Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Với tính chống viêm, sát khuẩn và giảm ngứa mạnh, muối được coi là “khắc tinh” của bệnh mề đay. Dưới đây là 8 cách trị mề đay bằng muối đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể làm thực hiện ngay tại nhà.

Tác dụng của muối trong việc điều trị mề đay

Bên cạnh phác đồ điều trị của các bác sĩ, người bệnh hiện nay có xu hướng dùng mẹo dân gian để khắc phục triệu chứng mề đay. Nổi bật trong đó là cách dùng muối. Vậy muối có tác dụng gì trong việc điều trị mề đay? Tại sao được tin dùng nhiều?

Theo Đông y, muối có vị mặn, tính hàn, khả năng giải độc rất tốt. Vì vậy thường được sử dụng để trị các bệnh viêm nhiễm, dị ứng ngoài da, trong đó có bệnh mề đay.

Theo y học hiện đại, muối chứa lượng lớn natri clorua, cùng nhiều nguyên tố vi lượng. Đây là “vũ khí” sắc bén giúp trị mề đay hiệu quả bởi những tác dụng tuyệt vời dưới đây:

  • Muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa trên da. Điều này giúp giảm sưng tấy, cũng như nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng muối để trị mề đay còn mang lại  hiệu quả trong việc loại bỏ tế bào chết, làm sạch da. Loại bỏ bụi bẩn, chất gây kích ứng – căn nguyên của bệnh mề đay.
  • Muối có khả năng hấp thụ nước từ da, làm khô vết nổi mề đay. Điều này giúp giảm ngứa ngáy một cách hiệu quả.
  • Massage da bằng muối còn giúp kích thích tuần hoàn máu dưới da, giúp da nhận được dưỡng chất tốt hơn và nhanh hồi phục.
Muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa trên da
Muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa trên da

Nhìn chung, cách trị nổi mề đay bằng muối chỉ giúp giảm triệu chứng, không điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên thực hiện cho những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng mới khởi phát.

Với trường hợp nặng, người bệnh cần chú trọng vào điều trị bằng các biện pháp y tế để ngăn biến chứng. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể đến muối để hỗ trợ vệ sinh, phục hồi làn da.

8 cách trị mề đay bằng muối “siêu đơn giản”

Với những cách sử dụng muối vô cùng đơn giản dưới đây sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mề đay mẩn ngứa khó chịu. Đây cũng là những phương pháp cải thiện bệnh tại nhà giúp tiết kiếm phi phí tối đa.

1. Ngâm vùng da mề đay trong nước muối

Dùng nước muối ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay là cách chữa bệnh đơn giản nhất. Phương pháp này không chỉ xoa dịu các nốt kích ứng mà còn giảm ngứa tạm thời. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chuẩn bị:

  • Muối hột.
  • Nước ấm.

Cách làm:

  • Bạn cho muối vào chậu nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hết.
  • Ngâm rửa vùng da bị bệnh vào nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó rửa sạch.
  • Nếu bị mề đay toàn thân bạn có thể dùng nước muối để tắm.

2. Chườm muối

Ngoài ngâm rửa, người bệnh mề đay có thể thực hiện phương pháp chườm nóng. Sức nóng của muối sẽ giúp giảm ngứa, tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm.

Chuẩn bị:

  • Muối hột.
  • Khăn mỏng hoặc túi chườm.

Cách làm:

  • Bạn cho muối hột vào chảo rang nóng đến khi nghe tiếng nổ tanh tách.
  • Đổi muối ra khăn hoặc túi chườm rồi gói lại.
  • Sau khi vệ sinh vùng da bị bệnh bạn chườm muối lên đến khi nguội hẳn. Lưu ý nhiệt độ vừa phải để không gây bỏng cho da.
Chườm muối sẽ giúp giảm ngứa, tăng khả năng sát khuẩn
Chườm muối sẽ giúp giảm ngứa, tăng khả năng sát khuẩn

3. Muối kết hợp với mướp đắng

Trong lá mướp đắng có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, giảm ngứa và làm dịu da. Vì vậy kết hợp cùng muối sẽ làm tăng thêm hiệu quả trong việc điều trị.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá mướp đắng.
  • Muối hột.

Cách làm:

  • Lá mướp đắng rửa sạch, để ráo.
  • Bạn cho lá mướp đắng vào cối, giã nát cùng ít muối hột.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh sau đó bạn đắp hỗn hợp này lên trên.
  • Massage nhẹ nhàng, để 30 phút cho các dưỡng chất ngấm sâu vào da rồi rửa lại với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện ngày 2 lần đến khi triệu chứng thuyên giảm.

4. Muối kết hợp lá trầu không

Trầu không có vị cay, tính ấm, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả. Việc sử dụng lá trầu không kết hợp cùng muối sẽ góp phần thúc đẩy quá trình làm lành, tái tạo tế bào da tổn thương.

Chuẩn bị:

  • 1-2 lá trầu không.
  • Muối hột.

