Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Phát ban đỏ không sốt là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý da liễu. Trong đa số trường hợp, nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng phát ban sẽ nhanh chóng thuyên giảm mà không cần điều trị. Cùng theo dõi bài viết này để biết cách chăm sóc và dấu hiệu nhận biết tình trạng nguy hiểm cần can thiệp y tế khi bị nổi ban đỏ trên da.

Phát ban đỏ không sốt là dấu hiệu của bệnh gì

Phát ban (nổi mẩn đỏ) là tình trạng xuất hiện những điểm da, vùng da có màu hồng, đỏ. Nốt ban thường sưng nhẹ, có ranh giới tương đối rõ ràng với những vùng da xung quanh. Phát ban không sốt thường là triệu chứng khởi phát do các bệnh lý da liễu như:

Mề đay dị ứng

Nổi mề đay là biểu hiện bên ngoài da do phản ứng quá mẫn của cơ thể với tác nhân kích thích. Tổn thương da do mề đay thường có dạng sẩn hoặc mảng, bề mặt bằng phẳng, bờ tròn, hơi sưng. Vùng da bị mề đay thường gây ngứa ngáy, sưng nóng, đau rát nhẹ và đa số không gây sốt.

Nổi mề đay toàn thân
Nổi mề đay có thể gây nổi mẩn đỏ toàn thân mà không sốt

Nguyên nhân gây mề đay rất đa dạng, có thể do thực phẩm, do thay đổi thời tiết, do hóa chất, do dược phẩm, mỹ phẩm…. hoặc do các yếu tố từ bên trong cơ thể như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng tâm lý, suy giảm miễn dịch…

Nổi mề đay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây phát ban đỏ khắp người nhưng không sốt, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Hầu hết trường hợp nổi mề đay dị ứng không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày tới vài tuần. Chỉ có rất ít các trường hợp dị ứng gây sưng phù khí quản, gây thiếu dưỡng khí hoặc sốc phản vệ yêu cầu phải can thiệp y tế ngay.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc thường khởi phát sau khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ thể với tác nhân gây kích ứng như: Dịch chứa nọc độc côn trùng, mủ thực vật, mỹ phẩm, kim loại…

Vùng da bị tổn thương thường xuất hiện dạng ban đỏ có bề mặt nhẵn mịn, dạng mụn nước hoặc ban ẩn dưới da. Viêm da tiếp xúc chỉ gây phát ban đỏ không sốt, có cảm giác ngứa hoặc đau tùy trường hợp.

Lột da tay bị ngứa do viêm da tiếp xúc là căn bệnh dễ mắc, khó chữa
Viêm da tiếp xúc có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa không sốt

Sau 5-7 ngày ngưng tiếp xúc với chất gây kích ứng, tổn thương da có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, với trường hợp viêm da tiếp xúc xảy ra bội nhiễm, da bị sưng đỏ, ứ mủ, phù nề, nóng rát, đau nhức. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, sưng bạch huyết…

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phát ban đỏ không sốt ở trẻ em từ 0-5 tuổi và thường dai dẳng trong nhiều năm.

Khi mới khởi phát, bệnh gây nổi vùng ban lớn có màu đỏ hoặc hồng, không đồng nhất về kích thước và hình dạng. Ban đỏ gây cảm giác nóng rát và ngứa nhẹ.

Một thời gian sau, bề mặt da xuất hiện các mụn nước có thể rải rác hoặc tập trung thành mảng. Mụn nước vỡ, rỉ dịch, đóng vảy tiết.

Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tổn thương điển hình là tình trạng dày sừng, nứt nẻ, thâm nhiễm.

Hiện chưa có phương pháp điều trị tận gốc viêm da cơ địa. Tuy nhiên, người bệnh nên tiến hành thăm khám, xây dựng phác đồ điều trị để kiểm soát triệu chứng, hạn chế bệnh tái phát.

Hăm tã

Hăm tã là một dạng viêm da cấp tính rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi và người già. Do ma sát nhiều giữa tã, quần và da cùng với môi trường hầm bí khiến da bị kích thích, viêm đỏ, nổi mẩn với các mụn nước li ti, gây ngứa ngáy, đau rát.

Hăm tã thường gây ra tổn thương ở vùng da bẹn và mông. Sau khi được chăm sóc đúng cách, các dấu hiệu phát ban sẽ tự lành sau vài ngày.

Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng với sự xuất hiện của các chấm nhỏ trên da. Bề mặt chấm đỏ có thể chứa dịch trong hoặc mủ trắng. Bệnh khởi phát do tuyến mồ hôi rối loạn, gây ứ đọng bã nhờn khiến lỗ chân lông bị viêm đỏ.

Trẻ sơ sinh thường xuyên bị rôm sảy do thời tiết và thói quen đóng bỉm.
Trẻ sơ sinh thường xuyên bị rôm sảy do thời tiết và thói quen đóng bỉm.

Vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ da khô thoáng, tránh cho trẻ cào gãi, gây xước, chảy máu, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với sự thay đổi của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… gây phát ban đỏ trên da. Tình trạng này thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết có nhiều biến động.

Ngoài phát ban, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng liên quan đến đường hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi, ho khan…

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng phát ban không sốt có thể xảy ra do:

  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Vệ sinh kém
  • Nấm da
  • Phát ban nhiệt

Như vậy, đa số trường hợp phát ban đỏ không sốt đều không quá nguy hiểm. Chỉ cần thực hiện điều chỉnh trong chế độ ăn uống, sinh hoạt: Tránh nguồn gây kích ứng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ… triệu chứng phát ban sẽ dần hồi phục.

Phát ban không sốt, khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Trong trường hợp phát ban có biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Da xuất hiện tổn thương thứ phát: Viêm loét, dày sừng, nứt nẻ, gây ngứa dữ dội, gây đau đớn.
  • Diện tích phát ban lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ.
  • Phát ban kéo dài trên 3 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Phát ban ở vùng miệng, lưỡi, họng, kèm theo khó thở, tụt huyết áp.

Đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng phát ban có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính về da hoặc tình trạng dị ứng nặng – sốc phản vệ. Bạn cần gặp bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, can thiệp y tế kịp thời để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Cách chăm sóc tại nhà khi bị phát ban không sốt

Trong trường hợp tổn thương da nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ giúp phòng bệnh mề đay cho trẻ
Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ giúp giảm nguy cơ phát ban đỏ không sốt

Điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt

Thời gian tiếp xúc với tác nhân kích ứng càng lâu thì tình trạng phát ban càng nghiêm trọng. Tránh tiếp xúc với các yếu tố rủi ro có thể gây kích ứng là điều kiện tiên quyết để tình trạng phát ban có thể thuyên giảm và tự khỏi. Bởi vậy, để tình phát ban đỏ không sốt nhanh biến mất, bạn cần:

  • Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, côn trùng, mủ thực vật, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm, hải sản, rượu bia…
  • Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho da.
  • Dùng tã có chất liệu mềm mịn, thấm hút, thay tã thường xuyên cho trẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi giúp hạn chế tình trạng da bị hầm bí, bít tắc chân lông.
  • Giữ ấm cơ thể giúp tránh tình trạng phát ban do dị ứng với thời tiết lạnh.
  • Dùng quạt, điều hòa làm mát cơ thể nếu thời tiết nóng.
  • Hạn chế di chuyển ngoài trời.
  • Sử dụng nước tắm có nhiệt độ 32-36 độ C, thời gian tắm dưới 20 phút.
  • Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể bớt mẫn cảm với tác nhân kích ứng.
  • Uống trà xanh, trà hoa cúc giúp lợi tiểu, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.

Áp dụng các biện pháp giảm triệu chứng

  • Thoa kem dưỡng da giúp cấp ẩm, tạo màng bảo vệ cho da, thúc đẩy phục hồi da thương tổn.
  • Chườm lạnh lên vùng da phát ban trong khoảng 15 phút giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.
  • Lựa chọn một trong các loại lá: lá chè xanh, lá tía tô, lá kinh giới, lá trầu không, lá khế, lá ổi, lá mướp đắng đun lên lấy nước tắm mỗi ngày.
  • Dùng thuốc không kê toa như thuốc bôi Menthol, thuốc kháng Histamin H1 giúp giảm ngứa, cải thiện tổn thương da trong các trường hợp phát ban do mề đay, dị ứng và một số bệnh da liễu khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến triệu chứng phát ban đỏ không sốt và phương pháp điều trị dứt điểm hiệu quả nhất hiện nay chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng có thể giúp ích cho quý vị.

Có thể bạn quan tâm:


Top địa chỉ phòng khám Phát Ban Đỏ Không Sốt


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan