Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bã đậu amidan là bệnh lý nhiễm trùng tại hai khối amidan và gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Các biểu hiện của bệnh thường diễn tiến nghiêm trọng và nguy hiểm hơn viêm amidan thông thường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình trạng này để người bệnh hiểu rõ và điều trị kịp thời.

Bã đậu amidan là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bã đậu amidan (tên tiếng anh là Tonsil Stone) là tình trạng bệnh lý xuất hiện tại hai khối amidan. Dấu hiệu đặc trưng là các khối hạt màu vàng hoặc trắng, có cấu trúc tương tự bã đậu xuất hiện trên bề mặt amidan. Đây được coi là tình trạng mãn tính, việc điều trị tương đối khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. 

Theo bác sĩ Lê Phương nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lượng canxi dư thừa và tích tụ tại các hốc amidan gây viêm nhiễm và tạo mủ trắng. Lượng canxi dư có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do thức ăn và đồ uống hàng ngày. Đồng thời, khi các khối mủ đã hình thành, thức ăn tiếp tục ma sát khiến tình trạng nặng hơn, thậm chí gây hôi miệng

Một số nguyên nhân cần chú ý với tình trạng bã đậu amidan như sau:

  • Đặc điểm cấu trúc amidan: Bản thân amidan có cấu trúc nhiều hốc và khe rãnh. Do đó, trong quá trình ăn uống, thức ăn rất dễ vướng lại và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, virus đường hô hấp. Lượng thức ăn tích tụ trong hốc amidan nhiều gây dư thừa canxi, hình thành ổ bã đậu hai bên amidan
  • Điều trị các bệnh lý hô hấp không dứt điểm: Người bệnh từng bị viêm amidan nhưng điều trị không dứt điểm, khiến bệnh dễ tái phát và viêm nhiễm nặng hơn.
  • Yếu tố thời tiết: Bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa xuân và mùa đông. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, do đó tạo điều kiện cho các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh
  • Vệ sinh không đúng cách: Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách tạo cơ hội cho sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và gây ảnh hưởng tại 2 khối amidan.
  • Ô nhiễm môi trường: Sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hoặc phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất (do tính chất công việc)
  • Thói quen ăn uống không tốt: Chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều gia vị gây kích ứng hoặc chất kích thích có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh.

Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng bã đậu amidan

Bã đậu amidan là tình trạng nhiễm trùng tương đối nghiêm trọng. Tuy nhiên, các dấu hiệu khởi phát ban đầu thường ẩn sâu phía trong các hốc amidan do đó việc phát hiện sớm là tương đối khó khăn.

Người bệnh cần lưu ý các biểu hiện sau để nhận biết và điều trị bệnh từ sớm:

  • Miệng có mùi hôi: Lượng virus, vi khuẩn trong tăng nhanh và mạnh trong cổ họng sinh ra hợp chất bay hơi của lưu huỳnh - gây hôi miệng. 
  • Sưng đau amidan: Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus xâm nhập gây kích ứng, sưng tấy amidan. Người bệnh có thể nhìn rõ amidan bị sưng to bằng mắt thường, gây bít tắc đường thở
  • Đau họng, khó nuốt: Do amidan sưng to, viêm và tấy đỏ nên người bệnh bị đau nhức dữ dội. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, gây khó nuốt khi ăn và khó thở.

ba-dau-amidan
Hạt trắng nổi lấm tấm hai bên khối amidan

  • Nhìn thấy hạt trắng trên hai khối amidan: Tại hai khối amidan xuất hiện chấm trắng lấm tấm hoặc thành từng mảng thấy rõ. Ngoài ra, rất có thể còn nhiều mảng trắng khác ở vị trí khuất không thể nhìn thấy trong hốc amidan
  • Sốt cao: Do đây là tình trạng nhiễm trùng nên cơ thể người bệnh có thể tăng thân nhiệt (thậm chí sốt cao). Cần có biện pháp hạ sốt kịp thời khi nhiệt độ lên trên 38,5 độ C
  • Đau tai, đau mũi: Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, khi mắc bệnh viêm amidan rất dễ lây lan và gây các biểu hiện đau tai và nhức mũi

Ngoài ra, tùy thuộc đối tượng cụ thể mà có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác. Người bệnh nên đi khám từ sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp

Bã đậu amidan có tự khỏi không? Có nguy hiểm không?

Bã đậu amidan có thể coi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng tại hai khối amidan. Đây là một khối vôi hóa hình thành theo thời gian, kích thước tăng dần và gây khó chịu rõ rệt ở người bệnh. 

Theo các chuyên gia y tế nhận định, đây là tình trạng bệnh KHÔNG THỂ TỰ KHỎI mà cần có phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh không được chủ quan nếu có các dấu hiệu của bệnh. Cần tiến hành khám, điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh lý này thuộc các chứng bệnh đường hô hấp trên, do đó một số biến chứng nguy hiểm có thể có như sau:

  • Biến chứng tại họng: Người bệnh có thể bị áp xe quanh amidan, viêm mô tế bào amidan,... với biểu hiện viêm nhiễm nặng, đau đớn dữ dội. 
  • Biến chứng tai-mũi-họng: Tai mũi họng là các cơ quan liên quan mật thiết với nhau. Viêm amidan lâu ngày khiến người bệnh có thể mắc viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi tương đối khó chịu
  • Biến chứng toàn thân: Nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn toàn thân, viêm cầu thận, viêm khớp, các bệnh lý về tim mạch,....

Cách điều trị bã đậu amidan

Bã đậu amidan là tình trạng nhiễm trùng tại họng không thể để kéo dài do có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh phải khẩn trương đi thăm khám tại các cơ sở y tế và điều trị theo phương pháp phù hợp nhất. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị tại nhà khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Mẹo tự lấy bã đậu amidan tại nhà

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, các ổ bã đậu amidan mới trong giai đoạn khởi phát, chưa xuất hiện dày đặc, người bệnh có thể tham khảo các mẹo tự lấy bã đậu tại nhà. Cụ thể như sau:

Dùng tăm bông lấy bã đậu trong cổ họng

Người bệnh có thể dùng tăm bông hoặc bàn chải để lấy bã đậu ra khỏi cổ họng. Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả đánh bật ổ bã đậu tương đối hiệu quả. 

Cách làm như sau:

  • Nhìn qua gương, xác định cụ thể vị trí có bã đậu 
  • Nhúng tăm bông sạch vào nước ấm và chọc nhẹ vào ổ mủ amidan
  • Khi thấy ổ bã đậu sắp bung ra, dùng bàn chải thích hợp để hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn chúng

Tuy thực hiện đơn giản nhưng có thể thấy biện pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro do người bệnh phải tác dụng lực gián tiếp qua dụng cụ đến ổ viêm nhiễm. Do đó, người bệnh có thể bị xuất huyết, nhiễm trùng lan rộng,... nên tốt nhất không áp dụng 

Mẹo lấy bã đậu amidan tại nhà với giấm táo pha loãng

Thành phần acid acetic trong giấm táo khi tiếp xúc với phần bã đậu dư thừa gây phản ứng hòa tan với lượng canxi dư thừa. Nhờ đó, các ổ mủ dần dần bị loại bỏ và tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy dần cải thiện. 

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị một cốc nước ấm, pha với khoảng 3 thìa giấm táo loãng 
  • Khuấy đều, ngậm trong cổ họng từng ngụm và từ từ nuốt xuống
  • Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày và kiên trì một thời gian để đem lại hiệu quả như mong muốn 

Uống nước chanh loãng 

Thành phần acid citric trong chanh có tác dụng bào mòn lượng canxi dư thừa, tiêu bớt kích thước bã đậu tại hai khối amidan.

ba-dau-amidan
Uống nước chanh pha loãng trị bệnh hiệu quả

 Mẹo điều trị này tương đối đơn giản, cụ thể như sau:

  • Ép chanh lấy nước cốt (1 - 2 quả)
  • Pha nước cốt chanh với nước ấm, thêm ít muối hạt, khuấy đều
  • Uống hàng ngày để điều trị hiệu quả (có thể dùng 2-3 lần/ngày)

Nước trà gừng đơn giản tại nhà

Thành phần hoạt chất trong gừng có khả năng kháng khuẩn tương đối tốt, hỗ trợ tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, với vị cay nồng, gừng cải thiện tình trạng hôi miệng rất tốt.

Cách làm như sau:

  • Cạo vỏ và thái lát gừng thành dạng sợi/lát mỏng
  • Hãm với lượng nước sôi vừa đủ trong khoảng 15-20 phút
  • Thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều đến tan hoàn toàn
  • Ngậm trong cổ họng, nuốt xuống từ từ 
  • Áp dụng phương pháp này từ 2-3 lần/ngày và dùng liên tục nhiều ngày để có hiệu quả

Phương pháp Đông y trị bã đậu amidan

Nhiều người bệnh bị bã đậu amidan có thể lựa chọn điều trị với phương pháp Đông y. Ưu điểm lớn nhất của cách điều trị này tương đối an toàn, lành tính và có thể sử dụng lâu dài không lo tác dụng phụ với cơ thể. 

Chứng bã đậu tại amidan được liệt kê vào chứng “ngũ nha” trong y học cổ truyền. Các chuyên gia Đông y nhận định rằng, chứng bệnh này chủ yếu do phong nhiệt xâm nhập từ môi trường ngoài theo đường hô hấp (mũi, miệng). 

Khi đó, các tạng phủ trong cơ thể bị ảnh hưởng (nhất là tạng phế) dẫn đến khô hầu hạch, lưu thông khí huyết kém khiến hầu họng sưng đỏ, hình thành ổ mủ trắng như bã đậu, gây triệu chứng toàn thân. 

ba-dau-amidan
Bài thuốc Đông y chữa bệnh bã đậu amidan hiệu quả

Để điều trị bã đậu amidan, đông y luôn chú trọng vào việc bổ chính - khu tà, vừa đẩy lùi triệu chứng bên ngoài, đồng thời chú trọng nuôi dưỡng chính khi, bồi bổ cơ thể, loại bỏ căn nguyên bên trong. Như vậy, các triệu chứng bã đậu amidan mới hoàn toàn chấm dứt, không tái phát.

Điều trị bã đậu amidan bằng thuốc Tây y

Bã đậu amidan là tình trạng nhiễm trùng tương đối nghiêm trọng nên đa số người bệnh sẽ lựa chọn điều trị với thuốc Tây y. Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối nhạy và hiệu quả, người bệnh cải thiện các triệu chứng lâm sàng nhanh chóng và dứt điểm bệnh. 

Tuy nhiên, thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Do đó, người bệnh nên lưu ý và kiểm soát tình trạng của bản thân trong quá trình dùng thuốc. Cụ thể, trong một phác đồ điều trị hoàn chính, bác sĩ sẽ chú trọng vào hai mục đích:

Điều trị nguyên nhân

Nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng tại amidan là các tác nhân đường hô hấp (virus, vi khuẩn). Để điều trị triệt để tình trạng này, người bệnh cần dùng nhóm thuốc có tác dụng tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh: Kê với liều lượng phù hợp với độ tuổi, cân nặng của đối tượng sử dụng. Bác sĩ cần cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác loại vi khuẩn, virus và kê thuốc cho phù hợp. Kháng sinh là nhóm thuốc dễ gây dị ứng nên người bệnh cần lưu ý và dùng đúng theo chỉ định
  • Thuốc kháng viêm: Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm tại cổ họng, làm lành các ổ loét tại hai khối amidan. Đồng thời, kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc mới khỏe mạnh hơn, cải thiện các triệu chứng sưng đau, khó chịu ở người bệnh

ba-dau-amidan
Dùng thuốc Tây y điều trị nhanh chóng theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị triệu chứng

Bác sĩ có thể kê thêm một số nhóm thuốc cải thiện triệu chứng ở người bệnh như sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc chống xung huyết, phù nề
  • Nước muối sinh lý

Người bệnh cần lưu ý và điều trị đúng theo đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và kết hợp các loại thuốc với nhau, phòng ngừa tình trạng gây tương tác, phản tác dụng điều trị.

Lưu ý trong quá trình điều trị và cách phòng ngừa bã đậu amidan

Bã đậu amidan được coi là tình trạng bệnh lý nhiễm trùng tương đối nghiêm trọng. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng bệnh này và ngăn ngừa các biến chứng liên quan khác. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng hàng ngày bằng phương pháp thích hợp. Có thể dùng nước muối sinh lý (có sẵn hoặc tự pha) để thực hiện việc vệ sinh
  • Chủ động đi thăm khám họng khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe như:sưng đau, khó nuốt, nghẹn họng,....
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không để cơ thể thiếu nước và cổ họng bị khô. Không chỉ là nước khoáng, người bệnh có thể uống thêm nước hoa quả, rau củ tươi

ba-dau-amidan
Vệ sinh răng miệng hàng ngày phòng ngừa bệnh hô hấp

  • Mang mặc quần áo phù hợp với thời tiết, đặc biệt giữ ấm cổ họng khi vào thời điểm giao mùa (chuyển từ nóng sang lạnh)
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý amidan (nếu có), tránh để bệnh diễn tiến lâu dài sinh bã đậu tại amidan
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để đầu óc căng thẳng, áp lực tâm lý trong thời gian này
  • Duy trì vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe
  • Mang khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc môi trường bị ô nhiễm hóa chất, khói bụi

Bã đậu amidan là tình trạng bệnh lý hô hấp tương đối nghiêm trọng với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt để có hướng xử lý kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, hạn chế bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
“Viêm amidan có gây sốt không? Có cần đi khám không?”. Thực tế, sốt là biểu hiện thường thấy của bất kỳ bệnh lý viêm nhiễm nào. Tuy nhiên, với viêm amidan, biểu hiện sốt có gì đặc biệt? Có phải biểu hiện đặc trưng không? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Mọi câu trả lời đều...
Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, phổ biến nhất là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15. Khác với dạng cấp tính, viêm amidan mãn tính ở trẻ thường dai dẳng, khó chữa và tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị...
“Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả tốt?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm với mong muốn trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Bệnh lý này gây các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng giải đáp thông tin qua bài viết và có hướng điều trị phù...
“Cắt amidan có nguy hiểm không?” - Nỗi lo luôn thường trực của nhiều người bệnh khi mắc các chứng viêm nhiễm amidan và được chỉ định cắt bỏ. Chủ động bổ sung thêm kiến thức về phương pháp này sẽ giúp người bệnh hình dung rõ hơn và bớt lo lắng hơn khi điều trị. Cùng các chuyên gia...
Có nên cắt amidan hay không là thắc mắc phổ biến của đa số mọi người khi gặp các chứng bệnh liên quan đến amidan. Cắt amidan là phương pháp điều trị các triệu chứng đau tức, sưng đau, ngứa họng,... Tuy nhiên, cách chữa này cũng có những ảnh hưởng và nguy cơ nhất định mà không phải ai...
Cắt amidan bằng coblator - phương pháp điều trị mới hiện đại, khắc phục được các tình trạng viêm nhiễm amidan, giảm đau đơn, khó chịu cho người bệnh. Vậy, phương pháp thực hiện như thế nào? Có gây đau không? Chi phí và địa chỉ chữa trị uy tín ở đâu? Tất cả những thông tin trên sẽ được...
Cắt amidan là tiểu phẫu điều trị triệu chứng đau, sưng tại cổ họng, được chỉ định khi tình trạng viêm amidan kéo dài và quá phát. Vậy cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau? Tạp chí Đông y sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới. Các phương pháp cắt amidan hiện...
“Cắt amidan bao lâu thì lành?” Vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu khi người bệnh được chỉ định thực hiện thủ thuật y tế này để điều trị viêm amidan. Chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh sẽ giúp người bệnh có cái nhìn rõ nhất về thủ thuật cắt amidan và yên tâm điều...
Cắt amidan xong có được đánh răng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp, người bệnh không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút gây hại. Ngược lại, người bệnh đánh răng, vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và tình trạng bệnh nghiêm...
Cắt amidan có bị viêm họng nữa không là câu hỏi thường gặp. Viêm amidan và viêm họng đều là các bệnh lý hô hấp, chúng khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ, biểu hiện rất dễ nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn và giải đáp được liệu rằng sau khi thực...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bã Đậu Amidan bằng YHCT


Bài viết liên quan