Cách làm:

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không, đem rửa thật sạch rồi cho vào nồi nấu sôi cùng muối. Lọc lấy phần nước, pha ấm vừa đủ rồi dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh 15-20 phút.
  • Cách 2: Trầu không sau khi rửa sạch bạn đem giã nát cùng muối. Đắp hỗn hợp này trực tiếp lên vùng da ngứa mề đay. Đợi khoảng 15-20 phút rồi đem rửa sạch. Thực hiện ngày 1-2 lần, duy trì liên tiếp trong 3-5 ngày.

5. Muối kết hợp ngải cứu

Tinh dầu trong lá ngải cứu có khả năng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn. Vì vậy khi kết hợp với muối sẽ cho hiệu quả cải thiện bệnh tăng lên bất ngờ.

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá ngải cứu.
  • Muối hột.

Cách làm:

  • Cách 1: Bạn lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với muối trong khoảng 10 phút. Đổ hỗn hợp này ra ngoài, pha thêm nước lạnh vừa đủ rồi dùng với độ ấm vừa phải, sau đó dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh.
  • Cách 2: Bạn chọn lá ngải cứu thật già, đem rửa thật sạch, đợi ráo. Cho ngải cứu vào chảo rang cùng muối hột, đến khi lá ngải quắt lại thì đổ ra khăn hoặc túi chườm. Sau đó làm sạch vùng da bị bệnh, chườm trực tiếp lên. Thực hiện đến khi lá nguội.
Muối kết hợp ngải cứu giúp giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn
Muối kết hợp ngải cứu giúp giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn

6. Muối kết hợp với kinh giới

Trong lá kinh giới chứa các hoạt chất như D-menthol, d-limonene, menthol racemic giúp khử trùng, chống viêm, sát khuẩn rất mạnh. Vì thế, được nhiều người dùng kết hợp cùng muối để đẩy lùi triệu chứng của bệnh mề đay.

Chuẩn bị:

  • Lá kinh giới.
  • Muối hột.

Cách làm:

  • Lá kinh giới bạn đem rửa kỹ nhiều lần rồi vò nhẹ cho vào nồi.
  • Đổ ngập nước, thêm 2 thìa muối,  đun sôi.
  • Đổ nước lá kinh giới ra chậu, cởi quần áo ngoài rồi dùng khăn mỏng trùm kín, xông khoảng 10-15 phút.
  • Thực hiện ngày 3 lần sẽ thấy bệnh cải thiện tốt.

7. Muối và lá tía tô

Trong lá tía tô có nhiều hoạt chất có khả năng ức chế histamin, chống ngứa cho da. Thêm vào đó, lượng vitamin và khoáng chất trong loại lá này khi kết hợp cùng muối còn giúp cải thiện triệu chứng mề đay hiệu quả.

Vì vậy đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi bị ngứa ngáy, khó chịu làm phiền lâu ngày.

Chuẩn bị:

  • Lá tía tô.
  • Muối hột.

Cách làm:

  • Tía tô sau khi rửa sạch, để ráo bạn cho vào nồi đổ ngập với nước.
  • Thêm muối rồi đun sôi.
  • Sau khi nước sôi, bạn đổ ra thau, đợi nguội rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh tầm 10-15 phút.

8. Muối kết hợp hoa cúc trắng

Dùng hoa cúc trắng có thể chữa lành tổn thương, trị mụn, cải thiện mề đay. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả dân gian thường truyền tai nhau kết hợp cùng muối.

Chuẩn bị:

  • Muối trắng.
  • Hoa cúc.

Cách làm:

  • Bạn dùng lá hoa cúc trắng rửa sạch rồi đem giã nát cùng muối.
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da đang nổi mề đay.
  • Đợi khoảng 20-30 phút cho các tinh chất thấm sâu sau đó rửa sạch lại với nước.
Hoa cúc trắng có thể chữa lành tổn thương, trị mụn, cải thiện mề đay
Hoa cúc trắng có thể chữa lành tổn thương, trị mụn, cải thiện mề đay

Trị mề đay bằng muối cần lưu ý gì?

  • Dùng muối với lượng vừa phải khi pha nước tắm hoặc tiến hành ngâm rửa. Bởi lượng muối nhiều, khiến độ sát khuẩn tăng cao dễ làm tổn thương làn da bị bệnh. Da khô ráp, khó chịu  hơn.
  • Sau khi ngâm rửa nước muối cần phải bôi kem dưỡng ẩm và uống nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cho da.
  • Không áp dụng cách trị mề đay bằng muối khi da có vết thương hở, lở loét, chảy máu.
  • Vệ sinh sạch làn da hàng ngày, nhất là trước khi thực hiện phương pháp chườm, đắp bằng muối.
  • Hiệu quả cách trị mề đay bằng muối phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh. Phương pháp này thường cho hiệu quả từ từ. Vì vậy người bệnh cần kiên trì dùng nếu muốn cải thiện
  • Nếu tình trạng mẩn ngứa, phát ban trên da không giảm, có xu hướng lan ra bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trên đây là 8 cách trị mề đay bằng muối đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Mặc dù an toàn, lành tính nhưng phương pháp này không thể điều trị dứt điểm căn bệnh. Vì vậy với trường hợp nặng, người bệnh nên tham khảo thêm các cách trị liệu chuyên sâu như dùng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc liệu pháp ánh sáng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan