Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa ở trên mặt hay còn được gọi là chàm da mặt gây nên những tổn thương mất thẩm mỹ ở ngoại hình. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể khiến vùng da bị tổn thương lan rộng, gây thâm sạm và để lại sẹo. Cùng tìm hiểu các kiến thức về bệnh cũng như cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả trong bài viết dưới đây:

Bị viêm da cơ địa ở mặt là căn bệnh mang yếu tố di truyền và cơ địa. Bệnh thường đi kèm hiện tượng tổn thương dạng viêm vùng da mặt (trán, cằm, má…). Do vùng da trên mặt nhạy cảm nên sẽ dễ để lại thâm sẹo ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Việc điều trị cần khoa học để cải thiện dứt điểm bệnh đồng thời ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo, thâm ở da.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Triệu chứng của bệnh thường không rõ rệt khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác như viêm da tiết bã, nổi mề đay, viêm da cơ địa dị ứng ở mặt,… Khi thấy những dấu hiệu bất thường ngoài da, nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để xác định bệnh cho chính xác.

Viêm da cơ địa ở mặt xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em, biểu hiện bệnh theo từng độ tuổi cũng có sự khác biệt. Ở trẻ nhỏ, các vùng tổn thương do bệnh có thể tập trung nhiều hơn ở phần da hai bên má, miệng. Khác với người trưởng thành, viêm da cơ địa gây tổn thương diện rộng trên bất kỳ vị trí nào trên mặt.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt

Trẻ bị viêm da cơ địa ở mặt thường khởi phát trong giai đoạn trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Một số ít trẻ mắc bệnh muộn hơn khi ở giai đoạn 2-5 tuổi. Bệnh có thể kéo dài cho tới lúc trưởng thành. Đôi khi sẽ tự khỏi khi trẻ lớn.

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh ở trẻ qua một số dấu hiệu bao gồm:

  • Vị trí tổn thương ở da vùng má, xuất hiện nhiều các vết ban hồng hoặc đỏ hình móng.
  • Một số trường hợp nặng đi kèm mụn nước li ti, trẻ hay vô thức đưa tay gãi gây vỡ, chảy dịch, sưng nề.
  • Da khô, có các vảy bong tróc kèm cảm giác ngứa ngáy nhẹ.
  • Tình trạng bệnh có xu hướng kéo dài đến khi trẻ lớn sẽ tự thuyên giảm. Cũng có nhiều trường hợp phải sống chung với bệnh suốt đời.
Hình ảnh mặt trẻ bị viêm da cơ địa
Hình ảnh mặt trẻ bị viêm da cơ địa  

Biểu hiện bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Ở người trưởng thành, tình trạng viêm da cơ địa ở mặt có nhiều khác biệt. Triệu chứng có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi thuyên giảm. Tuy vậy các yếu tố như hóa chất độc hại, dị ứng mỹ phẩm… ở người lớn khiến bệnh dễ chuyển nặng và khó điều trị.

Triệu chứng bệnh ở người lớn có thể nhận biết thông qua:

  • Cảm giác ngứa râm ran kèm hiện tượng da trở nên khô bong tróc nhẹ trước khi có các tổn thương viêm da khác.
  • Xuất hiện dần những vết hồng ban hoặc mẩn đỏ nhiều kích thước khác nhau trên mặt.
  • Vị trí các tổn thương viêm ở cả má, trán thậm chí lan xuống cổ,sau tai…
  • Một số trường hợp viêm da cơ địa lan vào vùng da môi, gây nên chàm môi.
  • Nổi mụn nước dễ vỡ. Khi vỡ rỉ dịch màu trắng đục hoặc vàng nhạt.
  • Vùng da bị viêm có xu hướng khô lại, đóng vảy sừng, bong tróc.
  • Tình trạng ngứa ngáy ở người lớn có thể chuyển biến nặng gây đau rát
Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt người lớn
Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt người lớn

Các nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa trên mặt

Việc xác định nguyên nhân gây bệnh gặp nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia da liễu, viêm da cơ địa có mối liên hệ với các yếu tố cơ địa và di truyền. Đồng thời môi trường sống và các tác nhân dị ứng xung quanh cũng tác động dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh viêm da cơ địa.

Đối với da mặt, các nguyên nhân tác động có thể khiến bệnh bùng phát bao gồm:

  • Kích ứng với mỹ phẩm: Nhiều người có thói quen sử dụng mỹ phẩm thường xuyên. Sản phẩm không đảm bảo có thể chứa nhiều chất hóa học độc hại, về lâu dài khiến da bị kích ứng, bào mòn da giúp các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập. Khi này bệnh còn được xác định với tên viêm da cơ địa dị ứng ở mặt.
  • Da mặt phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài: Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia UV có hại cho da. Nếu thường xuyên để da mặt, tiếp xúc với nắng mà không che chắn hay có biện pháp bảo vệ, da sẽ bị tổn thương tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Làn da không được vệ sinh đúng cách: Làn da chứa nhiều bụi bẩn bã nhờn bít kín lỗ chân lông khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Do đó vệ sinh da sai cách chính là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở mặt.
  • Da quá khô do thời tiết khô hanh hoặc không được dưỡng ẩm: Độ ẩm trên bề mặt da đóng vai trò quan trọng. Khi da thiếu ẩm dẫn đến quá khô mất đi lớp màng bảo vệ da bên ngoài. Từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập gây nên bệnh.
  • Tâm lý căng thẳng kéo dài: Yếu tố tâm lý là một trong những tác nhân dẫn đến viêm da hoặc khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Mặt bị viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở mặt khiến cho làn da phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Không dừng lại ở đó, nguy hiểm hơn khi da mặt bị nhiễm trùng, bội nhiễm có thể dẫn đến sẹo thâm, lồi lõm vĩnh viễn trên da.

Bệnh kéo dài dai dẳng khiến tâm lý bệnh nhân bị ảnh hưởng: tự ti trong giao tiếp, lo lắng căng thẳng kéo dài… Đặc biệt nguy hiểm khi các tổn thương ngoài da dễ lan rộng ra cả vùng cổ, sau tai và gáy nếu việc điều trị và chăm sóc da không phù hợp.

Ở trẻ nhỏ, cần hết sức cẩn trọng với bệnh. Bởi làn da trẻ non nớt, nhạy cảm, nhiều trẻ đã phải sống chung với những tổn thương mất thẩm mỹ ngoài da đến khi lớn. Bệnh ở trẻ dễ chuyển biến thành mãn tính và càng khó chữa khỏi sau này. Theo đó, đây là một căn bệnh nghiêm trọng và cần được chăm sóc cũng như biện pháp càng sớm càng tốt.

Viêm da cơ địa mặt biến chứng
Viêm da cơ địa mặt biến chứng

Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không và các cách chữa

Viêm da cơ địa được xếp vào các chứng viêm da mạn tính. Rất khó trong việc tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Phần lớn người bệnh có thể tái phát lại các triệu chứng  sau điều trị. Tốt hơn hết nên có các biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh ngay từ sớm. Lựa chọn cách chữa viêm da cơ địa ở mặt phù hợp giúp giảm thiểu khả năng bệnh tái phát tối đa nhất.

Một số phương pháp chữa bệnh được ưa chuộng nhất hiện nay gồm:

Chữa viêm da cơ địa tại nhà theo mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian có thể áp dụng tại nhà nhằm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra.Tuy nhiên hiệu quả thực sự của cách này chưa được kiểm chứng. Dưới đây là một số mẹo dân gian phổ biến được sử dụng:

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Một nắm lá khế rửa sạch đem giã nát cùng vài hạt muối. Dùng hỗn hợp chà nhẹ lên da mặt trong khoảng 10 phút rồi đi rửa lại với nước.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng: Lá cây lược vàng rửa sach rồi đem ngâm nước muối. Đem giã nhuyễn cùng vài hạt muối tinh.Đắp lên da đã vệ sinh sạch trong 20 phút rồi rửa lại với nước..
  • Viêm da cơ địa được chữa bằng cây vòi voi: Sử dụng cây voi voi chữa bệnh tương tự như lá lược vàng hay lá khế. Cần đảm bảo vệ sinh trong quá trình thực hiện
  • Sử dụng lá trầu không chữa viêm da cơ địa: Trầu không có thể dùng để giã nát rồi đắp ngoài da hoặc đun nước tắm/ xông hơi để làm giảm ngứa, viêm ngoài da.
  • Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Bên cạnh việc dùng lá lốt giã nát để đắp hay chà xát ngoài da, người bệnh có thể uống nước đun từ lá lốt. Bổ sung thêm loại lá này vào bữa ăn giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, tiêu viêm…
Cây vòi voi - một cây thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh viêm da cơ địa
Cây vòi voi – một cây thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh viêm da cơ địa

Thuốc trị viêm da cơ địa ở mặt bằng Tây y

Khi chọn chữa bệnh bằng thuốc tân dược, người bệnh thường được kê sử dụng một số loại thuốc đặc trị gồm thuốc uống và thuốc bôi ngoài. Tây y đem lại hiệu quả giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ nhờn thuốc, và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong phác đồ điều trị gồm:

  • Kem dưỡng ẩm bôi ngoài da: giúp làm mềm, giảm tình trạng ngứa ngay, bong tróc do bệnh gây nên
  • Thuốc bôi kháng histamine, thuốc kháng sinh: liều lượng cần theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ
  • Thuốc bôi chứa corticoid: không được chỉ định cho trường hợp da quá mỏng do có thể gây bào mòn da. Liều lượng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định bác sĩ.
  • Thuốc uống kháng sinh: Được chỉ đinh trong trường hợp bệnh có dấu hiệu viêm loét, nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh dạng uống giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bênh…

Đối với trẻ nhỏ làn da còn nhạy cảm do đó việc dùng thuốc Tây sẽ gây nên các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Trường hợp này trẻ được chỉ định điều trị bằng kem dưỡng ẩm và vệ sinh da bằng nước muối sinh lý.

Tìm hiểu phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc  Đông y

Theo nguyên lý của Y học cổ truyền, viêm da cơ địa xuất hiện do các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, độc tố uất tích dưới da gây nên. Để chữa bệnh một cách hiệu quả, cần đi sâu đẩy lùi căn nguyên từ bên trong. Khi khí huyết lưu thông, độc tố được đào thải khi này bệnh mới thực sự được chữa khỏi.

Thuốc Đông y thường sử dụng các thảo dược thiên nhiên, cân chỉnh theo tỷ lệ phù hợp theo cơ địa và thể trạng bệnh mỗi người. Bên cạnh đẩy lùi triệu chứng, thảo dược còn giúp tăng sức đề kháng tự nhiên của da, ngăn chặn khả năng viêm da cơ địa tái phát trên mặt.

Đông y là phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả tận gốc
Đông y là phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả tận gốc

Một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa của y học cổ truyền được nghiên cứu bài bản gồm có:

  • Thanh đinh thang: Mang tới  công dụng trừ phong nhiệt, thấp nhiệt, bồi bổ khí huyết. Thành phần được tạo nên từ các thảo dược như sài đất, đảng sâm, đơn đỏ, hoàng liên, trúc diệp, đan sâm… Thuốc được sử dụng dưới dạng sắc thang. Sử dụng đều đặn hàng ngày để thấy được hiệu quả
  • Kinh phòng bại độc tán: Tác dụng tán phong, trừ thấp,đồng thời thanh nhiệt, tán độc từ bên trong. Bài thuốc bào chế từ các thảo dược gồm: thuyền thái 4gr, cát cánh 6gr. sài hổ, kinh giới, độc hoạt, phòng phong, thương hoạt mỗi loại 8gr,8gr bạch tiên bì, phục linh, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi loại lấy 12gr. Sắc nước uống hàng ngày để cải thiện bệnh.
  • Thanh bì dưỡng can thang: Bài thuốc được nghiên cứu và phân phối bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Thanh bì dưỡng can thang mang lại tác dụng 3 trong 1 nhờ 3 chế phẩm uống – bôi- ngâm rửa. Thành phần bài thuốc gồm phòng phong, ích nhĩ tử, trầu không, mò trắng, tang bạch bì, bồ công anh, ké đầu ngựa…

Viêm da cơ địa ở mặt kiêng gì? Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày

Chế độ sinh hoạt và ăn uống đóng vai trò không hề nhỏ trong việc đẩy lùi viêm da cơ địa ở mặt. Theo đó nên ghi nhớ một số điều dưới đây để có một làn da khỏe mạnh:

  • Giữ ẩm cho da, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Vệ sinh da đúng cách, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Hạn chế trang điểm đậm. Các sản phẩm mỹ phẩm sử dụng cần cân nhắc xem thành phần có lành tính hay không.
Vệ sinh và chăm sóc da mặt đúng cách giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa
Vệ sinh và chăm sóc da mặt đúng cách giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa
  • Dùng kem chống nắng lành tính khi ra ngoài trời.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, với trẻ nhỏ nên sử dụng quần áo mềm mại.
  • Hạn chế căng thẳng kéo dài khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học: uống đủ nước, bổ sung rau xanh và vitamin, khoáng chất… Hạn chế ăn hải sản như tôm hùm, cua… Không uống rượu bia, thức ăn nhiều gia vị, chất béo…

Ngoài ra ngay khi thấy có các dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa ở mặt, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Từ đó phác đồ điều trị phù hợp sẽ được xây dựng giúp viêm da cơ địa được đẩy lùi hiệu quả hơn.  Mong rằng với những thông tin được cung cấp trong bài, độc giả đã có cho mình những phương pháp phòng ngừa và chữa bệnh khoa học.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không

Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa mất dấu vân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan rộng. Tình trạng này do đâu mà xuất hiện, có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị, phục hồi là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tapchidongy.org tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiện tượng và tìm...
Nhắc đến các bệnh về da phổ biến hiện nay không thể bỏ qua bệnh viêm da cơ địa. Ngoài thắc mắc về nguyên nhân, cách chữa, thì không ít người bệnh phân vân về việc bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Tham khảo ngay các thông tin sau để biết được câu trả lời chính...
Viêm da cơ địa có di truyền không, lây không khi mà đây là căn bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người. Để biết câu trả lời chính xác xoay quanh vấn đề này, hãy tham khảo thông tin về bệnh viêm da cơ địa được tapchidongy tổng hợp trong bài viết dưới đây.  Viêm da cơ địa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan