Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mẩn ngứa ở trẻ là tổn thương da thường gặp. Những nốt sần đỏ mọc thành từng mảng và lan ra khắp cơ thể, không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây mẩn ngứa để có thể áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Mẩn ngứa ở trẻ là bệnh gì?

Mẩn ngứa là một trạng thái kích ứng da, gây ngứa ngáy đi kèm với mẩn đỏ. Mẩn ngứa ở bé có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến nhất là mùa xuân và mùa hè. Trong những mùa này, các con côn trùng như ve, rệp, muỗi hoạt động mạnh mẽ dẫn đến tăng nguy cơ mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.

Mẩn ngứa ở bé có thể là triệu chứng điển hình của những bệnh lý sau:

Nổi mề đay

Mề đay hay mày đay, là tình trạng phù da cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như nổi ban đỏ trên tay, chân, mặt hoặc thân mình; ngứa; kích thước và hình dạng mề đay thay đổi, có thể hình bầu hoặc tròn. Trong một số trường hợp, trẻ bị mẩn ngứa do mề đay còn gây tróc vảy, xuất huyết hoặc bóng nước.

Mẩn ngứa ở trẻ có thể do bệnh mề đay
Mẩn ngứa ở trẻ có thể do bệnh mề đay

Mẩn ngứa ở trẻ do viêm da tiếp xúc

Da bé bị nổi mảng đỏ đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là một dấu hiệu của viêm da tiếp xúc. Bệnh có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, dẫn đến phát ban gây ngứa. Viêm da tiếp xúc có thể thuyên giảm sau 2 - 4 tuần hoặc khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên, ở một số trẻ bị viêm da tiếp xúc, tình trạng này có thể kéo dài và phát triển thành mãn tính.

Bệnh viêm da dị ứng

Mẩn ngứa ở trẻ là một triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm da dị ứng. Đây là bệnh lý tổn thương da mãn tính khiến da nổi mẩn, khô ráp. Ở trẻ nhỏ, viêm da dị ứng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ có cơ địa dị ứng, do thời tiết thay đổi hoặc cũng có thể di truyền từ ba mẹ sang con.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do loài ve Sarcoptes scabiei gây mẩn ngứa dữ dội và thường có chiều hướng trầm trọng hơn về đêm. Vùng da khu trú của ghé chủ yếu ở mặt trong đùi, cổ tay, nếp vú, rốn, kẽ mông, quanh thắt lưng, bộ phận snh dục. Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người qua đường tiếp xúc và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lý do virus gây ra nên có khả năng lây lan cao, nhất là với trẻ nhỏ. Bệnh gây mẩn ngứa ở trẻ, xuất hiện các đốm và mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân.

Tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ, với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng được phát hiện và điều trị sớm đều không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển biến sang cấp độ 3, trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều tổn thương nghiêm trọng như phù phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não, thậm chí là tử vong.

Viêm màng não gây mẩn ngứa, phát ban

Viêm màng não là sự viêm nhiễm màng não và tủy sống, do virus, vi khuẩn, nấm và các yếu tố khác gây ra. Trẻ bị viêm màng não có thể gặp triệu chứng bất thường như sốt, sốt cao, giảm bú, biếng ăn, đau toàn thân, ù tai,... Ngoài ra, trẻ bị viêm màng não còn có triệu chứng mẩn ngứa kích ứng da, thậm chí nôn ói và động kinh.

Biểu hiện mẩn ngứa ở trẻ

  • Da xuất hiện các nốt mụn đỏ mọc rải rác hoặc thành từng đám.
  • Da trở nên khô sần sùi.
  • Trẻ có hành động gãi liên tục, quấy khóc, khó chịu, thậm chí là bỏ ăn, lười bú.
  • Mẩn ngứa có thể lan ra khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như cổ, mặt, lưng, mông.

Hình ảnh mẩn ngứa ở trẻ

Triệu chứng Mẩn Ngứa Ở Trẻ phổ biến

Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa kéo dài

  • Đề kháng kém: Do hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ nhỏ dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như virus, vi khuẩn, thời tiết, khói bụi,... Khi những tác nhân này xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách kích thích tạo ra histamin. Hậu quả là trẻ bị mẩn ngứa khắp người (có thể đi kèm với sốt).
  • Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi, bụi bẩn, ô nhiễm, phấn hoa,... là những tác nhân gây mẫn cảm với làn da của bé. Điều này dẫn đến tình trạng kích ứng, mẩn đỏ ở trẻ.
  • Dị ứng thức ăn: Điều này xảy ra ở một số trẻ có cơ địa dị ứng với các loại thức ăn như hải sản hoặc thực phẩm có mùi tanh.
  • Dị ứng thuốc: Trẻ bị ứng với một số thành phần của thuốc cũng có thể gây nên tình trạng kích ứng da, mẩn ngứa.
  • Dị ứng với các sản phẩm dưỡng da: Trường hợp bé bị mẩn ngứa, không sốt rất có thể là do bị dị ứng với các sản phẩm như sữa tắm, kem bôi da, nước xả vải, bột giặt,...
  • Mẩn ngứa ở trẻ do nhiễm giun: Giun sán, ký sinh trùng,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa. Một số trẻ sẽ có thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Ứ đọng độc tố: Gan hoạt động kém khiến độc tố lâu ngày bị ứ đọng lại, gây nóng trong, phát ban qua da.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị mẩn ngứa

  • Nhiễm trùng máu: Khi da bé xuất hiện vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng máu. Hậu quả của biến chứng này hết sức nặng nề như áp xe não, viêm màng não, viêm cơ tim,... thậm chí là tử vong.
  • Viêm mủ màng phổi: Vi khuẩn thông qua da có thể tấn công vào phổi, gây sản sinh dịch và bọt khí. Khi lượng dịch này tăng lên đáng kể sẽ khiến vỡ bóng khí, gây khó thở cho trẻ.
  • Tràn mủ màng tim: Trong một số trường hợp, vi khuẩn, virus gây mẩn ngứa ở trẻ có thể tấn công và hình thành bệnh viêm màng tim. Hậu quả là khiến tim bị chèn ép, khó co bóp, ảnh hưởng đến quá trình bơm máu cho cơ thể.
  • Viêm màng não mủ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng nhiễm khuẩn do mẩn ngứa. Lúc này, nếu không được điều trị, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Trẻ nổi mẩn ngứa có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
Trẻ nổi mẩn ngứa có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Lịch sử bệnh: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng của trẻ, bao gồm thời gian xuất hiện bệnh, các yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng như môi trường, thực phẩm, thuốc,...
  • Đánh giá triệu chứng: Xem xét các dấu hiệu về mẩn ngứa ở trẻ, bao gồm mẩn đỏ, sưng, vết thâm hoặc vết nổi mẩn.
  • Kiểm tra dị ứng: Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số bài kiểm tra dị ứng như test da dị ứng, test máu, kiểm tra tiếp xúc. Điều này giúp xác định liệu da trẻ có phản ứng với các chất gây kích ứng như phấn hoa, hóa chất hoặc thực phẩm hay không.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện và loại trừ các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý nội tiết và các vấn đề chức năng gan, thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua hình ảnh, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình trạng mẩn ngứa, cũng như xác định nơi phát ban. Từ đó có kế hoạch điều trị cho trẻ phù hợp.

Đối tượng dễ bị mẩn ngứa

  • Trẻ có tiền sử dị ứng: Trong gia đình có tiền sử dị ứng hoặc cá nhân trẻ từng bị dị ứng với phần hóa, thực phẩm,... sẽ có nguy cơ bị mẩn ngứa hơn.
  • Trẻ mắc bệnh lý da liễu: Các vấn đề về da như viêm da cơ địa, chàm,... có thể khiến trẻ mẩn ngứa thường xuyên.
  • Trẻ dưới 5 tuổi: Làn da trẻ mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị kích ứng da so với trẻ lớn hơn.
  • Trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng: Lông vật nuôi, thực phẩm, phấn hóa, hóa chất, thuốc,...
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm: Ô nhiễm khói bụi, nguồn nước,... cũng có thể góp phần tăng nguy cơ mẩn ngứa ở trẻ.
  • Trẻ dễ bị côn trùng cắn: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với côn trùng như kiến hoặc muỗi gây ra tình trạng mẩn ngứa.

Trẻ có tiền sử dị ứng dễ bị mẩn ngứa
Trẻ có tiền sử dị ứng dễ bị mẩn ngứa

Biện pháp phòng ngừa mẩn ngứa ở trẻ

  • Lau khô da trẻ bằng khăn mềm sau khi tắm hoặc hoạt động ngoài trời để tránh da ẩm ướt.
  • Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc cho trẻ. Bởi thiếu ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của bé.
  • Cho bé mặc quần áo với chất liệu vải thoáng mềm, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh da, tắm rửa cho bé hàng ngày. Sử dụng các loại chăm sóc da dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Bổ sung nước cho trẻ đầy đủ, tránh da khô dễ gây kích ứng, mẩn ngứa.
  • Tránh sử dụng kem bôi da cho bé khi không thực sự cần thiết.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với động vật hay chơi tại nơi ẩm ướt, bụi bẩn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Trẻ bị mẩn ngứa kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc biến mất.
  • Mẩn ngứa diễn biến nặng, gây tổn thương da, viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
  • Trẻ bị mẩn ngứa đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt, sưng, đau, phát ban.
  • Trẻ bị mẩn ngứa xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất dị ứng như thuốc, hóa chất,...
  • Mẩn ngứa ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần.

Điều trị mẩn ngứa ở trẻ như thế nào?

Dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mẩn ngứa, ba mẹ có thể lựa chọn điều trị cho trẻ theo một trong các phương pháp dưới đây:

Chữa mẩn ngứa cho trẻ bằng Tây y

  • Các loại thuốc bôi da: Eumovate cream, Eucerin, Axcel Hydrocortisone, Atopiclair, Cetirizine, Dexeryl,...
  • Thuốc kháng Histamin: Cetirizin, Desloratadin, Loratadin,... có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do mẩn ngứa gây ra bằng cách đưa nồng độ histamin trong máu về ngưỡng an toàn.
  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm ngứa phải kể đến như Triamcinolone, Fluocinolone, Dexamethasone, Betamethasone,...
  • Ngoài ra, để tránh kích ứng cho da, mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Bố mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa hương liệu, có xuất xứ từ thiên nhiên để bảo vệ làn da cho bé yêu.

Betamethasone có tác dụng giảm ngứa hiệu quả
Betamethasone có tác dụng giảm ngứa hiệu quả

Sử dụng thuốc tân dược điều trị mẩn ngứa là phương pháp khá phổ biến, giúp giảm ngứa và làm dịu da tức thì. Song việc lạm dụng sẽ có nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chữa mẩn ngứa ở trẻ theo Đông y

Đông y nhận định, triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ thường do cơ thể phong hành dẫn đến ngứa ngáy ngoài da. Vì vậy, việc điều trị sẽ tập trung vào trừ độc khí, kích thích huyệt vị giúp giải độc, lưu thông khí huyết. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa mẩn ngứa ở trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: 18g kinh giới, 14g bạch liên bì, 30g khổ sâm, 20g xà sàng tử, 15g phòng phong, 20g ngải diệp, 18g đương quy.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên cùng 2.5 lít nước. Đun nhỏ lửa trong 39 phút sau đó tắt bếp, bỏ bã, lọc lấy nước. Phần nước cốt này pha cùng với 400ml nước lọc dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị mẩn ngứa.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: 12g kinh giới, 20g sinh thạch cao, 20g vỏ bí đao, 10g thuyền thoái, 12g ý dĩ, 22g bạch tiêu bì, 8g cam thảo, 25g sinh địa hoàng, 30g thổ phục linh, 14g phòng phong.
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với 1.5 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 250ml nước thì dừng. Chia hỗn hợp nước cốt thành 3 phần, uống trong ngày.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: 20g địa du, 30g địa phủ tử, 20g địa hoàng, 30g đại phi dương, 30g khổ sâm, 20g xà sàng tử, 15g phèn phi, 20g cam thảo, 30g kinh giới.
  • Cách dùng: Đun sôi nguyên liệu cùng với 1.5 lít nước trong vòng 20 phút rồi lọc bỏ phần bã. Nước cốt thu được hòa cùng với nước lọc dùng để rửa vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 4

  • Chuẩn bị: 20g xà sàng tử, 20g huyền thoái, 20g bạch tiên bì, 200g dạ giao đẳng, 100g thương nhĩ tử, 100g bạch tật lê.
  • Cách dùng: Sắc thuốc trong 20 phút, phần nước thu được hòa cùng với nước lọc rồi đem tắm cho bé. Sử dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày để tình trạng mẩn ngứa ở trẻ được thuyên giảm.

Chữa mẩn ngứa theo mẹo dân gian

Lá trầu không

  • Chuẩn bị 5 lá trầu không, đem rửa sạch, để ráo.
  • Cho lá trầu vào nồi, đun sôi cùng với 1 lít nước tầm 15 phút.
  • Đợi nước nguội rồi đem tắm cho bé.

Lá khế

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế, ngâm với nước muối rồi rửa sạch.
  • Dùng tay vò nhẹ rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
  • Đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp, pha loãng với nước để tắm cho bé.

Tắm nước lá khế có thể giúp bé giảm ngứa nhanh chóng
Tắm nước lá khế có thể giúp bé giảm ngứa nhanh chóng

Lá ổi

  • Hái một nắm búp ổi rồi rửa sạch.
  • Dùng tay vò lá rồi đem đun cùng 2 lít nước sạch.
  • Đun sôi 15 phút thì tắt bếp. Dùng nước này để tắm cho bé.

Các mẹo dân gian chữa mẩn ngứa ở trẻ được đánh giá cao về độ lành tính, dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp mẩn ngứa mức độ nhẹ. Ngoài ra, nếu sau 2-3 ngày áp dụng, triệu chứng bệnh không thuyên giảm, ba mẹ nên cho bé đi khám để được điều trị theo đúng phác đồ, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Các loại dược liệu

Sử dụng dược liệu chữa mẩn ngứa ở trẻ là một phương pháp được đánh giá cao nhờ tính an toàn, hiệu quả và không gây kích ứng da. Một số dược liệu chữa mẩn ngứa có thể tham khảo như khổ qua rừng, kim ngân hoa, cây bạc hà, cây sài đất, khương hoạt, bách bộ, dây thìa canh, cây cối xay, củ mài, khương hoạt,...

Đây đều là những loài thảo dược nổi tiếng trong Đông y. Chúng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, chống viêm nên rất được ưa chuộng trong điều trị mẩn ngứa ở trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Mẩn ngứa ở trẻ không quá đáng lo, nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách đối phó. Hy vọng chia sẻ trên đã giúp ba mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích khi chăm sóc bé. Và đừng quên giữ cho da bé luôn khô thoáng, sạch sẽ để hạn chế nguy cơ mẩn ngứa, dị ứng!

Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mẩn Ngứa Ở Trẻ bằng YHCT


Bài viết liên quan