Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Viêm da cơ địa hay còn được biết đến với tên chàm, eczema là một trong những bệnh viêm da mãn tính và có thể tái phát nhiều lần. Đặc biệt căn bệnh này thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh và có thể bám theo người bệnh đến cả tuổi trưởng thành. Vậy bệnh viêm da cơ địa là gì? Tìm hiểu thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc đúng cách trong bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh chàm eczema, bệnh liken đơn mạn tính, bệnh sẩn ngứa besnier, chàm thể tạng, chàm cơ địa. Nhiều người thắc mắc viêm da cơ địa tiếng Anh là gì? Trong các tài liệu y khoa quốc tế, bệnh có tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis.
Bệnh viêm da mãn tính đặc trưng bởi viêm lớp nông ở da, có thể tiến triển và tái phát thành từng đợt. Biểu hiện lâm sàng với những mảng da bị đỏ ửng, da khô, nứt nẻ bong từng mảng, ngứa ngáy và xuất hiện nhiều mụn nước. Đặc biệt đây là căn bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và thường khởi phát sớm ngay từ giai đoạn sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện cùng với các sốt, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Các loại viêm da cơ địa thường gặp
Viêm da cơ địa bệnh học được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Dưới đây là các thể bệnh thường gặp nhất:
- Viêm da cơ địa dị ứng tiếp xúc: Thường gặp ở vùng da hở khi tiếp xúc với các dị nguyên như niken, xi măng, cao su,…. Các tổn thương cơ bản gồm đỏ da, xuất hiện mụn nước, hơi phù nề. Chuyển qua giai đoạn mãn tính da thô ráp, bị bong tróc, có vảy da.
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Thường gặp ở vị trí da bị xây xát, vết bỏng, vết đốt,… do dị ứng với độc tố của vi khuẩn tụ cầu, liên cầu khuẩn, nấm Trichophyton. Tình trạng bội nhiễm nặng dẫn đến đám tổn thương bị trầy, chảy dịch mủ, vảy tiết.
- Viêm da cơ địa chàm thể đối xứng: Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngày, thường xuất hiện đối xứng như ở 2 bên khuỷu tay, 2 bàn tay, 2 bàn chân,…
- Viêm da thể đồng tiền: Tổn thương trên da có hình tròn hoặc oval đồng xu, có mụn nước, da nổi sẩn, phù, sau đó xuất hiện vảy da có liken hoá.
Vị trí cơ thể dễ mắc bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể khởi phát ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng nhìn chung phổ biến nhất vẫn là những vị trí dưới đây.
- Chân: Xuất hiện các mụn nước gây ngứa ngáy, khô và bong tróc da ở lòng bàn chân, các ngón chân, kẽ chân, bắp chân, nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc với môi trường độc hại trong thời gian dài.
- Tay: Chủ yếu ở bàn tay, ngón tay với dấu hiệu ngứa, nổi mẩn đỏ, khô da, bong tróc, do tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc do yếu tố di truyền.
- Mặt: Viêm da cơ địa ở mặt khiến da sần sùi, bong tróc da, đỏ da, mẩn ngứa gây tổn thương trên da. Ngoài ra, nhiều người bị viêm da cơ địa quanh miệng với các mụn nước li ti, lở loét, bong tróc da.
- Lưng: Viêm da cơ địa ở lưng gây ngứa ngáy, thời gian dài da bị liken hoá thành từng mảng, sẩn và phù.
- Mông: Nổi sẩn ngứa, phù nề da, liken hoá ở mông, chủ yếu do viêm nhiễm, vệ sinh không sạch sẽ, mặc đồ bó sát, trẻ mặc bỉm sai cách,…
- Vùng kín: Nguyên nhân chủ yếu do dị ứng sữa tắm, quần áo bó sát hoặc vệ sinh không sạch sẽ.
Các nguyên nhân viêm da cơ địa
Theo bác sĩ Da Liễu thì rất khó để xác định được chính xác nguyên nhân bị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó có một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân viêm da cơ địa nội sinh. Trong gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì tỷ lệ con mắc bệnh là 60% và tỷ lệ này lên đến 80% khi cả bố và mẹ mắc bệnh.
- Tiền sử mắc bệnh cơ địa: Người có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
- Dị ứng: Thức ăn (hải sản, trứng, sữa bò, các loại hạt, mì chính, cá,…), một số loại thuốc, dị ứng hoá chất (chất tẩy rửa công nghiệp, hóa chất, cao su,…)
- Môi trường: Các yếu tố từ môi trường có thể khởi phát bệnh như khói bụi, ô nhiễm, thay đổi thời tiết,… Bên cạnh đó, các dị nguyên trong không khí như len, vải dạ, lông chó mèo, phấn hoa, bụi nhà,… cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh.
- Suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ ở da: Do vệ sinh da không sạch sẽ, da mỏng và yếu, da bị khô mất nước vào mùa thu đông.
Trong thực tế cũng có nhiều trường hợp không xác định được viêm da cơ địa nguyên nhân do đâu, có thể do nhiều yếu tố kết hợp với nhau gây khó khăn hơn trong điều trị.
Triệu chứng viêm da cơ địa đặc trưng
Bệnh viêm da cơ địa rất đặc biệt và dễ nhận biết, bệnh khởi phát với những triệu chứng xuất hiện rầm rộ nhưng lại thuyên giảm rất nhanh, sau đó lại đột ngột xuất hiện trở lại sau một thời gian nhất định. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về dấu hiệu viêm da cơ địa, dưới đây là đặc điểm nhận biết bệnh chia theo độ tuổi khởi phát và theo tiến triển của bệnh.
Nhận biết triệu chứng của viêm da cơ địa theo độ tuổi
Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do cơ thể bé còn non yếu, hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa phát triển toàn diện.
Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những dấu hiệu riêng biệt, nhưng vẫn mang những triệu chứng đặc trưng nhất định của bệnh lý:
- Viêm da cơ địa sơ sinh: Khởi phát sớm có thể từ 3 tuần sau sinh, xuất hiện các đám mẩn đỏ, mụn nước nông, dễ vỡ và đóng thành vảy da, ngứa ngáy. Thường xuất hiện ở cổ, tay chân, da đầu hoặc.
- Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ: Khởi phát từ giai đoạn sơ sinh kéo dài về sau, thường gặp ở những nơi có nếp gấp như cổ, khuỷu tay chân, nách. Các nốt mẩn đỏ, mụn nước gây ngứa ngáy, khi trẻ gãi nhiều sẽ dẫn đến trầy xước da, chảy dịch nước, tổn thương và bội nhiễm.
- Viêm da cơ địa ở người lớn: Da bị khô, bong tróc, sần cứng và nứt nẻ. Có thể xuất hiện các ban hồng, mụn nước khi vỡ có dịch vàng. Người bệnh thường bị ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Triệu chứng viêm da cơ địa theo các giai đoạn
Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện qua 3 giai đoạn khác nhau gồm cấp tính, bán cấp và mạn tính với những triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn cấp tính: Đỏ da, xuất hiện các vết da ửng đỏ, cộm nhẹ, ranh giới không rõ ràng, rất ngứa. Sau đó các mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều, nằm sát nhau. Các mụn nước nông này tự vỡ hoặc do gãi ngứa, khiến các tổn thương bị trầy xước, chảy dịch, dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ hoặc vảy tiết vàng.
- Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng nhẹ hơn, giảm viêm và xung huyết, không phù nề. Lớp da non hình thành sẫm màu hơn.
- Giai đoạn mãn tính: Da sẫm màu, thâm, có ranh giới rõ ràng, da cộm và thô ráp, ở giữa có các sẩn dẹt như bệnh lichen. Da bị liken hoá hằn cổ trâu với những vết nứt sâu gây đau và rất ngứa.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh rất dễ bị tái phát rất nhiều lần trong đời. Tuy nhiên nếu bệnh nhân áp dụng biện pháp điều trị phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả.
Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian
Trong dân gian lưu truyền một số vị thuốc có thể giúp giảm một số triệu chứng ngứa, mụn nước và khô của bệnh viêm da cơ địa, trong đó có thể kể đến những bài thuốc thông dụng sau:
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Cách phổ biến nhất là dùng nước lá khế tắm và rửa vùng da bị tổn thương. Thực hiện như sau lấy (khoảng 200gram lá tươi) và 2 lít nước đun trong 20 phút đợi nguội tắm rửa mỗi ngày.
- Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Lá trầu không có tính kháng viêm vì thế đây cũng là loại dược liệu được dùng nhiều để điều trị bệnh ngoài da, trong đó có viêm da cơ địa. Cách thực hiện dùng 5 – 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun với nước sôi trong 15 phút đợi nước nguội ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ: Lấy 1 nắm lá đu đủ già, đem rửa sạch, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào cối giã nát. Tiếp theo tiến hành vệ sinh vùng da bị tổn thương, lau khô và đắp phần lá đu đủ vừa chuẩn bị lên, cố định bằng băng gạc trong 30 phút, áp dụng 2 lần/ngày.
- Chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo: Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước ấm, lau lại bằng khăn khô sau đó bôi một lượng dầu cám gạo thoa đều, massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào da. Thực hiện đều đặn mỗi buổi sáng, tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các loại lá khác như lá tía tô, lá cây vòi voi, lá bàng, cây ngải dại, lá đinh lăng để thực hiện dưới dạng đắp và tắm rửa như các loại lá vừa nêu trên. Lưu ý, phải đảm bảo vệ sinh vùng da và nguyên liệu trước khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng hơn. Trong trường hợp sử dụng quá 2 tuần không có biểu hiện chuyển biến tích cực cần thay đổi phương pháp y học chính thống khác, đề phòng biến chứng do thực hiện sai cách.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, có thể giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phù da và các mụn nước. Các loại thuốc viêm da cơ địa Tây y chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng.
- Thuốc bôi ngoài da: Thuốc làm mềm da ( chứa polidocanol, salicylic acid, urea), kem dưỡng ẩm cho da, thuốc mỡ và kem bôi chống viêm không chứa steroid, kem chống ngứa, kẽm oxide 10%, hồ nước, dung dịch chứa Chlorhexidine và Hexamidine, thuốc bôi chứa corticoid (hydrocortisone 1%, betamethasone valerate, triamcinolone), thuốc ức chế calcineutrine (dùng cho trẻ trên 2 tuổi), thuốc ức chế PDE4.
- Thuốc uống: Thuốc kháng histamin, thuốc Corticosteroid đường uống, thuốc có chứa Penicillin, Dicloxacillin, Flucloxacillin, Erythromycin, thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng da.
Hiện nay, bạn có thể điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng bằng chiếu tia cực tím UVA, UVB kết hợp với dùng thuốc điều trị.
Những bài thuốc Đông y trị viêm da cơ địa hiệu quả
Trong Đông y, bệnh viêm da cơ địa được gọi là can tiễn, ngưu bì tiễn. Các bài thuốc Đông y chú trọng chữa từ căn nguyên gây bệnh, giải độc, tiêu phong, thanh nhiệt, đồng thời tăng cường chức năng can thận, tăng đề kháng cho cơ thể.
Bài thuốc Thang dinh thang
- 12g mỗi loại tang bạch bì, mạch đông, dây ngân hoa, đẳng sâm, rau má, thương nhĩ tử, đơn tướng quân, phù bình; 10g mỗi loại liên kiều, đan sâm, 8g mỗi loại hoàng liên, trúc diệp. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc Tiêu phong tán
- 12g mỗi loại bồ công anh, rau má, thương truật, thổ phục linh, sài đất, sinh địa, kim ngân hoa; 10g mỗi loại đương quy, khổ sâm, kinh giới, 8g mỗi loại ngưu bàng tử, thạch cao, tri mẫu, phòng phong, 6g thuyền thoái và 4g cam thảo. Sắc nước thuốc chia thành 3 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán
- 12g mỗi loại ngân hoa, bồ công anh, phục linh, 10g khô sâm, 8g mỗi loại phòng phong, bạch tiên bì, chỉ xác, liên kiều, khương hoạt, hoàng liên, xuyên khung, kinh giới, hoàng cầm, độc hoạt, sài hồ, 6g cát cánh, 4g cam thảo. Một thang trên đem sắc thành thuốc uống trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa Thanh bì dưỡng can thang
- Được Trung tâm thuốc dân tộc xây dựng, nghiên cứu và phát triển thêm từ bài thuốc Trợ tang bì của Hải Thượng Lãn Ông, phối kết hợp 3 bài thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa.
- Thuốc uống: Kết hợp các vị thuốc quý như bạch linh, ké đầu ngựa, phục linh, đơn đỏ, dạ dao đằng, kim ngân hoa, dao đằng, bồ công anh, sa sâm, hồng hoa, đan sâm, làm thành viên cao. Mỗi ngày hoà cao thuốc vào nước ấm, uống mỗi ngày 2 lần sau khi ăn 30 phút.
- Thuốc bôi: Dùng đương quy, sa tử đằng, đơn đỏ, kim ngân hoa điều chế thành thuốc thoa ngoài da. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, để da khô và lấy tăm bông chấm thuốc, thoa đều lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày thoa 2 – 3 lần.
- Thuốc ngâm rửa vết thương ngoài da: Mò trắng, khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, ô liên rô, xuyên tâm liên bào chế dạng sấy khô, đóng trong gói nhỏ. Mỗi ngày đun một gói dược liệu với 2 lít nước trong 20 phút, pha loãng và tắm và gội đầu. Trong khi tắm, có thể ngâm rửa da bị viêm da cơ địa trong 10 phút và mát xa nhẹ để làm bong vảy tế bào da chết.
Bài thuốc An bì thang
An bì thang là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 bài thuốc uống giải độc tố, thuốc cao bôi ngoài da và thuốc ngâm rửa, tạo cơ chế tác động kép, điều trị bệnh viêm da cơ địa từ trong ra ngoài.
- Thuốc uống: Kim ngân cành, tơ hồng xanh, đơn đỏ, hồng hoa, vỏ gạo,… dùng để thanh nhiệt, đào thải độc tố, tiêu viêm, giảm phù nề, hết mẩn ngứa.
- Thuốc bôi: Tang bạch bì, bí đao, cây vảy ngược, mật ong, thiên mã hồ,… điều chế thành dạng cao lỏng, giúp làm lành, tái tạo tế bào da mới, giảm ngứa ngáy, đau rát khi bị bệnh.
- Thuốc ngâm rửa: Ô liên rô, sài đất, mò trắng, hoàng liên,… có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, ngăn chặn tình trạng viêm da lan rộng.
Các bài thuốc Đông y cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt để có hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, những bài thuốc phối hợp cả 3 bài thuốc với cơ chế tác động kép, điều trị viêm da cơ địa từ tận sâu nguồn gốc bên trong như Thanh bì dưỡng can thang và An bì thang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực về hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp khi mắc viêm da cơ địa
Bị viêm da cơ địa có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh viêm da cơ địa là một trong những bệnh ở thể mãn tính, có thể tái phát nhiều lần trong cuộc đời. Rất nhiều trẻ em bị khởi phát bệnh từ rất sớm, thậm chí ở giai đoạn sơ sinh và phải sống chung với bệnh cho đến khi trưởng thành. Hiện nay, y học thế giới chưa có phương pháp đặc trị có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên nếu người bệnh áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp thêm các yếu tố bên ngoài như chế độ dinh dưỡng, môi trường, sinh hoạt,… sẽ kiểm soát được bệnh.
Viêm da cơ địa có lây không, có di truyền không?
Mặc dù là bệnh lý da liễu nhưng viêm da cơ địa hoàn toàn không thể lây lan từ người này qua người khác bằng bất cứ con đường nào. Kể cả tiếp xúc trực tiếp vào tổn thương ở da, dịch mủ, máu từ vết trầy xước. Tuy nhiên, căn bệnh da liễu này lại liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Bộ phận bệnh nhân bị viêm da cơ địa do di truyền chiếm phần lớn số lượng bệnh nhân mắc bệnh.
Người bị viêm da cơ địa không nên ăn gì và ăn gì?
Với người bị viêm da cơ địa, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần chú ý tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm, món ăn sau:
- Hải sản: Nguy cơ dị ứng cao, nên tránh ăn tôm, cua, ghẹ, các loại hải sản lạ chưa từng ăn trước đó.
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu,… có thể tăng nguy cơ dị ứng, kích ứng da.
- Thịt gà, trứng gà: Dễ xung đột với hệ miễn dịch, làm trầm trọng thêm các triệu chứng, dị ứng.
- Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, váng đậu, sữa đậu.
- Các món ăn muối chua: Dưa cải muối chua, kim chi, cà muối, măng muối,… có thể tích tụ độc tố dưới da làm bệnh trầm trọng hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt sữa bò, phô mai, kem, sữa chua.
- Một số loại hạt ngũ cốc như đậu phộng, lúa mì, ngô,… có thể dẫn đến kích ứng.
- Rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, món ăn nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Uống nhiều nước lọc, mỗi ngày nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước.
- Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt các loại rau có lá màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau cải, rau bina,…
- Ăn nhiều củ quả giàu chất xơ, vitamin như cà chua, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,…
- Các loại hoa quả nên ăn: đu đủ, xoài, táo,…
- Bổ sung protein tốt từ thịt lợn nạc, nấm, cá sông,…
Cách chăm sóc và dự phòng tái phát bệnh hiệu quả
- Lựa chọn kem dưỡng da để cấp ẩm cho da, tránh da bị khô đặc biệt trong thời tiết hanh khô của mùa thu đông.
- Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm có chứa cồn, chất tẩy rửa mạnh, nên dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để tốt cho da.
- Không tắm gội bằng nước quá nóng làm da bị khô và mất nước, không tắm quá lâu.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng, chất liệu thấm hút tốt, không mặc đồ bó sát, chất liệu len, dạ,…
- Cắt móng tay sạch sẽ, không gãi ngứa, cào xước lên da để tránh làm vỡ mụn nước, chảy dịch nước, chảy máu,… làm da bị tổn thương.
- Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa, xác định các yếu tố có thể kích ứng bệnh khởi phát, từ đó có biện pháp phòng tránh đúng cách.
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, không có bụi bẩn, loại trừ các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, vải len, vải dạ,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, tránh ăn các món ăn, thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc bản thân đã có tiền sử bị kích ứng.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi đúng cách, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da khó chữa và rất dễ tái phát nhiều lần, người bệnh có thể phải sống chung với bệnh suốt đời. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh hiệu quả, tránh tái phát nhiều lần về sau.
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!