Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay về đêm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và các phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó, người bệnh có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng này để có một giấc ngủ ngon. 

Nổi mề đay ban đêm là gì?

Nổi mề đay về đêm là một dạng của bệnh mề đay mãn tính, xảy ra do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các yếu tố kích thích. Khi các yếu tố này tiếp xúc với cơ thể, chúng kích thích giải phóng histamin, dẫn đến tình trạng mao mạch máu dưới da giãn nở, gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, phù nề và ngứa ngáy.

Các nốt mẩn đỏ trên da có thể xuất hiện ở một vùng hoặc lan rộng khắp cơ thể. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác ngứa dữ dội về đêm có thể khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn và giảm sút khả năng tập trung vào ban ngày.

Hình ảnh nổi mề đay vào ban đêm
Hình ảnh nổi mề đay vào ban đêm

Nguyên nhân gây nổi mề đay về đêm

Những nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay vào ban đêm có thể kể đến như:

  • Dị ứng: Dị ứng với thực phẩm (hải sản, sữa bò, đậu phộng…), thuốc men, vật nuôi (chó, mèo) hoặc các yếu tố môi trường (bụi phấn, thời tiết thay đổi) có thể kích thích giải phóng histamin gây ra phản ứng viêm da, dẫn đến nổi mề đay về đêm.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hay mãn kinh thay đổi nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây ra nổi mề đay vào ban đêm. 
  • Nhiệt độ: Sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc ngủ trong môi trường quá nóng, quá lạnh có thể kích thích da nổi mề đay.
  • Côn trùng đốt: Vết côn trùng đốt vào ban đêm có thể gây dị ứng làm nổi mề đay.
  • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn có thể làm nặng thêm tình trạng nổi mề đay.
  • Bệnh lý nền: Nổi mề đay về đêm đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nền tiềm ẩn như bệnh về gan, tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn.
  • Vệ sinh kém: Chăn, màn, áo gối thường dễ bị bám bụi, nếu không được vệ sinh thường xuyên có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh vào ban đêm.

Triệu chứng nổi mề đay ban đêm là gì?

Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây khi bị nổi mề đay về đêm:

  • Xuất hiện các mẩn đỏ, phù nề trên da: Mụn mẩn thường xuất hiện rải rác hoặc thành từng mảng lớn, gây mất thẩm mỹ.
  • Sưng mí mắt, môi hoặc các cơ quan khác: Triệu chứng này thường hiếm gặp
  • Trong trường hợp nặng: người bệnh có thể cảm thấy khó thở, chóng mặt hoặc buồn nôn. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Nổi mề đay có thể gây phù mạch
Nổi mề đay phù mạch gây sưng mí mắt

Chẩn đoán nổi mề đay về đêm

Để xác định nguyên nhân gây ra bệnh, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Dựa vào tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, các yếu tố có thể gây kích thích nổi mề đay, đặc điểm của các nốt mẩn ngứa. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khám da để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương da, đánh giá mức độ nghiêm trọng,  sự phân bố của các nốt mề đay. Ngoài ra, để xác định chính xác, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các cơ quan khác để tìm các dấu hiệu liên quan của bệnh. 
  • Xét nghiệm dị ứng: giúp xác định dị nguyên gây ra phản ứng dị ứng của cơ thể.
  • Xét nghiệm máu: giúp loại trừ các bệnh lý nền tiềm ẩn có thể gây nổi mề đay, chẳng hạn như bệnh về gan, thận hoặc tuyến giáp.
  • Xét nghiệm da (Test lẩy da): giúp xác định nhanh các nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng hoặc hoặc hen suyễn. 

Điều trị nổi mề đay về đêm

Một số phương pháp sau sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nổi mề đay vào ban đêm:

Tránh các yếu tố kích thích

Nếu xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay về đêm, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nguyên nhân đó. 

Ví dụ, nếu là do dị ứng thức ăn, cần loại bỏ hoặc hạn chế tối đa thực phẩm gây dị ứng. Nếu là do các bệnh lý nền sẽ điều trị bằng thuốc để làm giảm tình trạng nổi mề đay vào ban đêm.

Dùng thuốc kháng histamin

Đây là nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị nổi mề đay. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamin gây ra phản ứng viêm da, nổi mẩn ngứa.

Dùng thuốc kháng histamin cần kiên trì và dùng nhiều đợt mới có thể hạn chế tình trạng nổi mề đay tái phát.

Lưu ý: Mọi loại thuốc điều trị nổi mề đay về đêm đều cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Diphenhydramine - Thuốc kháng Histamine thế hệ thứ nhất
Diphenhydramine – Thuốc kháng Histamine thế hệ thứ nhất

Dùng thuốc corticosteroid

Kem bôi corticosteroid giúp giảm viêm và ngứa tại chỗ. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tự ý sử dụng corticosteroid bôi ngoài trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Các mẹo dân gian

  • Chườm lá kinh giới: Trong lá kinh giới chứa thành phần tinh dầu có tính hàn, kết hợp với nhiệt độ cao có thể giúp giảm bớt ngứa ngáy. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi lá kinh giới và xông hơi trong khoảng 10 phút để cải thiện các triệu chứng mề đay vào ban đêm.
  • Trà gừng mật ong: Gừng và mật ong có tính giữ ấm và kháng khuẩn cao. Mỗi tối trước khi ngủ, bạn có thể uống 1 tách trà gừng mật ong sẽ giúp làm dịu cơn ngứa ngáy và ngăn cản sự lây lan của bệnh.
  • Chườm nóng: giúp các mạch vùng bị nổi mề đay giãn ra, làm máu lưu thông tốt hơn, từ đó đẩy lùi bệnh mề đay một cách nhanh chóng. 
Chườm nóng cải thiện mề đay vào ban đêm
Chườm nóng cải thiện mề đay vào ban đêm

Nổi mề đay ban đêm khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng nổi mề đay với các triệu chứng nghiêm trọng sau cần đến các cơ sở y tế được được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Tình trạng nổi mề đay kéo dài vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ
  • Nổi mề đay nặng, đã sử dụng các biện pháp cải thiện nhưng vẫn không thuyên giảm
  • Nổi mề đay kèm theo các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, sưng môi, mất tỉnh táo

Cách phòng tránh tình trạng nổi mề đay vào ban đêm

Song song với việc điều trị, việc thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mề đay về đêm và ngăn ngừa tái phát.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê để tránh làm nặng thêm tình trạng nổi mẩn ngứa.
  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay. Bạn có thể thử tập một số bộ môn như yoga hoặc thiền để giúp thư giãn và cải thiện triệu chứng nổi mề đay ban đêm.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học: Giữ ẩm da thường xuyên, tránh gãi vì có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng  nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton để giảm kích ứng.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng trong phòng ngủ như bụi, phấn hoa, lông thú. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh chăn ga gối đệm để đảm bảo sức khỏe. 

Điều trị nổi mề đay vào ban đêm là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp giữa việc điều trị y khoa và thay đổi lối sống. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh. 


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan