Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu sốt là tình trạng thường gặp ở những người đang mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng hay cảm cúm. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy, đau đầu sốt là dấu hiệu của bệnh lý gì? Điều trị như thế nào?

Đau đầu sốt là bệnh gì?

Tình trạng đau đầu sốt thường do rất nhiều nguyên nhân, kể cả khi làm việc quá độ cũng có thể gây nên tình trạng này. Đau đầu, sốt không phải là bệnh lý mà chỉ là một trong những dấu hiệu thông báo cơ thể đã mắc một số bệnh lý.

Đau đầu, sốt không phải là bệnh lý mà chỉ là một trong những dấu hiệu thông báo cơ thể đã mắc một số bệnh lý
Đau đầu, sốt không phải là bệnh lý mà chỉ là một trong những dấu hiệu thông báo cơ thể đã mắc một số bệnh lý

Các triệu chứng này có thể xuất hiện do các bệnh lý sau đây:

  • Cảm lạnh: Cảm lạnh là một trong những bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ con và người lớn. Đây là một dạng bệnh có khả năng truyền nhiễm, gây ảnh hưởng đến các cơ quan như các xoang và mũi họng. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh lý này thường là nhức đầu, sốt nhẹ, cơ thể đau nhức, hắt hơi liên tục…
  • Cảm cúm: Cảm cúm là bệnh lý xảy ra do sự xâm nhập vào cơ thể của các virus cúm nhóm A và C. Cảm cúm có mức độ nguy hiểm và tiến triển nhanh hơn cảm lạnh rất nhiều. Biểu hiện của cảm cúm cũng có phần nặng nề hơn như đau nhức đầu, sưng đau rát họng, sốt cao, ăn uống không ngon, mệt mỏi thiếu sức sống.
  • Viêm họng: Viêm họng là một bệnh phổ biến xảy ra do các vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc họng gây sưng viêm. Bệnh lý này rất khó để điều trị dứt điểm và thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc sức đề kháng suy yếu. Các biểu hiện của viêm họng thường là đau rát cổ họng, đau đầu mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, ho có đờm…
  • Viêm Amidan: Đau đầu, sốt, đau họng mệt mỏi là những triệu chứng ban đầu của viêm amidan, bệnh lý do nhiễm trùng, virus xâm nhập hoặc do nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm amidan thường là đau họng, cứng cổ, khó mở miệng. Tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn có thể gây ra triệu chứng khá nguy hiểm như sốt cao trên 39 độ, hơi thở có mùi hôi, khó thở.
  • Viêm thanh quản: Nếu phần hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài thì tình trạng viêm có thể lan xuống các bộ phận bên dưới, khiến dây thanh quản cũng bị viêm nhiễm dẫn tới tình trạng sốt đau đầu và cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Sốt siêu vi: Sốt siêu vi là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường do nhiễm các loại siêu vi trùng khác nhau. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc nhiều hơn. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chảy nước mũi, đau khớp, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi.

Đau đầu sốt ảnh hưởng như thế nào?

Đau đầu sốt là các triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Mặc dù triệu chứng này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu suất công việc. Theo đó, đau đầu kèm sốt khiến người bệnh kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc.

Đau đầu, sốt khiến người bệnh kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc
Đau đầu, sốt khiến người bệnh kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc

Ngoài ra, khi mắc các triệu chứng này chứng tỏ hệ miễn dịch của người bệnh đang bị suy yếu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus có hại khác xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý khác nguy hiểm hơn. Hơn nữa, đau đầu sốt là dấu hiệu của các bệnh lý đe dọa gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy, người bệnh không nên coi thường các dấu hiệu hết sức thông thường này. Khi phát hiện tình trạng đau đầu sốt kéo dài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Cách điều trị tình trạng đau đầu sốt

Mặc dù có cùng triệu chứng gần tương đồng nhau nhưng cách khắc phục mỗi bệnh hoàn toàn khác biệt. Để điều trị tình trạng đau đầu sốt, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh khác nhau của từng người.

Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà

Đối với các dấu hiệu đau đầu sốt mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị bệnh tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản. Áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà giúp mang lại hiệu quả tốt, an toàn mà lại không tốn kém. Một số mẹo dân gian tại nhà mà người mắc chứng đau đầu sốt có thể áp dụng là:

Uống trà gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức và giúp thư giãn hệ thần kinh hiệu quả
Uống trà gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức và giúp thư giãn hệ thần kinh hiệu quả
  • Uống trà gừng: Trong gừng có rất nhiều hoạt chất có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành phần trung gian gây viêm nhiễm và sưng tấy. Vì vậy, uống trà gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức và sưng đỏ nhanh chóng. Ngoài ra, tinh dầu từ gừng còn có tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh, từ đó giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, sốt mệt mỏi.
  • Mật ong: Mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, có tác dụng ức chế sự sản sinh các vi khuẩn gây bệnh, giảm các triệu chứng viêm nhiễm nên giảm đau nhanh. Do đó, uống nước mật ong là một trong những cách chữa đau đầu sốt hiệu quả. Người bệnh có thể pha trực tiếp nước mật ong với nước ấm mỗi sáng giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau đầu sốt.
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin, một loại kháng sinh có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus một cách nhanh chóng. Vì vậy, nếu cơ thể bị đau đầu sốt đột ngột, bạn hãy thử ngậm một tép tỏi trong khoảng 5-10 phút, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất. Sau khi ngậm tỏi bạn nên nhớ súc miệng lại với nước ấm để không để lại mùi hôi ở miệng.
  • Sử dụng các loại tinh dầu: Xông tinh dầu mỗi ngày giúp cơ thể được thư giãn, từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức mệt mỏi. Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà… để xoa bóp cơ thể, xông hơi hoặc tắm nhằm tăng cường sức đề kháng và làm dịu tinh thần một cách hiệu quả.
  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là một trong những liệu pháp giúp cân bằng tâm lý, hỗ trợ máu lưu thông và giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sốt cũng như xua tan cảm giác mệt mỏi nhanh chóng.

Sử dụng thuốc Tây

Đối với trường hợp đau đầu sốt, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để làm thuyên giảm các triệu chứng này. Người bệnh nên hỏi ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ từ thuốc.

Sau đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng đau đầu sốt như:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Tetracyclin, Aminosid… thường được chỉ định trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây nên như viêm họng, viêm amidan.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Acetaminophen, Paracetamol, Efferalgan… có tác dụng làm giảm triệu chứng tăng thân nhiệt, đau họng và đau đầu sau tai do nhiều bệnh lý gây ra.
  • Thuốc giảm ho: Đây là loại thuốc được chỉ định đối với một số bệnh như sốt siêu vi khi chưa tìm được nguyên nhân tận gốc gây bệnh. Các loại siro giảm ho thường được dùng cho cả người lớn và trẻ em sẽ giúp giảm đau rát cổ họng.
  • Nước muối sinh lý: Người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn, sát trùng và loại bỏ các dị nguyên gây cản trở việc thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi chuyên dụng.

Phương pháp chữa theo Đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị theo Đông y vô cùng an toàn và lành tính. Tuy nhiên, phương pháp chữa Đông y thường có hiệu quả chậm, chính vì vậy, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả rõ rệt.

Phương pháp điều trị đau đầu theo Đông y vô cùng an toàn, lành tính và điều trị dứt điểm các triệu chứng
Phương pháp điều trị đau đầu theo Đông y vô cùng an toàn, lành tính và điều trị dứt điểm các triệu chứng

Theo Đông y, đau đầu sốt thuộc chứng huyễn vững, được gọi là thiên đầu thống. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do can hỏa vượng, can thận âm hư, huyết hư và hàn thấp. Đông y chữa đau nhức đầu sốt theo các nguyên tắc:

  • Bình can tức phong, tiềm dương, bổ can huyết và thận âm.
  • Tức phong, dưỡng huyết.
  • Hóa đàm, trừ thấp.

Tham khảo bài thuốc Đông y điều trị đau đầu sốt sau đây: Thục địa, Đương quy, Bạch linh, Sài hồ, Bạch truật, Mạn kinh tử. Đem tất cả các vị thuốc này sắc thành thang, lọc bã rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý khi bị đau đầu sốt

Để phòng ngừa triệu chứng đau đầu sốt, người bệnh cần trị dứt điểm một số bệnh lý cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để làm được điều này, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn.

Theo đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi mắc triệu chứng đau đầu sốt:

  • Không làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể uống các loại nước ép từ rau củ và trái cây.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường chất xơ, chất đạm và các loại vitamin.
  • Tăng cường ăn những thức ăn lỏng như cháo, canh, súp, rau củ đã hầm nhừ hoặc nghiền nhỏ.
  • Hạn chế sử dụng các loại chất béo và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người để hạn chế các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng.

Đau đầu sốt không quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên, bạn không được xem thường. Nếu thấy tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng ho, đau nhức cơ… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Sốt


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan