Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Da mặt nổi mẩn đỏ ngứa bất thường là biểu hiện bị kích ứng. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đôi khi khiến người bệnh lo lắng. Để tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị phù hợp cho hiện tượng này, bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng gì?

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là một dạng phát ban kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Thông thường, tình trạng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên nào đó gây kích ứng da. Ở bất cứ độ tuổi nào, bạn cũng có nguy cơ bị sần da, kèm theo ngứa rát và các mụn đỏ li ti trên mặt.

Nếu không xác định được nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, vùng da mẩn đỏ có thể xấu đi nhiều, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, làm hoạt động xã hội, công việc bị đình trệ.

Vì vậy, không nên chủ quan khi phát hiện da mặt bị mẩn đỏ, ngứa rát. Hãy thận trọng đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm da dị ứng ở mặt gây nổi mẩn đỏ
Viêm da dị ứng ở mặt gây nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân mặt nổi mẩn đỏ ngứa

  • Thời tiết, nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường biến thiên quá lớn từ lạnh sang nóng và ngược lại thường làm da mặt khó thích nghi, bị kích ứng. Bên cạnh đó, một vài người có làn da nhạy cảm cũng bị phát ban nổi mẩn ở mặt khi thời tiết quá lạnh hoặc đứng dưới trời nắng, làm việc ở nơi nhiệt độ cao…
  • Dị ứng mỹ phẩm: Hầu hết chị em đều có thói quen trang điểm và chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên thị trường mỹ phẩm hiện nay quá đa dạng và khó kiểm soát chất lượng. Việc mua và sử dụng các dòng sản phẩm chứa hóa chất độc hại, đặc biệt là corticoid có thể khiến da mặt bị bít tắc lỗ chân lông. Đây là nguyên nhân khiến da mặt nổi mẩn đỏ và ngứa.
  • Biến đổi nội tiết tố: Thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, sinh con là những người hay bị tình trạng này do nồng độ hormone thay đổi. Sự biến thiên của lượng Estrogen làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ làm da mặt nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Bị bệnh về da: Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là một biểu hiện phổ biến ở người bị viêm da, mề đay…
  • Vệ sinh sai cách: Sau khi tiếp xúc với bụi bẩn khi đi đường, làm việc… hoặc sau khi trang điểm, nếu không vệ sinh da mặt đúng cách, lỗ chân lông dễ bị bít tắc. Lâu ngày, da bị kích ứng và nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Cơ địa: Người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu sẽ dễ nổi mẩn đỏ ngứa mặt hơn người bình thường.
  • Dị ứng tiếp xúc: Nếu bạn sở hữu một làn da dễ bị kích ứng, khi bị lông chó mèo, phấn hoa hay mạt bụi dính vào mặt, da bạn cũng sẽ nổi mẩn ngứa.
  • Dị ứng thức ăn: Không ít người bị nổi mẩn ngứa đỏ da mặt sau khi ăn tôm, cua, tằm…
  • Thiếu nước: Sự thật, khi da bạn thiết nước, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động kém đi nên da khô. Về lâu dài, biểu bì da tổn thương dẫn đến mặt nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Dị ứng thuốc: Các loại thuốc tân dược thường gây phản ứng phụ cho người dùng. một trong số đỏ là gây kích ứng, làm da mặt mẩn đỏ, ngứa.
  • Lão hóa: Khi bạn ngoài 30, tốc độ lão hóa của da nhanh hơn, quá trình tổng hợp lipid bị ảnh hưởng. Da bị yếu, mỏng đi và có những nếp nhăn. Đây là lúc mặt bạn bắt đầu nổi mụn đỏ, ngứa rát.
Nắng nóng làm tổn thương da mặt
Nắng nóng làm tổn thương da mặt

Ngoài ra, tình trạng mẩn ngứa da mặt còn phản ánh chức năng gan, thận của bạn có thể đang bất thường. Hãy thận trọng với những bệnh liên quan đến tình trạng này.

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là biểu hiện của bệnh gì?

  • Viêm da dị ứng: Ở bệnh nhân bị viêm da dị ứng, khi thời tiết thay đổi hoặc ở môi trường ô nhiễm, dùng mỹ phẩm, mặt có những nốt mẩn sần sùi kem theo ngứa rát.
  • Viêm da tiết bã: Da mặt đỏ, ngứa kèm theo tình trạng bã nhờn xuất hiện nhiều là triệu chứng chủ yếu của viêm da tiết bã ở mặt.
  • Mề đay: Nếu vùng da mẩn đỏ mọc theo mảng hoặc gồm nốt mụn sần cứng phân bố rải rác theo đợt, đó là bệnh nổi mề đay.
  • Bệnh gan, thận: Khi có vấn đề về gan, thận, khả năng thải độc của cơ thể kém đi. Chất độc không được đào thải bị tích tụ dưới da làm cho mặt nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Bệnh về chuyển hóa: Những bệnh nhân tiểu đường, rối loạn chuyển hóa tuyến giáp sẽ bị tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Lúc này nội tiết tố bị rối loạn dẫn đến biểu hiện mẩn đỏ ngứa ngoài da.

Biểu hiện đi kèm tình trạng mẩn đỏ ngứa da mặt

  • Vết mẩn đỏ và ngứa có thể lan ra toàn thân hoặc xuất hiện ở đầu, cổ, ngực…
  • Vùng da bệnh khô ráp hơn, sờ vào thấy sần sùi.
  • Nếu mẩn đỏ quanh môi và mắt, vùng da đó thường sưng phồng lên.
  • Nếu sờ hoặc gãi lên mặt, tình trạng sưng đỏ và ngứa càng dữ dội.
  • Bạn có thể cảm thấy nóng rát, bị châm chích tại vùng da mẩn đỏ.

Ngoài ra, nếu bị mẩn đỏ ngứa do bệnh lý, da mặt còn có nhiều biểu hiện khác. Phổ biến là tình trạng tróc vảy, nứt nẻ da…

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa có nguy hiểm không?

  • Bội nhiễm: Tổn thương trên da kèm theo ngứa thôi thúc người bệnh gãi liên tục. Điều này làm sức khỏe làn da trở nên tồi tệ hơn và làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Mất thẩm mỹ: Nếu bị mẩn đỏ mặt kèm theo vết thương do gãi, da dễ bị hình thành sẹo
  • Lão hóa sớm: Tổn thương da lâu dài khiến cấu trúc da bị phá hủy, lớp đề kháng yếu đi, từ đó, da bị teo và lão hóa sớm.
  • Nhiễm trùng: Nếu tổn thương da mặt kèm theo nhiễm khuẩn, virus, bạn có nguy cơ nhiễm trùng da mặt. Đây là nguyên căn của tình trạng hoại tử da vô cùng nguy hiểm.
Mặt nổi mẩn đỏ ngứa không điều trị kịp thời dễ gây nhiễm trùng da
Mặt nổi mẩn đỏ ngứa không điều trị kịp thời dễ gây nhiễm trùng da

Khi nào cần khám bác sĩ

  • Da ngứa nổi mẩn đỏ kéo dài nhiều ngày và có xu hướng ngày một nghiêm trọng lên.
  • Vị trí nổi mẩn đỏ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, chảy dịch, mưng mủ.
  • Bạn cảm thấy mặt nóng rát và ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Bạn bị đau kèm theo sốt cao, thân thể uể oải, bất thường.

Chẩn đoán bệnh

Khai thác bệnh sử

  • Thời gian xuất hiện, mô tả chi tiết ban đỏ, đặc điểm ngứa kèm theo (ngứa nhiều về đêm, càng gãi càng ngứa,…).
  • Các bệnh lý đi kèm (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, rối loạn tiêu hóa,…)
  • Các yếu tố khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng (thực phẩm, mỹ phẩm, vật nuôi, thay đổi thời tiết,..)

Thăm khám da liễu

  • Vị trí ban (ở má, toàn mặt, trán,…).
  • Đặc điểm tổn thương da (mảng, mụn nước, sẩn phù, có vảy tiết không,…).
  • Các triệu chứng kèm theo (sốt, nổi hạch, đau khớp,…).

Sau khi thăm hỏi và quan sát vùng da bệnh, nếu xác định đây là một biểu hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra nguyên nhân, bệnh lý cụ thể:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra lượng bạch cầu ái toan có chỉ số bất thường hay không.
  • Soi da dưới kính hiển vi để tìm khuẩn hại gây bệnh.
  • Test KOH nếu nghi ngờ bệnh nhân nhiễm nấm da…

Tất cả các bước chẩn đoán bệnh là cơ sở nền tảng giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho vùng da mặt nổi mẩn đỏ ngứa.

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa chữa thế nào?

Nếu bị nổi mẩn ngứa đỏ mặt do kích ứng từ nhiệt độ, tình trạng này có thể tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu mặt nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh lý, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm.

Chữa tại nhà bằng mẹo

  • Xông tinh dầu bạc hà: Cách này giúp làm thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ bạn loại bỏ bụi bẩn trên da, từ đó kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa. Bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi mặt hoặc đun nước lá bạc hà tươi để xông.
  • Rửa mặt nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý thay cho sữa rửa mặt, nước tẩy trang là một cách làm sạch da an toàn. Nước muối còn có tác dụng làm tiêu viêm và giảm mẩn ngứa cho da mặt. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh da mặt sáng và tối.
  • Dùng gel nha đam: Sau khi vệ sinh da mặt thật sạch và khô, bạn dùng phần gel trong của lá nha đam đã cắt nhỏ đắp lên da mặt. Tinh chất trong gel sẽ giúp da bạn được dưỡng ẩm, loại bỏ khuẩn hại thật sâu bên trong và phục hồi làn da tốt hơn.
Xông tinh dầu bạc hà giúp khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ an toàn
Xông tinh dầu bạc hà giúp khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ an toàn

Dùng thuốc Tây chữa bệnh

  • Thuốc bôi: Nhóm bôi phổ biến chứa corticoid được dùng cho da bị sưng, viêm do nhiễm khuẩn và đã bị bội nhiễm. Nhóm thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng có thể khiến da bị nhiễm corticoid, bạn nên thận trọng.
  • Thuốc kháng viêm đường uống: Ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm đường uống giúp làm dịu da nhanh chóng. Trong đó có thể bao gồm cả kháng sinh. Nhóm thuốc này chỉ được uống đúng liều chỉ định, không lạm dụng vì nó gây phản ứng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thuốc sát trùng: Oxy già và thuốc đỏ là sản phẩm điển hình thuộc nhóm này, được chỉ định dùng để ngừa kích ứng da, bội nhiễm và nhiễm trùng.

Điều trị da mặt nổi mẩn đỏ ngứa theo Đông y

Theo Đông y, mặt bị nổi mẩn đỏ ngứa là do chức năng can thận bị yếu, cơ thể thải độc kém đi. Để điều trị bệnh cần hỗ trợ thải độc, phục hồi sức khỏe can thận.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 30g mỗi loại đương quy và khổ sâm, kết hợp với bạc hà và sa sàng tử mỗi loại 20g, thêm vào 10g băng phiến. Đem sơ chế sạch rồi đun lấy nước để xông và rửa mặt. Thực hiện 2 lần mỗi ngày đến khi mặt của bạn hết mẩn ngứa.
  • Bài thuốc 2: Cùng nguyên liệu như bài thuốc 1, kết hợp thêm hoa tiêu 15g, thấu cốt tử thảo, hoàng tinh và địa phu tử mỗi loại 30g. Đem rửa và nấu với nước khoảng 20 phút rồi chắt nước ra hoài với nước nguội để rửa mặt. Thực hiện 2 lần mỗi ngày đến khi mặt không còn mẩn đỏ ngứa.
  • Bài thuốc 3: Dùng kinh giới và đại phi dương, địa phu tử mỗi loại 30g, kết hợp với đại hoàng và cam thảo mỗi loại 20g, thêm vào 15g phèn phi và một số thảo dược khác. Đem rửa sạch rồi đun kỹ với nước và pha ấm để vệ sinh da mặt 2 lần mỗi ngày đến khi hết ngứa nổi mẩn.

Các bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa da mặt rất an toàn, hiếm khi có tác dụng phụ. Tuy chữa bệnh từ căn nguyên nhưng Đông y cũng không làm bệnh về da khỏi hoàn toàn. Bạn chỉ có thể kiên trì điều trị triệu chứng.

Dược liệu hỗ trợ điều trị

Mẩn đỏ ngứa da mặt chủ yếu là do mắc bệnh ngoài da. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn các loại dược liệu dùng trong điều trị bệnh da liễu để cải thiện tình trạng. Trong đó chủ yếu là nhóm chứa kháng sinh tự nhiên như mật ong, lá chè, nhóm dưỡng ẩm tốt như nha đam, dưa chuột và một số dược liệu chứa tinh chất kháng viêm, diệt khuẩn.

Cách phòng ngừa mẩn ngứa mặt

Để ngăn chặn tình trạng mặt nổi mẩn đỏ ngứa bạn cần chú ý bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Đặc biệt cần chăm sóc da mặt thật tốt, tránh để bị kích ứng.

  • Nên hạn chế trang điểm khi không thực sự cần thiết.
  • Trước khi mua và sử dụng sản phẩm chăm sóc da, cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, thành phần. Tránh các mỹ phẩm chứa chì, cồn, paraben, corticoid hay dầu khoáng.
  • Chú ý điều chỉnh trang phục hợp lý khi ra ngoài vào những ngày trời quá lạnh hoặc quá nóng. Đeo khẩu trang, đội mũ và thoa kem… để bảo vệ da mặt.
  • sử dụng thực phẩm, đồ uống không kích ứng da của bạn.
  • Đối với người bệnh da liễu như viêm da cơ địa, á sừng, viêm da tiết bã, hãy thận trọng với dị nguyên gây bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng mặt nổi mẩn đỏ ngứa. Bạn nên lưu ý đến các triệu chứng liên quan bởi nó có thể cho biết bạn đang mắc bệnh ngoài da. Hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cũng như điều trị đúng cách nhất.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan