Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay kiêng gì? là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bên cạnh việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi hiệu quả căn bệnh này. Nhằm giúp độc giả có thêm kiến thức về chủ đề này, bài chia sẻ dưới đây sẽ giới thiệu danh sách những việc cần kiêng khi bị nổi mề đay.

Thông tin chung về bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay một dạng bệnh tự miễn, xảy ra phổ biến khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Do sự sản sinh chất gây dị ứng histamin khiến mao mạch bị kích thích, người mắc thường có biểu hiện nổi các nốt mẩn ngứa, sẩn phù. Mặc dù diện tích các nốt mề đay không lớn, tuy nhiên chúng có xu hướng liên kết với nhau, tạo thành từng mảng lớn trên da.

Nổi mề đay gây nổi mẩn ngứa thành mảng lớn trên tay
Nổi mề đay gây nổi mẩn ngứa thành mảng lớn trên tay

Nổi mề đay chủ yếu bùng phát ở những đối tượng có sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Mặc dù không có tính lây nhiễm, khởi phát thành từng cơn và tự biến mất trong thời gian ngắn nhưng nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời, mề đay sẽ dễ dàng tiến triển sang thể mãn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh, nguy cơ sinh non ở sản phụ, bội nhiễm, nhiễm trùng…

Nổi mề đay kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Chế độ sinh hoạt dinh dưỡng hợp lý chính là chìa khóa giúp tăng hiệu quả của thuốc chữa mề đay, giảm thời gian sử dụng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Từ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp phảo tác dụng phụ do lạm dụng thuốc. Ngược lại, nếu người bệnh mắc phải sai lầm trong kiêng khem khi bị nổi mề đay có thể vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiến triển nhanh và nghiêm trọng hơn, dễ dàng tái phát.

Vậy bị nổi mề đay kiêng gì thì bệnh nhanh khỏi? Dưới đây là những điều người bệnh cần lưu ý:

Tránh xa tác nhân dễ gây kích ứng

Thời gian tiếp xúc càng lâu, thời gian tiếp xúc càng dài, tình trạng nổi mề đay càng nghiêm trọng. Vì vậy, để mề đay nhanh khỏi, bạn cần cách ly khỏi những tác nhân có thể gây kích ứng nổi mề đay:

  • Thực phẩm, dược phẩm có khả năng gây dị ứng
  • Côn trùng, thực vật có độc
  • Kim loại
  • Giữ ấm, làm mát cơ thể kịp thời khi thời tiết thay đổi
  • Bụi bẩn, không khí ô nhiễm
  • Chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm
  • Phấn hoa, lông động vật
  • Không khí ô nhiễm, bụi bẩn

Gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị nổi mề đay

Vùng da bị nổi mề đay là vùng da đang bị tổn thương nên rất yếu. Các hành động gãi, chà xát mạnh có thể khiến da dễ dàng bị trầy, xước, tạo thành các vết thương hở khiến các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập. Từ đó, khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây nhiễm trùng da, bội nhiễm, để lại sẹo thâm sau khi hồi phục.

Không gãi mạnh lên vùng da bị nổi mẩn ngứa
Không gãi mạnh lên vùng da bị nổi mề đay

Nổi mề đay kiêng ăn gì?

Ngoài những yếu tố kiêng khem cần ghi nhớ trên, người bệnh nổi mề đay cần chú ý thêm về chế độ ăn uống để ngăn ngừa triệu chứng tăng nặng:

Thực phẩm chứa nhiều đạm

Đứng đầu danh sách những thực phẩm nên kiêng khi bị mề đay chính là thực phẩm với lượng đạm dồi dào. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng đối với thể trạng của người bệnh mề đay nếu lạm dụng các thực phẩm như thịt bò, trứng, thịt gà, đồ đông lạnh, cá hồi, các loại hạt có thể khiến bệnh tiến triển khó lường.

Bởi lẽ, các cơ quan chỉ có thể chuyển hóa một phần lượng đạm thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được. Còn lại sẽ bị biến đổi thành chất khác, gây dị ứng và khiến biểu hiện mẩn ngứa trở nên trầm trọng hơn.

Các món ăn có vị mặn

Thói quen sử dụng nhiều gia vị trong chế biến thực phẩm vô hình chung trở thành nguyên nhân khiến mề đay lâu khỏi. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình mỗi ngày, một người chỉ cần nạp 5gr muối tương đương với 1 thìa cà phê. Khi lượng muối mà người bệnh sử dụng vượt quá mức quy định, lâu ngày sẽ gây cặn ở thận, giảm khả năng đào thải độc tố qua đường bài tiết. Thêm vào đó, các dây thần kinh ngoại biên dễ bị kích thích, gây phản ứng mẩn ngứa biểu hiện qua da.

Thực phẩm cay nóng

Mặc dù là những loại thực phẩm được ưa chuộng nhưng các món ăn cay lại là “thủ phạm” nguy hiểm  cho người bị mề đay. Các loại gia vị cay nóng (ớt bột, ớt tươi, tiêu, mù tạt..) sẽ khiến da trở nên dễ bị kích ứng, bong tróc, mẩn đỏ. Ngoài ra, các chất này còn có nguy cơ kích thích phản ứng của hệ hô hấp. Trong khi đó, viêm họng, hen suyễn là những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.

Kiêng các loại thực phẩm cay nóng
Kiêng các loại thực phẩm cay nóng

Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Dù là các món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Nhưng lượng dầu mỡ và độc tố tích tụ do được chiên lại nhiều lần trong loại thực phẩm này có thể gây hại đến dạ dày, gan và thận.

Kiêng đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ
Kiêng đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ

Không những có hàm lượng dinh dưỡng ít ỏi, các món ăn nhanh có thể làm tăng  độc tố tích tụ trong cơ thể. Để tránh mề đay ở trẻ nhỏ diễn biến phức tạp, trong quá trình điều trị phụ huynh nên hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm này.

Các loại đồ uống có cồn

Ngoài việc nắm vững các kiến thức về chủ đề nổi mề đay kiêng gì?, người bệnh cần chú trọng đến thói quen sử dụng đồ uống, đặc biệt là các chất kích thích, có cồn. Các loại thức uống này nếu lạm dụng lâu ngày sẽ dẫn tới suy giảm chức năng gan và hệ miễn dịch.

Sữa động vật và các chế phẩm từ sữa

Ít ai ngờ rằng, thực phẩm vốn thân thuộc với nhiều người nhưng lại là nguyên nhân khiến mề đay trở nặng và kéo dài. Ngoài sữa, các chế phẩm của sữa như sữa chua, pho mai hay bơ, whipping cream.. có thể làm gián đoạn cơ chế tiết dầu của da. Nếu vệ sinh da không đúng cách, đây sẽ là yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây ngứa da, nhiễm trùng.

Kiêng sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa
Kiêng sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa

Đồ ăn hải sản

Các loại tôm, cá, cua, ghẹ, hàu…là món ăn rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là phái mạnh và bổ sung hàm lượng canxi cần thiết của trẻ. Tuy nhiên việc lạm dụng những thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh mề đay lại có thể khiến các phản ứng ngoài da biểu hiện rõ rệt hơn. Các chất hóa học trong hải sản có khả năng kích thích sản sinh histamin gây ngứa da, nổi các nốt mẩn đỏ và giảm hiệu quả của thuốc…Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày.

Nổi mề đay nên ăn gì?

Bên cạnh thắc mắc nổi mề đay kiêng gì, người bệnh cũng dành sự quan tâm đến những thực phẩm tốt cho người bệnh, phục hồi các tổn thương ngoài da. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà độc giả nên tham khảo:

  • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin C, D, E và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và khôi phục tế bào da.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm cao như hành, tỏi, nghệ, mật ong. Không giống với các gia vị cay nóng, các loại thực phẩm này có khả năng kháng khuẩn, tăng cường đề kháng. Nếu không phù hợp sử dụng trực tiếp, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như rượu tỏi, sữa nghệ, hoặc chế biến trong các món ăn hằng ngày.
  • Các loại thực phẩm giàu chất kẽm, có tác dụng phục hồi da, tái tạo tế bào mới.
  • Uống nước hằng ngày, kết hợp bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại nước ép, trà hoa quả, sinh tố
Dinh dưỡng hợp lý trong thời gian sau sinh giúp giảm nguy cơ tái phát mề đay
Dinh dưỡng hợp lý trong thời gian sau sinh giúp giảm nguy cơ tái phát mề đay

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh nổi mề đay

Ngoài chế độ ăn uống, kiêng khem, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích về chế độ sinh hoạt cho người bệnh mà độc giả không nên bỏ lỡ:

  • Vệ sinh da thường xuyên, nhẹ nhàng tránh chà xát quá mạnh.
  • Ưu tiên tắm nước ấm, tránh tiếp xúc với nước trong thời gian dài hơn 10 phút. Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể thay thế các sản phẩm sữa tắm bằng các loại nước lá (chè xanh, lá khế, lá đơn đỏ, trầu không…)
  • Trong thời gian sử dụng các loại thuốc bôi ngoài, bạn nên tránh các quần áo quá bó sát hoặc chật chội, không có khả năng thấm hút, nhiều phụ kiện.
  • Nếu phải làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ, tránh bào mòn da.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp kiêng cữ trong sinh hoạt, lưu ý vấn đề nổi mề đay kiêng gì, nên ăn gì, người bệnh bị mề đay mẩn ngứa nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín để được xác định chính xác tình trạng tiến triển của bệnh và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan