu của điều trị là giải độc gan, bổ gan, hạ men gan và cải thiện các triệu chứng như nóng gan, mụn nhọt, suy giảm chức năng gan. Quy trình điều trị gan cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với điều trị bệnh thận, việc sử dụng các loại thuốc cải thiện chức năng thận và bổ thận cũng như việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng. Đồng thời, thăm khám và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ cũng là yếu tố then chốt trong quá trình điều trị.

Để điều trị rối loạn tuyến giáp có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc kháng giáp, thuốc chẹn beta hoặc thậm chí cần phẫu thuật tuyến giáp. Các phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân và sẽ được các bác sĩ đưa ra chỉ định.

Đối với rối loạn nội tiết tố, điều trị thường bao gồm việc bổ sung nội tiết tố nữ từ thực phẩm chứa Estrogen thực vật hoặc sử dụng liệu pháp Estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp Estrogen tổng hợp này cần được chỉ định và giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.

Các bài thuốc dân gian điều trị ngứa khắp người

  • Sử dụng mật ong kết hợp với lá húng quế: Bạn có thể trộn lá húng quế nhuyễn với mật ong và thoa lên vùng da bị ngứa. Ngoài ra, cũng có thể ép lá húng quế và trộn với mật ong để tạo nước uống. Phương pháp này có thể giúp giảm cảm giác ngứa trên cơ thể mà không gây nổi mẩn hiệu quả.
  • Sử dụng trà xanh: Vò nát 100g lá trà xanh để lấy nước, sau đó pha loãng với nước mát và sử dụng để tắm trong ngày. Trà xanh có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, chỉ sau vài lần tắm bằng nước trà xanh này cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm đáng kể.
  • Dùng dầu dừa: Vệ sinh da sạch sẽ và sau đó thoa dầu dừa lên các vùng da bị ngứa, đặc biệt là vùng bị ngứa nhiều. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm và ngăn ngừa da khô, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy một cách đáng kể. Đây cũng là phương pháp thông thường để xử lý ngứa da mặt tại nhà mà nhiều người sử dụng.

Dầu dừa có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, an toàn
Dầu dừa có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, an toàn

Các mẹo trị bệnh ngứa khắp người không rõ nguyên nhân

Ngoài những phương pháp đã nêu, nếu cảm thấy ngứa khắp cơ thể không thuyên giảm. Bạn có thể tham khảo những mẹo chữa ngứa dưới đây:

Sử dụng lá tắm để giảm cảm giác ngứa

Để giảm cảm giác ngứa, ngoài cách "uống thuốc" thì "tắm bằng lá" của các loại cây dưới đây cũng có hiệu quả đáng kể. Bạn có thể thử áp dụng các loại lá sau để giảm ngứa:

  • Tắm với nước lá trầu không giúp kháng khuẩn và giảm ngứa toàn thân.
  • Sử dụng nước lá trà xanh để giảm cảm giác ngứa toàn thân không rõ nguyên nhân.
  • Tắm bằng nước lá khế kết hợp với muối giúp giảm ngứa.
  • Áp dụng nước lá ổi để chữa mẩn ngứa và ngăn chặn sự giải phóng histamine.
  • Sử dụng bột yến mạch khi tắm để dưỡng ẩm, giảm khô da và giảm ngứa.

Uống sinh tố giúp thanh lọc cơ thể và làm mát gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Do đó, khi bạn gặp tình trạng ngứa, có thể là dấu hiệu của gan bị quá tải không thể loại bỏ độc tố hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể bổ sung các loại sinh tố và nước ép sau:

  • Uống sinh tố từ rau má, diếp cá giúp thanh lọc gan và làm mát gan. Đặc biệt hữu ích khi gan suy giảm chức năng gây ra cảm giác nóng gan và mẩn ngứa toàn thân.
  • Uống nước mướp đắng để cải thiện chức năng gan và giảm cảm giác ngứa.
  • Tăng cường uống nước lọc để giúp gan hoạt động tốt hơn.
  • Uống các loại trà thảo dược giúp làm mát gan như trà hoa cúc, trà giảo cổ lam và trà lá sen.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày

Các biện pháp như loại bỏ yếu tố gây dị ứng hoặc thay đổi vật liệu quần áo. Chăm sóc da thường xuyên có thể giúp giảm cảm giác bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể thử áp dụng:

  • Thoa nha đam lên vùng da ngứa để làm dịu da và giảm ngứa.
  • Hạn chế việc gãi da vì việc này có thể làm tăng cảm giác ngứa và gây tổn thương cho da.
  • Chọn quần áo làm từ vật liệu thoáng mát và an toàn như sợi tre, lụa, cotton hoặc bông mềm.
  • Tránh tắm nước nóng vì nước nóng có thể làm nở mao mạch dưới da và tăng cảm giác ngứa.
  • Sử dụng chườm lạnh hoặc tắm nước mát khi cảm thấy ngứa.
  • Dùng mặt nạ và dưỡng ẩm cho da hàng ngày.
  • Khi tiếp xúc với hóa chất nên đeo găng tay để bảo vệ da.

Lưu ý đối khi bị ngứa không rõ nguyên nhân

  • Duy trì vệ sinh sạch sẽ cho nhà cửa, đồ đạc và giường chăn.
  • Tránh tiếp xúc với các dị ứng tiềm ẩn như phấn hoa hoặc lông động vật.
  • Hạn chế việc gãi và tránh cọ xát da để tránh tình trạng trầy xước và nhiễm trùng.
  • Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chọn các sản phẩm dịu nhẹ với da.
  • Bổ sung vitamin C, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của cơ thể.
  • Cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách loại bỏ hoặc giảm ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng và kích thích da.
  • Tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định.

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và các biện pháp xử lý hiệu quả đã được giới thiệu ở trên. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa trên toàn cơ thể, việc đi khám ngay là cần thiết để nhận được phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm bớt cảm giác ngứa một cách nhanh chóng và an toàn.


Top địa chỉ phòng khám Bị Ngứa Khắp Người Không Rõ Nguyên Nhân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan