Phòng phong hay còn được gọi là sơn hoa trà. Đây được coi là thần dược trị bách bệnh trong dân gian, được nhiều người bệnh tin dùng. Một số công dụng điển hình của vị thuốc như phong hàn, phụ tử, ích thần, cảm mạo,… đặc biệt là giải độc, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần, tác dụng,… của loại thảo dược này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Phòng phong là gì? Có những loại nào?

Cây phòng phong thuộc họ hoa tán (Apiaceae) có tên khoa học đầy đủ là Ledebouriella seseloides Wolff. Trong dân gian, loại thảo dược này thường được gọi bằng cái tên bách chi, hồi thảo, bỉnh phong,…

Theo một số tài liệu cho biết, phòng phong được chia làm hai loại chính. Tuy đều thuộc họ hoa tán nhưng với mỗi loại thảo dược sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

phong-phong-co-tac-dung-gi
Vị thuốc phòng phong được sử dụng nhiều hiện nay

  • Radix Ligustici brachyloba: Chủ yếu là rễ cây khô, đã qua phơi, sấy của cây xuyên phòng phong.
  • Radix Seseli: Với nhiều tên gọi như vân phòng phong, trúc diệp phòng phong. Loại thảo dược này chủ yếu được bào chế từ rễ khô của cây phong Vân Nam và phòng phong lá thông. 

Bên cạnh đó, còn rất nhiều dược diệc khác cũng được gọi là phong phong. Dó đó, bạn cần nắm chính xác thông tin này để mua đúng dược liệu mình đang tìm kiếm, hạn chế tình trạng mua nhầm, sai thảo dược.

Đặc điểm nhận biết cây phòng phong

Phòng phong thuộc loài thực vật sống lâu năm, thân cây thẳng với chiều cao khoảng 100cm – 120cm. Lá cây thường mọc đan xen có hình xẻ lông chim, cuống lá dài khoảng 5 – 8cm, rộng 2 – 3cm, đầu hơi nhọn, không có răng cưa nhìn xa rất giống lá ngải cứu. 

Hoa thường mọc thành chùm, màu trắng hình tán ghép. Trong mỗi tán lại chứa 5 – 7 tán nhỏ với một tán nhỏ chứa 5 – 10 bông hoa. Thông thường loại cây này cho quả kép, có hình dạng như trứng dẹp, màu nâu nhạt, trơn nhẵn và không có lông bao phủ như những loại quả khác. 

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy viền gân thẳng trên lưng quả với 3 ông tinh dầu. Rễ cây xù xì, thường có nhiều đốt thô và đường vân rất dễ bẻ gãy.

Ngoài ra, loại cây này được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên,  thuộc Trung Quốc. Người ta thường lấy phần rễ cây để bào chế thành các bài thuốc Đông y. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có loại dược liệu này, chủ yếu là nhập khẩu bên ngoài. 

Thành phần, công dụng của thảo dược

Phòng phong là dược liệu có vị cay, ngọt, tính ấm và không độc, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe điển hình nhất là tinh dầu, các acid hữu cơ. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra, các thành phần hóa học có trong thảo dược như Mannitol, Phenol, Anomalin, Scopolatin, Xanthotoxin, Falcarindiol,... mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người bệnh.

phong-phong-co-tac-dung-gi
Tác dụng của vị thuốc đối với sức khỏe con người

Một số công dụng tuyệt vời mà dược liệu mang lại như:

  • Kháng khuẩn, tiêu viêm: Phòng phong có tác dụng tiêu viêm và ức chế quá trình lâu lan, phát triển của các vi khuẩn, virus. Điều này đã được kiểm chứng ở nhiều đối tượng bệnh và cho kết quả cao.
  • Tác dụng giảm đau: Theo ghi chép của một số sử sách để lại cho biết, sử dụng thảo dược có tác dụng thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau.
  • Cân bằng nhiệt độ cơ thể: Loại dược liệu này còn có tác dụng thanh nhiệt, đào thải các độc tính trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.
  • Chữa đau nhức xương khớp, chóng mặt: Theo kinh nghiệm dân gian cho biết, sử dụng thảo dược này giúp giảm nhanh tình trạng mệt mỏi, đau nhức giúp cơ thể được thư thái, nhẹ nhàng.
  • Trừ phong thấp, chứng phong hàn: Theo nghiên cứu của Đông y kết hợp với một số ghi chép trong các cuốn dược học Trung học chứng minh rằng, phòng phong có tác dụng khu phong, trừ ngoại cảm phong hàn hiệu quả, an toàn.
  • Một số công dụng khác: Bên cạnh những công dụng trên thuốc còn có tác dụng cân bằng âm dương, điều hòa cơ thể, bổ mắt, ích thần, thông lợi ngũ tạng,... được nhiều người điều trị và cho kết quả tốt.

Một số bài thuốc được bào chế từ phòng phong

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc được bào chế từ dược liệu phòng phong giúp điều trị hiệu quả các bệnh như: Đau đầu, ra mồ hôi tay, mụn nhọt, tiêu chảy,... Đặc biệt đây còn được đánh là thảo dược quý hiếm, thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc của Đông y. Điển hình là một số bài thuốc như:

Bài thuốc chữa đau đầu, suy nhược cơ thể

Điều trị đau đầu, cơ thể mệt mỏi bằng phòng phong là một trong những bài thuốc phổ biến, được áp dụng liên tục bởi sự an toàn, hiệu quả.

phong-phong-co-tac-dung-gi
Sử dụng phòng phong chữa chứng đau đầu, suy nhược cơ thể

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị hai loại thảo dược là phòng phong và bạch chỉ.
  • Lưu ý, nên sử dụng nguyên liệu bột.
  • Sau đó cho ít nước và mật vào rồi đánh đều tay.
  • Nặn thành các viên thuốc như quả táo tàu.
  • Sau đó đem ra ngậm mỗi ngày một viên để đạt được kết quả như ý.

Bài thuốc thanh nhiệt, chữa chứng sơ phong giải biểu

Ngoài điều trị đau đầu loại thảo dược này còn được sử dụng trong những bài thuốc điều trị chứng phong giải biểu, giúp thanh nhiệt cơ thể.Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như phòng phong, xuyên khung, bạch thược, cam thảo, bạc hà, đương quy,...
  • Mang tất cả các thảo dược ngâm với nước muối sau đó đem sắc thuốc uống mỗi ngày.
  • Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp, sử dụng nguyên liệu bột tán thành viên và uống.
  • Nên uống thêm với trà gừng để đạt hiệu quả cao hơn nhé!

Phòng phong chữa tình trạng ra mồ hôi

Với bài thuốc này, cách chế biến vô cùng đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng.

Cách thực hiện

  • Dùng 3 dược liệu chính là phòng phong, đẳng sâm và xuyên khung.
  • Đem sắc với 700ml nước sạch và uống mỗi ngày.
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày và duy trì trong thời gian 3 - 5 ngày.

Bài thuốc trị ngộ độc phụ tử, ô đầu 

Ngộ độc phụ tử, ô đầu khiến mọi người lo lắng, bất an. Tuy nhiên, bệnh sẽ không quá nghiêm trọng nếu bạn bình tĩnh và áp dụng bài thuốc từ vị thuốc phòng phong.

Cách thực hiện

  • Dùng dược liệu phòng phong chất lượng, sạch.
  • Cho vị thuốc vào đun sôi với nước khoảng 30 - 35 phút
  • Sau đó lấy nước thuốc để uống, cơ thể sẽ thực hiện đào thải độc.
  • Uống 2 lần sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh.

Bài thuốc trị phát ban, mụn nhọt và thương hàn

Phát ban, mụn nhọt là bệnh lý ngoài ra gây ngứa ngáy, khó chịu và để lại nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Do đó, để sớm dứt điểm căn bệnh này bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như phòng phong, cam thảo,...

phong-phong-co-tac-dung-gi
Trị mụn nhọt, phát ban hiệu quả từ vị thuốc Đông y

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn cần chuẩn bị phòng phong, cam thảo, chi tử, liên kiều 
  • Có thể tán thành bột hoặc sử dụng nguyên liệu thô sắc thuốc.
  • Dùng 3 lần mỗi ngày với khoảng 8 - 10g hỗn hợp các dược liệu/ngày.
  • Tuyệt đối, không áp dụng bài thuốc quá 1 tuần để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bài thuốc trị khí hư ra màu xanh

Đây là bài thuốc được rất nhiều chị em phụ nữ áp dụng thành công. Vì vậy, nếu đang gặp tình trạng bệnh như trên thì bạn nên dùng thử vị thuốc để đón nhận được kết quả bất ngờ nhé!

Cách thực hiện

  • Dùng các nguyên liệu sau: phòng phong, chỉ tử khoảng 10g, trần bì, sài hồ mỗi loại 5g, phục linh, cam thảo 20g mỗi thứ.
  • Cho nguyên liệu vào nồi và bỏ khoảng 700ml nước.
  • Đun sôi thuốc khoảng 7 - 10 phút sau đó thưởng thức.
  • Nên duy trì bài thuốc trong 2 - 4 ngày để thấy được hiệu quả.

Trị bệnh tiêu chảy, bụng đau, sốt cao

Sử dụng vị thuốc phòng phong, hoàng cầm,... có thể giúp thuyên giảm nhanh các bệnh về đường ruột, ho, sốt cao, đau bụng. Theo đó, bạn chỉ cần dùng 40g dược liệu mỗi loại và đem sắc với nước và đem sử dụng sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng.

Chữa trị đại tràng ở người cao tuổi

Sử dụng vị thuốc điều trị tình trạng đại tràng ở người cao tuổi là phương pháp trị liệu an toàn, hiệu quả và được rất nhiều người tin tưởng, áp dụng hiện nay.

phong-phong-co-tac-dung-gi
Phòng phong được xem là vị thuốc quý dành cho người cao bị đại tràng

Cách thực hiện

  • Chỉ cần chuẩn bị 3 nguyên liệu là chỉ thục, phòng phong, cam thảo.
  • Cho vị thuốc đã chuẩn bị vào đun sôi khoảng 10 phút.
  • Uống mỗi ngày, đặc biệt nên dùng vào các buổi sáng, tối để nhận được kết quả cao nhất.

Bài thuốc trị chóng mặt, khí uất, chán ăn, khó ngủ

Theo một số tài liệu có ghi chép, sử dụng vị thuốc phòng phong không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn, giảm thiểu tình trạng chóng mặt.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Dùng các nguyên liệu như phòng phong, nhân sâm, sinh khương, bạch truật,...
  • Rửa sạch và đem sắc thuốc uống mỗi ngày.
  • Nên chia lượng thuốc thành 3 lần uống/ ngày.
  • Uống thuốc trong khoảng 1 tuần để nhận được kết quả.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Phòng phong là thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng và sử dụng “đúng người, đúng bệnh” cho kết quả điều trị cao, người bệnh nên chủ động nắm rõ những điều sau:

phong-phong-co-tac-dung-gi
Những điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc

  • Không tự ý mua, sử dụng loại dược liệu này nếu chưa có sự cho phép từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Với một số trường hợp người bệnh bị nguyên khí hư, sinh nhiệt cực phong, huyết hư sinh thì không nên sử dụng thảo dược trong điều trị bất cứ bệnh gì.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh cũng không nên dung nạp dược liệu vào cơ thể. 
  • Không nên dùng chung với các thảo dược như: Bạch cập, nguyên hoa, gừng, tỳ giải,... tránh làm mất công dụng của thuốc cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm không đáng có.
  • Đặc biệt, không dùng thuốc với trẻ em bị tiêu chảy, hay bị co giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.
  • Trường hợp âm hư hỏa vượng người bệnh cần cẩn trọng trước khi sử dụng, để an toàn cho chính mình bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.
  • Với những người bị hen suyễn, phế hư, thường xuyên ra mồ hôi cũng không nên sử dụng dược liệu một cách tùy tiện, cần có sự chỉ định từ bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tránh tình trạng sử dược liệu trong thời gian quá dài gây ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng hoạt động trong cơ thể.
  • Phòng phong là thảo dược tự nhiên chính vì vậy quá trình điều trị thường chậm, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng đúng lộ trình, liều lượng, chỉ định từ phía chuyên gia, bác sĩ.
  • Với một số cơ địa nhạy cảm, cần chú ý đến cơ thể để nhận biết các dấu hiệu lạ, dị ứng,... để kịp thời thăm khám và điều trị.
  • Ngoài tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc trên người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Nên dung nạp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể để sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Rèn luyện thói quen tốt, sinh hoạt khoa học, nên ăn, ngủ, nghỉ có giờ giấc. Đặc biệt, hãy nâng cao thể lực, sức đề kháng cho cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên.

Phòng phong có tác dụng gì? Có thể nói, đâu là một trong những thảo dược quý không chỉ có tác dụng bồi dưỡng cơ thể mà còn điều trị hiệu quả, dứt điểm các bệnh lý nguy hiểm. Theo đó, người bệnh nên nắm rõ những thông tin liên quan đến vị thuốc này để áp dụng các bài thuốc một cách hiệu quả, an toàn, phù hợp với cơ địa của mình.


Nhóm bệnh

Bài viết liên quan

cu-mai
cay-ma-de
cay-bac-ha
tra-hoa-vang