Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu vùng chẩm là một loại đau đầu liên quan đến các dây thần kinh vùng chẩm, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Hiện tượng này còn là dấu hiệu của một số bệnh nền vô cùng nguy hiểm. Vậy đau đầu vùng chẩm là gì? Tình trạng bệnh này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị?

Đau đầu vùng chẩm là gì?

Đau đầu vùng chẩm là tình trạng các dây thần kinh chẩm, dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2 và C3) bị tổn thương. Những cơn đau thường sẽ bắt đầu từ vùng chẩm, sau đó lan ra phía sau mắt, đến phía trước, sau và bên đầu.

Triệu chứng

Người bệnh có thể nhầm tình trạng đau đầu vùng chẩm với các chứng đau đầu khác bởi có triệu chứng gần tương tự nhau. Đau dây thần kinh chẩm thường gây ra những cơn đau dữ dội, người bệnh sẽ có cảm giác như đau đầu bị giật mạnh hoặc như bị điện giật ở vùng sau đầu và cổ. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng đau đầu vùng chẩm
Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng đau đầu vùng chẩm
  • Đau nhức, đau nhói bắt đầu từ nền hộp sọ, có thể lan sang phía sau hoặc dọc theo hai bên đầu.
  • Đau ở một bên hoặc cả hai bên đầu.
  • Đau sau mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Da đầu bị nhạy cảm, có thể cảm thấy đau khi chải tóc.
  • Đau khi cử động cổ.

Nguyên nhân

Đau thần kinh chẩm thường xảy ra khi có áp lực hoặc dây thần kinh vùng chẩm bị kích thích. Tình trạng đau đầu vùng chẩm có thể xảy ra do cổ bị sai tư thế trong một thời gian dài, viêm khớp cổ và vai. Những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dây thần kinh chẩm có thể là:

  • Tai nạn khiến phần đầu va chạm mạnh vào phần đệm của ghế xe.
  • Gai đốt sống cổ trên (C1-C2).
  • Biến chứng của bệnh tiểu đường và khối u.
  • Áp dụng phương pháp trị liệu Chiropractic .

Ngoài ra, bệnh cũng có thể có hoặc không có nguyên nhân gây ra, được gọi là thứ phát. Bệnh đau đầu vùng chẩm thứ phát thường liên quan đến một số bệnh lý nền như chấn thương, u, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết.

Đau đầu vùng chẩm ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh đau đầu vùng chẩm gây ra cho người bệnh những cơn đau buốt, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, những cơn đau này đến đột ngột có thể khiến người bệnh không kịp ứng phó, đặc biệt là khi đang di chuyển ngoài đường hoặc thực hiện một hoạt động nào đó. Điều này có thể khiến người bệnh dễ bị tai nạn.

Đau đầu vùng chẩm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm
Đau đầu vùng chẩm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm

Ngoài ra, đau dây thần kinh chẩm còn có thể gây ra tình trạng:

  • Cơn đau cấp tính dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
  • Đau răng và đau mắt.
  • Đau do nhiễm trùng nhánh lớn dây thần kinh chẩm có thể gây ra tình trạng dây thần kinh sinh ba.

Điều trị đau đầu vùng chẩm

Đau đầu thần kinh chẩm có thể rất khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ được chích tê dây thần kinh để điều trị bệnh, thủ thuật xâm lấn làm giảm các cơn đau thần kinh tạm thời. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp điều trị khác tùy theo tình trạng bệnh.

Điều trị theo Tây y

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây nhằm giảm các cơn đau đầu nhanh chóng và hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc nhằm hạn chế các tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị đau đầu vùng chẩm là:

Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị đau đầu
Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị đau đầu
  • Thuốc giãn cơ theo toa: Rocuronium, Acrium, Notrixum…
  • Thuốc chống động kinh: Gabapentin, Carbamazepine (Tegretol)…
  • Thuốc chống trầm cảm: Citalopram (Celexa), Fluvoxamine (Luvox), Escitalopram (Lexapro)

Đối với trường hợp sử dụng thuốc vẫn không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đối với người bệnh đau dây thần kinh chẩm. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Điều trị phẫu thuật giải đè ép vi mạch: Phương pháp này sẽ xác định các mạch máu chèn ép các dây thần kinh và tách ra khỏi điểm chèn ép.
  • Phong bế thần kinh và tiêm steroid: Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ rồi cắt đứt đường dẫn truyền những dây thần kinh kích thích hoặc gây đau đi qua vùng chẩm.
  • Kích thích dây thần kinh chẩm: Sử dụng máy gây kích thích thần kinh đưa xung điện tới dây thần kinh vùng chẩm, nhằm chặn các tín hiệu đau đến não.

Phương pháp Đông y

Chữa đau đầu theo phương pháp Đông y được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi sự an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y đều được bào chế từ vị thuốc thiên nhiên, tác động sâu vào căn nguyên và điều trị dứt điểm bệnh. Người bệnh nên kiên trì áp dụng trong một thời gian nhất định sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc Đông y điều trị đau đầu vùng chẩm người bệnh có thể tham khảo là: đương quy, hồng hoa, sinh địa đều 9g, đào nhân 12g, xích thược, chỉ xác mỗi loại 6g, sài hồ, cam thảo mỗi loại 3g, ngưu tất 10g, cát cánh, xuyên khung mỗi loại 4,5g. Đem các vị thuốc trên sắc thành thang, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp điều trị châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Áp dụng một số mẹo đơn giản

Để chữa đau dây thần kinh chẩm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để giảm đau như chườm túi nhiệt ở cổ, massage cơ cổ, nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh.

Massage có tác dụng làm giảm nhẹ các cơn đau
Massage có tác dụng làm giảm nhẹ các cơn đau
  • Chườm túi nhiệt ở cổ: Người bệnh có thể áp túi chườm vào phía sau gáy để giảm các cơn đau và tình trạng căng cứng ở cổ. Việc tăng nhiệt độ sẽ giúp máu lưu thông qua màng não nhanh hơn, từ đó làm giảm bớt cường độ của dây thần kinh.
  • Massage cơ cổ: Massage có tác dụng làm giảm nhẹ các cơn đau đầu nhanh chóng, tạm thời. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tinh thần người bệnh được thư giãn và ngủ ngon hơn. Người bệnh có thể làm theo hướng dẫn: dùng ngón tay cái dạy nhẹ khu vực thái dương hoặc dùng tay xoa bóp đầu, cổ, lưng và 2 bên vai nhẹ nhàng.
  • Nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh: Nghỉ ngơi là điều người bệnh cần hết sức lưu ý khi bị đau đầu vùng chẩm. Bệnh nhân cần thư giãn, nghỉ ngơi để các cơ quan trong cơ thể có thời gian điều hòa hoạt động. Người bệnh cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và không có quá nhiều ánh sáng.

Lưu ý khi bị đau đầu vùng chẩm

Một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với các bài luyện tập phù hợp có thể giúp bạn phòng tránh bệnh đau đầu vùng chẩm hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi bị đau đầu vùng chẩm:

  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và hít thở sâu giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
  • Thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu như thức khuya, sử dụng nhiều thiết bị điện tử.
  • Lên kế hoạch làm việc khoa học, hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng căng thẳng, quá tải.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây và đừng quên uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe để nắm được tình trạng của cơ thể.

Đau đầu vùng chẩm không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, khi phát hiện tình trạng này kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau đầu buồn nôn…, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp khắc phục kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Vùng Chẩm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan