Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa là một chứng bệnh da liễu mãn tính, không thể chữa khỏi và dễ tái phát. Do đó, để kiểm soát bệnh tốt, tránh phụ thuộc vào thuốc Tây y, bạn có thể chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt. Tác dụng của lá lốt cũng như các cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

Lá lốt và công dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa

Lá lốt là cây thân thảo với độ cao 30 – 40cm, thân cây nhiều đốt với tán lá rộng, thường tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Trong y học cổ truyền, lá lốt là một vị thuốc có tính ấm, vị cay, thường dùng để điều trị các bệnh da liễu nhờ khả năng kháng viêm, giảm ngứa tốt. trong khi đó, ở góc độ y học hiện đại, lá lốt lại sở hữu nhiều hoạt chất quý giá giúp ức chế khuẩn bệnh và làm lành da nhanh chóng.

Theo đó, những công dụng nổi bật khiến lá lốt được sử dụng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa đến vậy là:

Theo y học cổ truyền:

  • Có tác dụng ôn trung, tán hàn, kháng viêm, giảm ngứa, sát khuẩn.
  • Do đó, lá lốt được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, tổ đỉa, á sừng,…

Theo y học hiện đại: Lá lốt chứa các thành phần như flavonoid, benzyl axetat, beta-caryophylen, ancaloit,… có tác dụng:

  • Kháng viêm, giảm sưng đỏ, ngứa rát.
  • Ức chế sự phát triển và tăng sinh của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo da, giúp da mau lành.
Lá lốt và công dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa
Lá lốt và công dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa

Hướng dẫn 5 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt

Điều trị viêm da cơ địa bằng lá lốt rất đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà và hầu như không có tác dụng phụ. Chính vì vậy đây là một trong những cách chữa viêm da cơ địa rất được ưa chuộng. Tùy vào mỗi địa phương mà có sự sáng tạo, sử dụng lá lốt khác nhau để chữa căn bệnh viêm da này. Dưới đây là những mẹo thường dùng nhất.

1. Xông hơi lá lốt

Khi được nấu lên, các tinh chất có trong lá lốt dễ dàng thẩm thấu vào vết thương, giúp chúng mau lành và cải thiện tình trạng mẩn ngứa do viêm da cơ địa gây ra mà không cần đến các loại thuốc đặc trị viêm da cơ địa.

Chuẩn bị:

  • 300 gram lá lốt tươi hoặc phơi khô
  • Nồi lớn

Tiến hành:

  • Rửa sạch lá lốt, sau đó cho vào nồi lớn cùng 3 lít nước.
  • Đun sôi, để lửa nhỏ 5 – 10 phút rồi cho nồi vào phòng kín.
  • Người bệnh trùm chăn, mở hé nắp nồi rồi xông hơi từ từ những vị trí viêm da, tránh làm nóng quá gây tổn thương.

Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp các triệu chứng của bệnh như mẩn ngứa, khó chịu… thuyên giảm.

Xông hơi lá lốt
Xông hơi lá lốt

2. Tắm bằng lá lốt

Một trong những cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt đơn giản tại nhà bạn có thể thực hiện ngay chính là đun nước để tắm.

  • Rửa sạch 1 nắm lá lốt. Nên chọn loại bánh tẻ (không quá non, không quá già).
  • Cho lá lốt đã rửa vào nồi cùng với 3 lít nước. Đun sôi thì đun thêm khoảng 10 – 15 phút để các tinh chất của lá lốt tiết ra hết vào nước.
  • Đổ nước đã đun vào bồn, pha thêm nước mát cho đến khi còn ấm là có thể tắm được.
  • Bạn ngâm người trong nước lá lốt khoảng 30 phút, kết hợp lá lốt chà nhẹ nhàng lên các vùng da bị tổn thương. Sau khi tắm xong, tráng lại bằng nước sạch và thấm khô người.

Tiến hành tắm đều đặn ngày 1 lần đến khi bệnh tình thuyên giảm.

3. Đắp lá lốt lên vùng da bệnh

Trường hợp vùng da bị viêm không quá lớn, ở những vị trí dễ thấy thì người bệnh có thể đắp trực tiếp lá lốt thay vì tắm. Bằng cách này, các hoạt chất sẽ tác động trực tiếp đến khu vực da viêm nhiễm từ đó tăng hiệu quả điều trị, hồi phục vết thương nhanh chóng. Cách đắp lá lốt gồm những bước là:

Chuẩn bị:

  • 20 gram là lốt tươi
  • Gạc sạch
  • 1 thìa muối hạt
  • Chày, cối đá

Tiến hành:

  • Rửa sạch lá lốt rồi ngâm trong nước muối loãng 15 phút để làm sạch hết bụi bẩn, vi khuẩn hay các loại bọ trên lá. Tráng lại lá lốt bằng nước sạch rồi để cho ráo.
  • Cho lá và muối vào cối theo tỷ lệ cứ 20gram lá thì dùng ½ thìa cà phê muối. Giã nát hỗn hợp.
  • Vệ sinh bề mặt da viêm bằng nước ấm, dùng khăn bông lau cho da khô, tránh dùng lực mạch khiến da bị trầy xước.
  • Đắp lá lốt vừa giã lên vùng da bệnh, sử dụng băng gạc để cố định bã, tránh bị rơi hoặc xô lệch khỏi vết thương khi di chuyển.
  • Đắp lá lốt trong 20 đến 30 phút rồi tháo băng, rửa sạch lại với nước. Người bệnh nên duy trì đắp lá lốt đều đặn 1 lần/ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Đắp lá lốt lên vùng da bệnh
Đắp lá lốt lên vùng da bệnh

4. Đun lá lốt uống

Để đem lại tác dụng nhanh chóng thì ngoài việc sử dụng thuốc ngoài da, bạn nên đun thuốc uống thay nước trong ngày để đem lại hiệu quả điều trị từ trong ra ngoài.

Chuẩn bị:

  • 30 gram lá lốt
  • Chảo, nồi đun nước

Tiến hành:

  • Dùng nước rửa sạch lá lốt. Sau đó, vớt ra rổ và đợi thật ráo nước.
  • Cho lá lốt vào chảo sao cho đến khi lá săn lại. Sau đó, cho lá cùng với 500ml nước vào nồi đun sôi, để nhỏ lửa 10 – 15 phút, tắt bếp.
  • Đổ ra ấm cho nguội rồi uống làm nhiều lần. Chỉ sử dụng nước thuốc trong ngày, tránh để qua đêm sẽ thuyên giảm tác dụng. Duy trì đều đặn mỗi ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu bởi bệnh viêm da cơ địa.

5. Dùng trong các món ăn

Một trong những cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt là dùng loại lá này chế biến thành các món ăn ngon thơm, bổ dưỡng.

Món chả lá lốt

Chả lá lốt là một trong những món ăn thơm ngon, hấp dẫn rất được lòng mọi người. Vì thế, các bạn có thể chế biến món ăn này vừa đổi vị vừa hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.

Chuẩn bị:

  • Lá lốt bánh tẻ: 1 bó
  • Thịt lợn xay: 300g
  • 2 củ hành khô
  • Hành lá
  • Các loại gia vị như hạt nêm, mắm, bột ngọt, hạt tiêu

Cách làm:

  • Lột bỏ vỏ hành khô, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Hành lá loại bỏ rễ, lá sâu úa. Tiếp đến, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Lá lốt dùng nước để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Cho thịt vào bát, thêm chút mì chính, bột canh, hạt tiêu vào sao cho phù hợp. Tiến hành trộn đều và để thịt ngấm gia vị trong thời gian 10 – 15 phút.
  • Cho thịt đã ướp vào từng lá lốt và tiến hành cuốn lại, đảm bảo cuốn chặt tay để thịt được giữ nguyên trong lá lốt khi rán.
  • Cho chảo lên bếp, đun nóng dầu thì cho từng miếng chả lá lốt đã cuốn vào. Tiến hành rán đều hai mặt để chả chín đều.
  • Gắp chả ra, đặt dưới giấy thấm dầu. Sau đó, bày ra đĩa và ăn kèm với cơm nóng hay bún đều rất ngon.
Món chả lá lốt
Món chả lá lốt

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt thịt viên

Chuẩn bị:

  • Lá lốt 100 gram
  • Cà rốt ½ củ
  • Thịt lợn xay
  • Gia vị

Tiến hành:

  • Cà rốt rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn. Lá lốt rửa sạch, thái sợi vừa ăn.
  • Thịt trộn tiêu, mắm, hạt nêm rồi viên thành từng viên thịt nhỏ.
  • Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng già thì cho cà rốt vào xào nhanh tay, đổ 500ml nước vào đun sôi.
  • Cho thịt viên vào nồi, tiếp tục đun cho đến khi các viên thịt nổi lên là thịt đã chín. Cho lá lốt vào, đảo qua, tắt bếp, nêm lại gia vị và ăn khi canh vẫn còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa viêm da cơ địa

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả, an toàn:

  • Nên chọn lá lốt tươi, xanh, không dập nát. Rửa sạch lá lốt trước khi sử dụng.
  • Không nên đun lá lốt quá lâu vì có thể làm mất đi các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh.
  • Nên thử nghiệm trước trên một vùng da nhỏ để xem có phản ứng dị ứng hay không.
  • Không sử dụng lá lốt cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Lá lốt chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và kết hợp với các biện pháp khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Qua bài viết trên mong rằng phần nào giúp bạn có thể tìm được giải pháp trị bệnh an toàn ngay tại nhà.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan