Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Hiểu đúng mức độ nguy hiểm và cách điều trị sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan hoặc điều trị sai cách. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc này.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Để biết được thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? đòi hỏi người bệnh cần nắm được thông tin về căn bệnh này. Cột sống có cấu tạo hình chữ S, gồm cấu tạo gồm 3 đường có vai trò nâng đỡ cơ thể, bảo vệ dây thần kinh cột sống. Bộ phận này kéo dài từ xương sọ cho đến xương chậu. Với chiều dài kích thước, cột sống được chia thành 3 phần: 

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh khi tổn thương khớp xảy ra
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh khi tổn thương khớp xảy ra
  • Đốt sống cổ từ vị trí C1 đến C7.
  • Đốt sống ngực từ vị trí T1 – T2.
  • Đốt sống thắt lưng từ L1 – L5.

Ngày nay, căn bệnh này không chỉ là nỗi lo của riêng người lớn tuổi mà còn có nguy cơ xảy ra ở nhóm trung niên và dưới 30 do ảnh hưởng của thói quen thiếu khoa học. Khi bị thoái hóa cột sống, không chỉ một bộ phận bị ảnh hưởng mà còn kéo theo nhiều tác động xấu tới các cấu trúc xung quanh như liên kết sụn khớp – dây chằng, xương dưới sụn, chất nhầy của khớp, đĩa đệm. Ngoài cơn đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm khác.

Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong số dạng bệnh phổ biến nhất. Phần xương chồi ra có thể gây chèn ép lên các phần tủy sống, gây gai cột sống cổ cùng một số biến chứng khác như:

  • Ảnh hưởng tới cổ – tủy sống: Khi các phần đĩa đệm ở các đốt sống bị lồi ra ngoài, cùng với sự phát triển của các chồi xương gai có xu hướng mọc về 2 bên trái – phải hoặc phía trước – sau sẽ chèn ép tủy sống. Người bệnh lâu dần trở nên khó cử động, liệt 2 chân hoặc nửa.
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Thoái hóa cột sống thường kéo theo biến dạng một số cấu trúc, gây chèn ép lên dây thần kinh tim. Đây là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng rối loạn nhịp tim, đau tim, đau ngực. Ngoài ra, bệnh còn tác động xấu tới thần kinh thực vật khu cổ.
Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra bệnh tim mạch
Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra bệnh tim mạch
  • Thiếu máu lên não: Khi các dây thần kinh bị chèn ép, đặc biệt là vùng cổ dẫn tới giảm lượng máu lưu thông lên não. Lâu dần, hiện tượng này sẽ tiến triển thành bệnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình kèm theo mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, não thiếu oxy. Thậm chí người bệnh có nguy cơ đột quỵ, xuất huyết não hoặc ngất xỉu.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống lưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh trải qua nhiều cơn đau nhức xương khớp và giảm chất lượng đời sống sinh hoạt như:

  • Biến đổi dáng đi: Người mắc thoái hóa thường gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Các cơn đau có thể xuất hiện khi lao động mạnh hoặc thậm chí đi bộ bình thường. Lâu dần, bệnh nhân hình thành xu hướng đi lệch để giảm áp lực vùng xương chậu, vùng lưng, giảm đau, dẫn tới đi khập khiễng, lệch dáng đi và thậm chí vẹo xương, gù lưng.
Gù lưng, lệch dáng đi là biến chứng thường thấy
Gù lưng, lệch dáng đi là biến chứng thường thấy
  • Giảm khả năng lao động: Những cơn đau, cảm giác tê bì chân tay, khó khăn khi đi lại, khô cứng khớp làm cho người bệnh không thể hoạt động như bình thường. Sau một thời gian làm việc nhất định, họ sẽ cần thời gian nghỉ ngơi để hồi lại sức lực.
  • Teo cơ: Thông thường, khi mạch máu chịu tác động của áp lực sẽ giảm khả năng vận chuyển máu và dinh dưỡng tới các chi. Điều này sẽ dẫn tới biểu hiện mệt mỏi, sức lực suy giảm. Lâu dần làm teo các chi, khiến người bệnh không có khả năng lao động như ban đầu,
  • Bại liệt: Tình trạng bại liệt có thể diễn ra ở một vài chi, nửa người. Khi xuất hiện các biểu hiện này, hầu như người bệnh rất khó có cơ hội lấy lại sức khỏe như ban đầu. 

Thoái hóa cột sống có chữa được không? Bao lâu thì khỏi

Thoái hóa cột sống thường được phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển được một thời gian. Với tâm lý chủ quan, thiếu thông tin, người mắc dễ nhầm lẫn các biểu hiện ban đầu với đau nhức xương khớp thông thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính và đến nay chưa tìm ra phương thuốc điều trị dứt điểm. 

Các hiệu quả nhất là chủ động phát hiện sớm, hình thành thói quen khoa học và làm chậm quá trình lão hóa. Một số nguyên nhân khiến bệnh diễn biến nguy hiểm khó lường thường xuất phát từ các yếu tố xung quanh như:

  • Lựa chọn sai phương pháp.
  • Lựa chọn bác sĩ không đúng hoặc không đủ chuyên môn.
  • Tự ý thay đổi hoặc dừng điều trị không theo đúng phác đồ.
  • Không thay đổi lối sống và thói quen.
Thoái hóa có nguy hiểm không? chỉ có thể giải đáp khi bạn biết cách điều trị phù hợp
Thoái hóa có nguy hiểm không? chỉ có thể giải đáp khi bạn biết cách điều trị phù hợp

Để nhanh chóng nhận được các kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên chú ý đặc biệt tới một số yếu tố sau:

  • Tìm hiểu kỹ phương pháp điều trị trước khi lựa chọn: Các biện pháp từ Tây y tuy đem lại hiệu quả cao nhưng thường tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Ngược lại, sử dụng bài thuốc Đông y hoặc chữa mẹo mang lại sự an toàn, lành tính nhưng dược tính thấp hoặc đòi hỏi liệu trình dài ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần dựa theo thể bệnh, thể trạng, kết hợp với tư vấn bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Thời điểm phát hiện bệnh: Thoát vị đốt sống cổ và thoát vị cột sống thắt lưng càng phát hiện sớm, công tác điều trị sẽ dễ dàng hơn. Đối với bệnh nhân đã có dấu hiệu biến chứng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật, mất nhiều thời gian để hồi phục.
  • Cơ địa: Những đặc điểm về cơ địa, cấu trúc xương và thể trạng cũng ảnh hưởng tới thời gian điều trị. Người trung tuổi sẽ có tốc độ phục hồi tổn thương ở sụn khớp nhanh hơn so với nhóm lớn tuổi. Bên cạnh đó, đối với các phương pháp từ Đông y hoặc mẹo dân gian, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa riêng biệt của từng người.
  • Chế độ sinh hoạt: Dù lựa chọn bất kì giải pháp nào, người bệnh cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập nhẹ nhàng. Đây không chỉ là yếu tố có vai trò đẩy nhanh hiệu quả của thuốc, nếu không thực hiện đúng, chế độ sinh hoạt có thể trở thành nguyên nhân khiến thoái hóa trở nặng và lâu lành. 

Cách chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả nhất

Độc giả có thể tham khảo các phương pháp sau đây, kết hợp với thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống

Trong đơn thuốc chữa bệnh thoái hóa, tùy theo mức độ biểu hiện của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm nhóm NSAID, thuốc giãn cơ, các sản phẩm đặc trị hoặc thuốc kích thích thần kinh. Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm đau, thúc đẩy hình thành chất nhầy và hồi phục chức năng của dây chằng, gân cốt, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương. Trường hợp đau nhức xương khớp mãn tính có thể tiến hành tiêm steroid hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).

Cách chữa thoái hóa cột sống tại nhà

Đối với các bài chữa mẹo dân gian, mặc dù chỉ có vai trò hỗ trợ giảm đau từ bên ngoài nhưng có thể giúp người bệnh xua tan nỗi lo về tác dụng phụ không mong muốn hoặc lệ thuộc vào sản phẩm giảm đau. Độc giả có thể tham khảo một số mẹo chữa thoát vị tại nhà đơn giản như đắp lá ngải cứu, uống lá mật gấu, đinh lăng, chườm cây xương rồng, xoa bóp bằng rượu gấc, rượu gừng hoặc chữa bệnh thoát vị bằng lá lốt…

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, độc giả có thể tìm thấy đáp án thỏa đáng nhất cho câu hỏi thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, ngay từ những dấu hiệu bất thường đầu tiên của xương khớp, bạn nên chủ động tới thăm khám, nhận tư vấn từ các chuyên gia. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tập luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình loại bỏ bệnh thóa hóa cột sống. Tuy nhiên tập luyện như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không, đi bộ không?...
“Thoái hóa cột sống có châm cứu được không” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân trên hành trình tìm hiểu về liệu pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc. Trong bài viết này, tacpchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về liệu pháp châm cứu, mời bạn đọc theo dõi. Thoái...
Như chúng ta đều biết tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Tập như thế nào cho đúng? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ sau đây. Người bị thoái hóa...
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? có chữa được không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Hiểu đúng mức độ nguy hiểm và cách điều trị sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan hoặc điều trị sai cách. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông...
Bài viết liên quan