Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu sau tai là một trong những loại đau đầu không phổ biến nhưng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể đang gặp phải. Hiểu rõ được nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh cũng như khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu sau tai nếu mắc phải. 

Nguyên nhân của tình trạng đau đầu sau tai

Các cơn đau đầu sau tai có thể khởi phát do các nguyên nhân như đau dây thần kinh chẩm, viêm xương chũm, rối loạn khớp thái dương hàm hoặc một số vấn đề nha khoa khác.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu sau tai
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu sau tai
  • Đau dây thần kinh chẩm: Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau đầu sau tai. Dây thần kinh chẩm thường xuất phát từ đốt sống cổ 2 và 3, đi lên và chi phối da đầu vùng gáy. Tình trạng này xuất hiện khi dây thần kinh chẩm hoặc các dây thần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da đầu, bị tổn thương hoặc bị viêm.
  • Viêm xương chũm: Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào, tai giữa. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau tai, viêm sưng đỏ, chảy dịch, lan ra nửa đầu và đau đầu vùng thái dương xuống hàm. Tình trạng này cũng khiến bệnh nhân có thể sốt, mất thính giác và mệt mỏi.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm là khớp ở hai bên đầu phía trước của tai, có tác dụng đóng và mở hàm. Nếu khớp thái dương hàm bị trật hoặc chấn thương sẽ khiến người bệnh rất khó mở miệng và nhai nuốt thức ăn. Đau ở khớp thái dương hàm có thể do nghiến răng, viêm khớp, căng thẳng, chấn thương…
  • Các vấn đề khác về nha khoa:  Một số vấn đề khác liên quan đến nha khoa như áp xe răng, răng mọc kẹt… cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu sau tai. Khi điều trị dứt điểm các vấn đề này thì cơn đau của bệnh nhân sẽ dần thuyên giảm.

Chẩn đoán và điều trị đau đầu sau tai

Điều trị tình trạng đau đầu sau tai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, xác định rõ nguyên nhân và điều trị theo từng nguyên nhân gây ra đau đầu.

Chẩn đoán nguyên nhân

Ban đầu, bác sĩ sẽ quan sát tai để kiểm tra thể chất. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định làm nuôi cấy tai và xét nghiệm máu. Nếu bệnh nhân bị viêm hoặc nhiễm trùng tai thì có thể chuyển đến một số chuyên gia về tai, mũi họng.

Bệnh nhân có thể được bác sĩ quan sát, chỉ định làm nuôi cấy tai và xét nghiệm máu
Bệnh nhân có thể được bác sĩ quan sát, chỉ định làm nuôi cấy tai và xét nghiệm máu
  • Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị đau thần kinh chẩm, bạn có thể được dùng thuốc chặn thần kinh gây mê. Nếu điều này giúp bạn giảm đau, bác sĩ có thể xác nhận bạn đang bị đau thần kinh chẩm.
  • Đối với trường hợp nghi ngờ do rối loạn khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật miệng. Chẩn đoán được xác nhận thông qua phương pháp xét nghiệm hình ảnh.
  • Nếu người bệnh bị đau đầu dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ ràng, bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ thần kinh. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, kiểm tra hình ảnh thông qua các xét nghiệm hình ảnh như tia X, chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính.

Điều trị theo từng nguyên nhân gây bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, chữa đau đầu sau tai còn là việc điều trị các bệnh lý đau dây thần kinh chẩm, viêm xương chũm, rối loạn khớp thái dương hàm.

Đau dây thần kinh chẩm

Đối với tình trạng đau dây thần kinh chẩm gây đau đầu sau tai, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị không phẫu thuật, phong bế dây thần kinh qua da, kích thích thần kinh chẩm, phẫu thuật hoặc giải ép mạch máu vi phẫu. Cụ thể:

Điều trị bệnh lý đau dây thần kinh chẩm, nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau tai
Điều trị bệnh lý đau dây thần kinh chẩm, nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau tai
  • Điều trị không phẫu thuật: Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Nếu cơn đau nặng hơn, người bệnh nên dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và kháng viêm. Các loại thuốc chống co giật như Gabapentin, Carbamazepine cũng có thể làm giảm triệu chứng này. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp chườm ấm, dùng vật lý trị liệu như massage, xoa bóp hoặc nghỉ ngơi để đánh bay các cơn đau.
  • Phong bế dây thần kinh qua da: Phương pháp này có thể áp dụng tại các dây thần kinh chẩm hoặc tại các hạch thần kinh C2, C3, sử dụng steroid để phong bế dây thần kinh.
  • Kích thích thần kinh chẩm: Sử dụng các máy kích thích thần kinh để đưa xung điện đến thần kinh chẩm, giúp chặn các tín hiệu đau đến não.
  • Phẫu thuật: Đối với trường hợp bệnh nhân đau nhiều, kéo dài và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về lợi ích cũng như những nguy cơ khi phẫu thuật có thể gặp phải.
  • Giải ép mạch máu vi phẫu: Đây là kỹ thuật bộc lộ dây thần kinh bị ảnh hưởng, xác định các mạch máu chèn ép dây thần kinh và tách chúng ra.

Viêm xương chũm

Bệnh lý viêm xương chũm thường được điều trị bằng kháng sinh. Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể cần thực hiện rạch màng nhĩ. Đối với các trường hợp rất nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu cắt bỏ xương chũm.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:

Massage là một trong những phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hiệu quả
Massage là một trong những phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hiệu quả
  • Sử dụng thuốc Tây: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc thuốc giãn cơ như OTC, Nortriptyline để làm thuyên giảm các cơn đau.
  • Nẹp miệng hoặc bảo vệ miệng: Đeo một hoặc một số thiết bị mềm gắn trên răng để bảo vệ khớp cắn, ngăn ngừa răng va chạm với nhau.
  • Sử dụng corticosteroid: Thuốc corticosteroid tiêm vào khớp có thể giúp làm giảm các cơn đau cơ và viêm khớp hiệu quả.
  • Nhận thức hành vi liệu pháp: Phương pháp này được áp dụng với nguyên nhân đau đầu do căng thẳng, lo âu gây ra tình trạng đau đầu sau tai. Bệnh nhân có thể đến gặp các bác sĩ tâm lý để áp dụng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức, giúp thư giãn và quản lý căng thẳng.
  • Phương pháp phẫu thuật: Là phương pháp cuối cùng điều trị bệnh, bác sĩ có thể đề nghị để sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ tiềm ẩn một số rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải.

Phòng ngừa tình trạng đau đầu sau tai

Đau đầu sau tai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là các vấn đề liên quan tới dây thần kinh và vấn đề nha khoa. Để giảm nguy cơ mắc tình trạng đau đầu sau tai, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chú ý đến tư thế khi sinh hoạt hoặc làm việc. Việc giữ đầu và cổ ở một vị trí quá lâu có thể dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị cầm tay bởi khi sử dụng, bạn thường có xu hướng nghiêng cổ xuống để nhìn trong thời gian dài.
  • Nghỉ ngơi, đứng dậy và đi bộ vài phút mỗi giờ nếu phải ngồi làm việc tại bàn cả ngày.
  • Ăn đúng giờ bởi bỏ bữa có thể gây ra tình trạng đau đầu.
  • Ăn thực phẩm mềm ở dạng lỏng hoặc cắt ra thành các miếng bé.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể nghỉ ngơi và nạp đủ năng lượng sau mỗi ngày làm việc vất vả.

Đau đầu sau tai là hiện tượng rất ít gặp nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm. Do đó, tốt nhất khi gặp triệu chứng đau đầu sau tai, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Sau Tai


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan