Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y giúp người bệnh hạn chế được nỗi lo về tác dụng phụ và khả năng lạm dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, sự thiếu thông tin trong việc lựa chọn cơ sở, bài thuốc và cách áp dụng lại là điều khiến không ít người bệnh e ngại. Bài chia sẻ dưới đây sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất về phương pháp này. 

Có nên sử dụng cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y

Theo ghi chép từ các y liệu cổ, nổi mề đay còn được gọi là tầm ma chẩn hay phong chẩn khối. Bệnh khởi phát chủ yếu do sự tấn công của phong hàn, phong nhiệt hoặc thể thực tích (dị ứng đồ ăn). Về lâu dài sẽ khiến can thận hư âm, cơ thể mất đi sự cân bằng âm dương, khí đới ứ trệ, độc tố tích tụ mà phát qua da. Vì vậy, muốn trị khỏi bệnh phải bắt nguồn từ những căn nguyên nằm sâu trong cơ thể. Tùy theo thể bệnh, nguyên nhân sẽ có phương hướng can thiệp khác nhau. 

Theo Đông y, muốn trị khỏi bệnh phải bắt nguồn từ những căn nguyên nằm sâu trong cơ thể
Theo Đông y, muốn trị khỏi bệnh phải bắt nguồn từ những căn nguyên nằm sâu trong cơ thể

Bệnh nổi mề đay mãn tính là một trong những dạng phổ biến của nổi mề đay, tiến triển từ thể cấp tính. Người mắc trong giai đoạn này thường có nguy cơ biến chứng cao hơn, các biểu hiện có thể tái phát nhiều lần trong 3 năm (65%), 8 năm (85%) và thậm chí 10 năm (5%). Việc can thiệp bằng các sản phẩm tân dược có thể giúp khắc phục nhanh các biểu hiện ngoài da. 

Tuy nhiên nếu lạm dụng trong thời gian dài cũng sẽ khiến người bệnh đối diện với tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chính vì vậy, người bệnh đang ngày càng có xu hướng lựa chọn các phương pháp chữa mề đay mãn tính bằng Đông y. Tuy nhiên mọi phương pháp điều trị đều có hai mặt ưu – nhược điểm mà bạn nên cân nhắc:

Ưu điểm

  • Tận dụng dược tính của các loại thảo dược từ thiên nhiên nên có tính an toàn và lành tính cao hơn.
  • Công thức của các một số bài thuốc được kế thừa và phát triển từ những ghi chép và nghiên cứu của nhiều vị danh y nổi tiếng.
  • Tác dụng sâu, toàn diện vào nhiều bộ phận bên trong cơ thể thay vì chỉ tập trung vào các biểu hiện ngoài da.
  • Có thể gia giảm liều lượng của thành phần để tạo thành bài thuốc phù hợp nhất với từng cơ địa riêng biệt.
  • Phù hợp với nhiều cơ địa kể cả phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.

Nhược điểm

  • Thời gian tác dụng chậm, liệu trình dài ngày khiến người bệnh nản chí.
  • Vị thuốc đặc trưng của phương pháp Đông y thường khó uống, mùi hương đặc trưng có thể gây khó chịu cho một số người có tâm lý sợ thuốc.
  • Hiệu quả cuối cùng phụ thuốc rất nhiều vào cơ địa người bệnh.
  • Nhiều dược liệu, phòng khám, bài thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, phóng đại tác dụng.
  • Người bệnh mất nhiều công đun sắc, bảo quản, không tiện lợi để mang đi xa.
  • Chỉ phù hợp với mề đay mãn tính chưa biến chứng (phù mi mắt, phù môi, đau quặn bụng, khó thở hoặc ngất xỉu)

7 cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến, đã được phân loại dựa trên những nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bạn đọc có thể tham khảo.

Chữa mề đay bằng Đông y theo thể phong hàn

Nổi mề đay mãn khi trời lạnh hoặc dị ứng thời tiết là dạng bệnh xảy ra phổ biến mỗi khi thời tiết giao mùa. Đi kèm với các nốt sẩn ngứa, người bệnh có thể dễ dàng quan sát thấy sắc da nhợt nhạt, cảm phong hàn, hắt hơi, đau họng.

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y theo thể Phong Hàn
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y theo thể Phong Hàn
  • Bài thuốc 1: Bạch chỉ, mễ  nhân, thương nhĩ tử, quế chi, đan sâm, phòng phong, giả tô.Đong lượng vừa đủ từ 12 – 16g. Sau đó đem đun sắc với 400ml nước trong vòng 30 phút. Khi thuốc đã cạn bằng một nửa so với ban đầu thì đổ ra và uống trực tiếp. Áp dụng ngày 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc 2:  Sử dụng nguyên liệu gồm Tần bì, khương thanh, xuyên khung, bạch dược, cam thảo, thủy xương bồ, đương quy, quế chi, thương nhĩ. Mỗi vị 16g, đun sắc với 500ml. Đun cho tới khi nước cạn đủ 3 bát thì tắt bếp, đổ ra dùng dần. Mỗi thang sắc được 2 – 3 lần uống, sử dụng ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Bao gồm bắc sài hồ, hoa kim ngân, đơn đỏ, tang ký sinh, bồ công anh, cam thảo bắc, thiên niên kiện, quế chi đun sắc với 4 bát nước lớn. Đợi cho tới khi nước bên trong nồi cạn vừa đủ 2 bát thì tắt bếp. Sử dụng ngày 2 – 3 lần, nên uống ngay khi còn ấm. Áp dụng kiên trì 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Thuốc Đông y chữa mề đay thể phong nhiệt

Bệnh mề đay có thể khởi phát do yếu tố nhiệt độ, thường là mề đay vật lý. Người mắc khi nhiễm phong nhiệt sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể, dẫn tới nóng gan, nổi mề đay mẩn ngứa, các nốt sần phù nhanh chóng lây lan ra các bộ phận khác nhau. Cùng với đó là các biểu hiện đi kèm như táo bón, tiểu vàng, sạm da.

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y theo thể Phong Nhiệt
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y theo thể Phong Nhiệt
  • Bài thuốc 1: Đơn đỏ, địa sinh, kim ngân, liên kiều, ngưu bàng tử, hồi thảo, cam thảo, giả tô, mỗi vị 10g. Đem rửa sạch và cho vào nồi đun cùng với 500ml nước. Để lửa nhỏ cho tới khi thuốc đã vơi dần vừa đủ 3 bát thì tắt bếp. Uống khi ấm ngày 2 – 3 lần. Mỗi ngày 1 thang và không để qua đêm. 
  • Bài thuốc 2: Ké đầu ngựa, bột sắn dây, bồ công anh, rau má, hạ khô thảo, kinh giới, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm mỗi vị 15g. Sau đó sắc chung với 4 bát nước. Đun cho tới khi thuốc cạn chỉ còn một nửa so với ban đầu thì tắt bếp, đổ ra dùng dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, nên uống khi còn ấm.  Tránh để qua đêm dẫn tới biến đổi dược tính.

Cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y – thể thực tích

Trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có khả năng gây kích ứng da. Khi bị nổi mề đay thể thực tích, người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, da sần ngứa, nổi mẩn ngứa thành mảng.

Bài thuốc Đông y chữa mề đay do dị ứng thức ăn
Bài thuốc Đông y chữa mề đay do dị ứng thức ăn

Bài thuốc: Địa mạch, nam sơn trà, phục linh, thược dược, mề gà, hoa cúc, tiêu mạch nha, kim nhân hoa. Mỗi vị 12g, sắc cùng với 450ml nước. Chờ tới khi thuốc cạn bằng 2 so với ban đầu, có thể đổ ra bát và dùng khi còn ấm. Sử dụng mỗi ngày 1 thang, kiên trì trong ít nhất 10 ngày sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

Lời khuyên khi áp dụng cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y

Để áp dụng đúng cách, đảm bảo cho ra hiệu quả tối ưu nhất đòi hỏi người bệnh cần chú ý một số điều như sau:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về dược liệu, công dụng sản phẩm, thầy thuốc, đơn vị kinh doanh trước khi quyết định thăm khám.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng với mong muốn đẩy nhanh hiệu quả hoặc tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình.
  • Nên ưu tiên các sản phẩm được bào chế dưới dạng cao đặc hoặc gói đóng sẵn để tiện lợi khi mang đi xa và bảo quản dễ dàng hơn.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn chứa dầu mỡ đã chiên qua nhiều lần, các chế phẩm từ sữa, đồ ăn ngọt hoặc sử dụng gia vị cay nồng.
  • Tăng cường ăn rau xanh, bổ sung chất xơ và các loại vitamin trong bữa ăn hoặc biến tấu với các loại nước ép, sinh tố.
  • Vệ sinh da thường xuyên, tránh sai lầm kiêng nước hoàn toàn. Bạn nên sử dụng nước ấm khi tắm. Có thể kết hợp với các loại nước lá thuốc chữa mẹo, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với nước không lâu hơn 15 – 20 phút.
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu xảy ra bất kỳ phản ứng khác thường nào trong quá trình điều trị.

Hy vọng thông qua các phương thuốc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y mà bài viết đã chia sẻ, độc giả đã trang bị cho mình thêm những kiến thức bổ ích về việc lựa chọn giải pháp, cách sử dụng hiệu quả và phòng ngừa căn bệnh này. 

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan