Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Cách trị mề đay bằng muối là một trong những phương pháp dân gian truyền miệng vô cùng nổi tiếng được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Tác dụng của muối là gì? Vì sao lại có khả năng điều trị căn bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài chia sẻ sau đây. Đừng bỏ qua những hướng dẫn chi tiết và chính xác để loại bỏ triệu chứng bệnh càng sớm càng tốt.

Cách trị nổi mề đay bằng muối đơn giản tại nhà
Cách trị nổi mề đay bằng muối đơn giản tại nhà

Tác dụng của muối trong điều trị bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay mẩn ngứa với các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa trên da, có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, chân, tay, mặt, bụng, hoặc nghiêm trọng có thể nổi toàn thân. Căn bệnh này khiến người mắc vô cùng mệt mỏi và khó chịu bởi tình trạng tái phát liên tục nếu không được điều trị triệt để.

Thay vì sử dụng thuốc tân dược, các bài thuốc dân gian như trị mề đay bằng muối, trị mề đay bằng gừng hay lá lốt, tía tô… là những bài thuốc được nhiều người truyền tai nhau bởi hiệu quả điều trị cao, an toàn mà lại rẻ tiền, lành tính.

Muối ăn có cả trăm ngàn công dụng khác nhau. Nếu biết sử dụng đúng cách, đây là nguyên liệu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, muối với thành phần chính là Nacl có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng viêm trên da vì vậy những người bị bệnh nổi mẩn đỏ, dị ứng, mề đay có thể kết hợp muối với các loại thảo dược khác để giảm thiệu triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Muối có nhiều loại như: Muối I ốt được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Loại này được dùng làm gia vị để ngăn ngừa các bệnh lý về tuyến giáp. Ngoài ra còn có muối tinh, muối thô, muối kosher, muối himalaya hồng. Để trị mề đay bằng muối phần lớn chúng ta sẽ sử dụng muối thô, loại muối biển trắng hạt to.

Cách trị mề đay bằng muối tại nhà đơn giản

Sau đây là những hướng dẫn chi tiết trong việc sử dụng muối chữa bệnh mề đay. Người bệnh hãy tham khảo và áp dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao.

Cách 1: Tắm nước muối mặn trị mề đay

Đây là cách đơn giản, dễ làm và không tốn thời gian nhất. Nguyên liệu chuẩn bị chỉ có duy nhất một loại là muối thô hoặc muối tinh.

Cách làm: Bạn cho một lượng muối vừa phải vào chậu nước ấm sau đó dùng nước này để ngâm vùng da bị nổi mẩn ngứa mề đay hoặc dùng nước này để tắm. Dấu hiệu nổi mẩn đỏ sẽ giảm bớt, tình trạng ngứa ngáy cũng dần dần biến mất.

Ngoài việc điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, cách này còn giúp giảm tình trạng ngứa, tổn thương da do côn trùng cắn.

Muối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làn da
Muối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làn da

Cách 2: Chườm nóng

Chườm nóng cũng là phương pháp trị bệnh mẩn ngứa nổi mề đay nổi tiếng mà có lẽ ai cũng biết. Cách này rất thích hợp để giải quyết biểu hiện bệnh nổi mề đay do trời lạnh.

Cách làm:

Bước 1: Lấy một nắm muối thô vừa phải cho vào chảo rang nóng

Bước 2: Đổ muối đã được sao nóng vào miếng vải sạch, mềm, mỏng

Bước 3: Đắp nguyên liệu trên lên những vùng da bị mẩn ngứa

Chú ý: Lưu ý nhiệt độ của muối để tránh tình trạng bị bỏng. Áp dụng cách chườm muối nóng 2-3 lần mỗi ngày, không nên áp dụng các vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt hay da cổ.

Cách 3: Cách trị mề đay bằng muối và lá trầu không

Thay vì sử dụng một nguyên liệu là muối, người bệnh có thể tham khảo thêm cách kết hợp với các loại thảo dược như trầu không.

Theo y học cổ truyền và y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh, lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cao, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trên da, làm lành tổn thương trên da. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ cho ra mẹo chữa mề đay hoàn hảo.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa muối và lá trầu giúp điều trị nổi mề đay
Sự kết hợp hoàn hảo giữa muối và lá trầu giúp điều trị nổi mề đay

Chuẩn bị

  • Muối thô hoặc muối tinh
  • Lá trầu không rửa sạch

Cách làm

Bước 1: Cho 1 nắm lá trầu không với muối vào nồi, đổ khoảng 2-3 lít nước (tùy lượng nước mà bạn chuẩn bị nguyên liệu sao cho phù hợp)

Bước 2: Đun sôi nước lá trầu không với muối trong khoảng 5 phút rồi đậy vung xoong ngâm thêm khoảng 10 phút để nước nguội bớt, đồng thời tinh chất kháng khuẩn trong lá trầu không sẽ tiết hết ra ngoài.

Bước 3: Bạn dùng nước này để tắm vào buổi tối hàng ngày sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.

Chú ý: Lưu ý nhiệt độ nước để tránh tình trạng bị bỏng, bạn có thể sử dụng nước đặc hoặc pha loãng thêm với nước lạnh để tắm.

Cách 4: Sự kết hợp giữa muối và ngải cứu điều trị bệnh mề đay

Tinh dầu trong lá ngải cứu cũng có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm vì vậy được dùng để điều trị bệnh mề đay rất tốt.

Chuẩn bị

  • Ngải cứu
  • Muối
  • Chảo
  • 1 miếng vải mỏng

Cách làm

Bước 1: Ngải cứu rửa sạch để ráo nước sau đó cho vào chảo cùng với một chút muối trắng

Bước 2: Sao nóng nguyên liệu trên rồi đổ vào miếng vải sạch

Bước 3: Chườm hỗn hợp trên lên vùng da bị mẩn ngứa dị ứng, chú ý nhiệt độ.

Áp dụng cách này mỗi ngày, khi hỗn hợp nguội bạn đổ lại vào chảo và rang nóng, lặp đi lặp lại như vậy khoảng 2-3 lần đến khi các nốt mề đay mờ dần.

Cách trị nổi mề đay bằng muối và ngải cứu
Cách trị nổi mề đay bằng muối và ngải cứu

Cách 5: Bị mề đay tắm nước muối và lá tía tô

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, trong lá tía tô có chứa các hoạt chất chống viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa sản xuất histamin như perilla, luteolin, quercetin… Vì vậy tắm nước lá tía tô pha muối sẽ mang lại hiệu quả khả quan chúng ta không nên bỏ qua.

Bước 1: Lá tía tô rửa sạch sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 5 phút

Bước 2: Cho muối trắng vào nồi nước, để khoảng 10 phút cho nước nguội bớt

Bước 3: Dùng nước này để tắm, có thể pha thêm nước cho bớt nóng tránh tình trạng bị bỏng da

Áp dụng cách này ngày một lần, liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm dần.

Lưu ý khi áp dụng cách trị mề đay bằng muối

Muối là loại gia vị phổ biến rất dễ mua và rẻ tiền. Loại gia vị này lành tính và hiệu quả điều trị bệnh nổi mề đay khá cao nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Sử dụng muối trị mề đay sẽ hiệu quả với trường hợp bệnh cấp tính, mới phát tác, chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh, không có khả năng điều trị dứt điểm vì vậy người bệnh nên tham khảo thêm các bài thuốc đặc trị.
  • Trong trường hợp người bệnh áp dụng nhưng không hợp, tình trạng mề đay không giảm thiểu thậm chí tăng nặng thêm thì chúng ta cần dừng lại ngay và liên hệ bác sĩ để được tư vấn
  • Muối có thể gây khô da, khiến da dễ bị bắt nắng vì vậy không nên lạm dụng. Khi tắm bằng muối xong nên tắm lại bằng nước sạch đồng thời bổ sung nhiều nước để giúp da không bị khô.
  • Không áp dụng cách trị mề đay bằng muối với trường hợp có vết thương hở
  • Chủ động tìm gặp bác sĩ khám chữa bệnh càng sớm càng tốt, tìm phương pháp đặc trị để chấm dứt chuỗi ngày khổ sở vì bệnh mề đay hành hạ
  • Kết hợp ăn uống, vận động, xây dựng lối sống khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát

Chữa mề đay bằng muối có thể làm giảm triệu chứng bệnh và hạn chế được nguy cơ lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách, mẹo chữa này có thể gây ra một số rủi ro như kích ứng da, khiến tình trạng mề đay bùng phát nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, bạn không nên tự ý áp dụng phương pháp này, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào.

Để điều trị dứt điểm bệnh mề đay, người bệnh có thể cân nhắc tới việc sử dụng biện pháp Đông y. Đông y áp dụng nguyên tắc điều trị từ gốc bệnh, sử dụng các loại thảo dược có tác dụng giải độc, tiêu viêm để khống chế bệnh. Qua đó, thuốc vừa đáp ứng được tính hiệu quả cao mà lại an toàn cho người sử dụng.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trị mề đay bằng muối hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trong việc đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Dành tặng bạn đọc


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan