Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh nổi mề đay sau sinh gây ra biểu hiện ngứa ngáy, sần phù, bứt rứt khó chịu trên da. Việc điều trị trở nên khó khăn hơn khi đòi hỏi đảm bảo an toàn cho mẹ và nguồn sữa cho bé. Nhằm giải quyết nỗi lo lắng đó của người bệnh, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị mề đay sau sinh hiệu quả.

Bệnh nổi mề đay sau sinh là gì?

Mề đay mẩn ngứa là căn bệnh ngoài da phổ biến và có thể khởi phát ở mọi cơ địa, lứa tuổi. Theo những thống kê tại bệnh viện da liễu, có tới 15 – 20% dân số mắc ít nhất 1 lần trong đời. Trong đó, nổi mề đay trong 3 tháng đầu sau sinh là triệu chứng phổ biến nhất. Không chỉ ảnh hưởng tới làn da, thẩm mỹ và sức khỏe của người mẹ, trong thời gian khởi phát, các dấu hiệu mề đay có thể tác động tiêu cực tới quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nổi mề đay sau sinh có thể xảy ra ở phụ nữ sinh thường hoặc sinh mổ
Nổi mề đay sau sinh có thể xảy ra ở phụ nữ sinh thường hoặc sinh mổ

Dựa theo thời gian tái phát giữa các đợt, mề đay được chia thành 2 loại:

  • Mề đay cấp tính: Các dấu hiệu của bệnh chỉ bùng phát và lặn sau thời gian ngắn, nổi các nốt mẩn ngứa từ nhẹ đến trung bình mà không gây tác động quá nhiều tới đời sống sinh hoạt thường ngày. Thời gian phát bệnh chỉ từ 48 tiếng đến dưới 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh có thể kéo dài đến trên 6 tuần, tái phát nhiều lần trong tháng và thậm chí nhiều năm (70% kéo dài trên 1 năm, 9% trong 2 – 5 năm và 14% trên 5 năm). Việc điều trị mề đay mãn tính cũng ẩn chứa nhiều rủi ro với nguy cơ biến chứng cao và thời gian dùng thuốc dài ngày. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám và phòng ngừa ngay từ các dấu hiệu ban đầu.

Dựa theo đặc điểm của bệnh, được chia thành 3 loại:

  • Mề đay thông thường: Là dạng bệnh thường gặp nhất. Chủ yếu bùng phát do các yếu tố bên trong cơ thể.
  • Mề đay vật lý: Nổi mề đay sau sinh có thể do các yếu tố tăng sinh, thay đổi nhiệt độ thất thường gây ra. Mề đay Chronic và mề đay vẽ nổi là dạng bệnh đại diện cho dạng này. 
  • Phù Quincke: Trên vùng da bị viêm nhiễm sẽ xuất hiện các nốt sần phù, phát ban và tái diễn đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sau sinh

Đối với bệnh nổi mề đay sau sinh, bạn hoàn toàn có thể nhận biết các triệu chứng thông qua mắt thường và cảm nhận trên da. Có tới 25% số trường hợp cấp tính diễn biến sang mề đay mãn tính. Chính vì vậy, nắm bắt và đánh giá triệu chứng lâm sàng là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả.

  • Đa số các trường hợp đều ghi nhận triệu chứng ngứa, rát theo các cấp độ khác nhau. Chủ yếu khởi phát về đêm và trên các vùng da như bắp tay, chân, cổ và vùng bụng gần rốn.
  • Mề đay sau sinh gây rối loạn các chất hóa học trung gian histamin. Từ đó làm kích thích hệ thống mao mạch ở trung bì gây nên các nốt sần phù với đường kính nhỏ, có bờ trắng, màu hồng nhạt.
  • Bệnh có xu hướng khởi phát tại từng vùng hoặc liên kết với nhau thành từng mảng thậm chí toàn thân.
  • Càng gãi, hiện tượng nổi mẩn càng lan rộng.
  • Ngoài ra, bệnh còn kéo theo nhiều triệu chứng khác như nóng da, đỏ rát, sốt phát ban, mệt mỏi…

Hình ảnh nổi mề đay sau sinh

Dưới đây là một số hình ảnh về bệnh mề đay mà người bệnh có thể tham khảo:

Nổi mề đay sau sinh gây nên các nốt mẩn ngứa
Nổi mề đay sau sinh gây nên các nốt mẩn ngứa
Nổi mề đay sau sinh gây mẩn ngứa
Nổi mề đay sau sinh gây mẩn ngứa

Nổi mề đay sau sinh xảy ra do đâu?

Sau khi sinh bị nổi mề đay chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:

  • Thay đổi nội tiết tố: Trong suốt khoảng thời gian mang thai và sinh con, cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi trong quá trình sản xuất nội tiết tố. Hàm lượng hormone prolactin tăng cao sẽ ức chế sản xuất estrogen, kích thích hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ bị mề đay.
  • Yếu tố tâm lý: Tình trạng trầm cảm sau sinh là căn bệnh tâm lý khiến nhiều sản phụ lo ngại. Sự căng thẳng khi chăm sóc con, cơ thể suy nhược, thay đổi giờ giấc…sẽ khiến các cơ quan trở nên mẫn cảm với tác nhân dị ứng xung quanh.
  • Vệ sinh làn da: Thông thường, việc vệ sinh hằng ngày của phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều hạn chế do vết mổ, sự đau đớn và vấn đề ở cữ. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện để mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên da gây bít tắc, mẩn ngứa.
  • Chế độ dinh dưỡng: Quan niệm ăn nhiều đồ bổ lợi sữa như móng heo, thịt chân chó hay chè vằng, lá đinh lăng đôi khi vô tình làm mất cân bằng dinh dưỡng cho người mẹ. Từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch, hấp thụ kém thậm chí chán ăn.
  • Một số nguyên nhân gây mề đay sau sinh: bên cạnh những yếu tố gây bệnh thường gặp, người bệnh nên lưu ý một số tác nhân như thay đổi thời tiết, giờ giấc sinh hoạt, hệ miễn dịch, lạm dụng thuốc bổ, cơ thể suy nhược, dị ứng lông thú nuôi, phấn hoa…

Chữa nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Vì sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cần thiết cho quá trình chăm sóc con nhỏ, không người bệnh nào mong muốn sử dụng một liệu trình dài hạn. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian chữa nổi mề đay sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Lựa chọn phương pháp điều trị: Nên ưu tiên các giải pháp an toàn, hiệu quả. Các phương pháp Tây y sẽ cho hiệu quả nhanh. Nhưng bất cứ chất hóa học nào được đưa vào cơ thể người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến dòng sữa, thậm chí có nguy cơ cho trẻ ngừng bú trong thời gian ngắn.
  • Chế độ kiêng khem: Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, tránh xa thực phẩm có hại sẽ bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mề đay khởi phát mà không cần phụ thuộc vào thuốc.
  • Tình trạng bệnh: Mề đay cấp tính sẽ dễ điều trị hơn mề đay mãn tính.
  • Cơ địa: Một số phương pháp chữa mề đay sau sinh như Đông y hay mẹo dân gian sẽ cho hiệu quả tùy thuộc vào từng cơ địa khác nhau.
  • Yếu tố tâm lý: Người bệnh nên duy trì tâm lý thoải mái, lạc quan sẽ rút ngắn thời gian sử dụng thuốc so với các trường hợp thường xuyên căng thẳng, lo âu.

Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé không?

Mặc dù chỉ được đánh giá là căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên nếu chủ quan trong điều trị mề đay hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng khôn lường:

Triệu chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý người mẹ
Triệu chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý người mẹ
  • Phù nề tại vùng mí mắt, môi.
  • Rối loạn hô hấp, khó thở do phù đường ống thở.
  • Một số trường hợp gây phì đại tại dạ dày khiến người bệnh đau bụng, mệt mỏi, khó tiêu.
  • Nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, sốc phản vệ, co thắt phế quản.

Cách chữa mề đay sau sinh

Mề đay mặc dù là căn bệnh tự miễn đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động phát hiện kịp thời, áp dụng những giải pháp phù hợp, an toàn thì có thể đẩy lùi các triệu chứng tới 90%, trả lại làn da như ban đầu và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Dưới đây là một vài cách chữa nổi mề đay sau sinh mà người bệnh nên tham khảo:

Cách trị mề đay sau sinh bằng mẹo dân gian

Chữa mẹo luôn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho người bệnh mề đay sau sinh bởi tính an toàn và chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng liều lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn trong bào chế, các bài thuốc này có thể trở thành con dao hai lưỡi đem lại nhiều hậu quả tiêu cực. Người bệnh chỉ nên áp dụng cách này khi bệnh đang trong giai đoạn mới khởi phát, không nên thay thế hoàn toàn các sản phẩm đặc trị khác:

  • Tắm lá khế chữa bệnh mề đay mẩn ngứa: Đem đun 1 nắm lá khế tươi, đã rửa sạch với nước muối, trong 500ml nước. Sau 20 phút thì bắc ra và hòa với nước lã vừa ấm để tắm. Có thể vò nát phần lá để chà nhẹ lên vết thương giúp sát khuẩn, tẩy da chết và thanh lọc da, giảm ngứa.
  • Sử dụng giấm táo giúp điều trị bệnh: Hòa giấm táo trong nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng thìa khuấy cho đều và tiến hành lau vết thương bằng khăn mùi xoa có thấm nước giấm táo. Hàm lượng acid mạnh mẽ bên trong thành phần của loại giấm này có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm.
Người bệnh có thể chữa mề đay bằng lá tía tô
Người bệnh có thể chữa mề đay bằng lá tía tô
  • Chữa mề đay sau sinh mổ bằng lá tía tô: Người bệnh có thể đun nước lá tía tô tắm hằng ngày cùng với muối hạt to để tăng tính sát khuẩn cho da. Đối với việc điều trị từ bên trong, tiến hành xay nhuyễn lá tía tô và ngâm với 100ml nước lọc trong 10 phút. Sau đó đem đun nóng trên lửa nhỏ và lọc bằng dụng cụ để lấy phần nước cốt. Uống ngày 2 lần, tránh để qua đêm khiến thuốc biến đổi dược tính.
  • Dùng nha đam giúp giảm ngứa: Để làm giảm thiểu các triệu chứng của mề đay trong thời gian ngắn, bạn có thể dùng phần lõi của cây nha đam (lô hội). Sau khi loại bỏ gai nhọn và phần vỏ bên ngoài, nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần da bị mẩn ngứa. Thực hiện trong vòng 15 phút và rửa lại với nước ấm giúp cấp ẩm cho da, giảm ngứa và sần phù. Để tăng cường hiệu quả, bạn có thể cho nha đam vào trong tủ lạnh ít nhất 20 phút.

Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh

Đối với phụ nữ sau sinh đang nuôi con bằng sữa mẹ, việc điều trị bằng thuốc tây cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

  • Thuốc bôi: Người bệnh sẽ được khuyến khích dùng thuốc bôi có chứa chất corticoid, menthol hoặc steroid ở nồng độ phù hợp: Phenergan, Eumovate, Eucerin… Tuy nhiên, không nên lạm dụng các sản phẩm này quá 70% diện tích da toàn thân hoặc tự ý gia tăng liều lượng, tránh để thuốc tiếp xúc với trẻ nhỏ trong quá trình sinh hoạt.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da cho tác dụng nhanh
Sử dụng thuốc bôi ngoài da cho tác dụng nhanh
  • Thuốc uống: Nếu bệnh trở nặng kèm theo các diễn biến phức tạp, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng histamin: Diphenhydramine, Cetirizin, Loratadin… Mặc dù đem lại hiệu quả cao, nhưng thành phần của các sản phẩm này có nguy cơ khiến trẻ bỏ bú hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. 

Trị mề đay sau sinh bằng Đông y

Lợi thế của các bài thuốc y học cổ truyền đến từ khả năng thích ứng với mọi cơ địa, lành tính và có cơ sở khoa học vững chắc. Mặc dù vậy, thời gian để thuốc phát huy hết công năng thường đòi hỏi sự kiên trì của người dùng, công đoạn sắc thuốc cầu kỳ lại không phù hợp với nhịp độ sinh hoạt tất bật của các bà mẹ sau sinh.

  • Bài thuốc số 1: Đem đun sắc ké đầu ngựa, hoa cúc, kim ngân hoa, bồ công anh, nhân trần, địa phu tử cùng nhau trong 500ml nước. Giữ lửa nhỏ trong 30 phút để tinh chất trong dược liệu ra hết. Sau đó tắt bếp và đổ thuốc ra bát. Chia đều dùng ngày 3 lần, kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
  • Bài thuốc số 2: Kinh giới, hòe hoa, kim ngân, chi tử, lá bưởi, rau má, lá vông, liên kiều, cam thảo bắc sắc chung cùng 3 bát nước to. Đun cho đến khi lượng thuốc cô lại chỉ còn 1 nửa. Sau đó đổ ra bát và uống khi còn ấm. Sử dụng ngày 2 – 3 lần, liên tục trong ít nhất 14 ngày để đào thải hết độc tố tích tụ trong da.
  • Bài thuốc số 3: Chuẩn bị tang diệp, kim ngân, ké đầu ngựa, sơn liên, túc cầm, thủy xương bồ, cam thảo đất, bắc sài hồ. Tiến hành đun sắc lấy nước uống. Ngày dùng 1 thang, từ 2 – 3 lần, có thể hâm nóng trước khi uống. Tuy nhiên không để thuốc qua đêm.

Nổi mề đay sau sinh nên ăn gì? Kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi

Ngoài việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, đúng khoa học để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người mẹ và cải thiện tình trạng bệnh. Một số lưu ý quan trọng trong thực đơn hằng ngày bao gồm:

Nên

  • Uống đủ nước để da đàn hồi tốt hơn và mau lành hơn.
  • Bổ sung rau, củ kết hợp trong các món ăn hằng ngày.
  • Áp dụng xen kẽ các món ăn lợi sữa thay vì sử dụng thường xuyên.
  • Trong thời gian ở cữ, thực đơn của sản phụ bị hạn chế rất nhiều nên có thể tăng cường dưỡng chất bằng cách ninh nhừ xương, rau củ lấy nước cốt nếu không thể ăn trực tiếp.
  • Ăn nhiều hoa quả nhiều nước, chứa các loại vitamin để làm đẹp da, đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng.
  • Thay thế thực phẩm nhiều mỡ bằng các món ăn chữa omega 3.
Người bệnh nên tránh xa thực phẩm có tính dị ứng cao
Người bệnh nên tránh xa thực phẩm có tính dị ứng cao

Không nên

  • Sử dụng món ăn dầu mỡ, chiên rán nhiều lần.
  • Lạm dụng các loại thuốc bổ, sữa mà chưa qua chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn quá mặn hoặc quá ngọt sẽ làm giảm chức năng đào thải độc tố của thận, gan.
  • Sử dụng món ăn có tính nóng, vị cay.
  • Thực phẩm nhiều đạm, thịt đỏ và các loại hải sản dễ gây kích ứng cao.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh nổi mề đay sau sinh hiệu quả nhất

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp người bệnh chủ động phòng tránh những cơn khởi phát và sự tấn công của yếu tố gây bệnh,

  • Kiêng ra gió, đi đến những nơi công cộng mà không có biện pháp bảo vệ như khăn, khẩu trang, áo choàng.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, tránh để mồ hôi tích tụ quá lâu trên da. Nếu không thể tắm rửa thường xuyên, người bệnh nên lựa chọn các trang phục thoải mái, rộng rãi, thấm hút tốt.
  • Ngủ đủ giấc để các cơ quan có thời gian nghỉ ngơi và đào thải cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Kết hợp bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày.
  • Hạn chế để điều hòa hoặc gió quạt tác động trực tiếp với tần suất mạnh.
  • Không tiếp xúc với thú cưng, giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát.

Bệnh nổi mề đay sau sinh hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh biết cách lựa chọn phương pháp phù hợp, duy trì chế độ sinh hoạt khoa học. Mong rằng qua những thông tin bổ ích trên đây, bạn đọc có thể tự rút ra cho mình những kiến thức cần thiết trên hành trình điều trị căn bệnh này.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Sau Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan