Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm amidan cấp ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là những thông tin cơ bản về viêm amidan cấp trẻ em mà cha mẹ nên nắm được.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan cấp

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở đầu họng, ngay ở phía sau khoang miệng. Chúng là “cỗ máy” tự nhiên giúp “bắt” và “lọc” các mầm bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể.

Bởi vậy, amidan có nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng rất cao. Tình trạng viêm amidan cấp bởi vậy cũng thường gặp ở trẻ nhỏ – đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu.

Hình ảnh amidan bị viêm
Hình ảnh amidan bị viêm

Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều bị viêm amidan ít nhất một lần trong đời. Nếu các triệu chứng kéo dài khoảng 10 ngày hoặc ít hơn, nó được coi là viêm amidan cấp tính. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn, hoặc nếu viêm amidan quay trở lại nhiều lần trong năm, đó có thể là viêm amidan mãn tính hoặc tái phát.

Viêm amidan cấp do virus

Ở trẻ nhỏ, hơn 70% trường hợp viêm amidan là do virus. Thường gặp nhất là rhovovirus, tiếp theo là coronavirus và adenovirus. Ít phổ biến hơn là do virus cúm, virus parainfluenza, enterovirus hoặc virus herpes gây ra.

Virus Epstein-Barr gây bệnh bạch cầu đơn nhân cũng là tác nhân khiến amidan bị viêm nhiễm.

Viêm amidan do virus thường lành tính và có thể tự khỏi hoặc được chữa khỏi trong khoảng 1 tuần, thậm chí ít hơn.

Viêm amidan cấp do vi khuẩn

Khoang miệng và đặc biệt là amidan là nơi chứa nhiều mầm bệnh (virus và vi khuẩn), ký sinh trùng và nấm. Tuy nhiên, tất cả các mầm bệnh này thuộc về hệ vi khuẩn vãng lai, sống cộng sinh với nhau và với con người.

Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện có hơn 100 vi khuẩn trong amidan của trẻ nhỏ và người lớn đang bị hoặc không bị viêm amidan tái phát.

Vi khuẩn, đặc biệt là Streptococcus pneumoniae thường gây ra các triệu chứng viêm amidan nghiêm trọng. Viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ ít liên quan tới các vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus hoặc Staphylococcus aureus. Những loại này thường ảnh hưởng đến niệu đạo ở nam giới trưởng thành.

Hạn chế thơm hay hôn môi, má của trẻ
Hạn chế thơm hay hôn môi, má của trẻ

Trở lại với Streptococcus pneumoniae, nhiều thống kê cho thấy 5% những người mang mầm bệnh này (trong hầu họng), nhưng không gây hại hoặc gây ra các triệu chứng đáng quan ngại.

Trong trường hợp này, vi khuẩn được coi là mầm bệnh lành mạnh. Tuy nhiên, họ có thể chuyển mầm bệnh sang những người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, tuyệt đối không được hôn môi trẻ em để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em thường gặp nhất là do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính có thể xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện dần dần với cơn đau họng kèm theo sốt.

Các triệu chứng khác của viêm amidan cấp ở trẻ em bao gồm:

  • Khó nuốt nước bọt
  • Chảy nước dãi
  • Đau tai khi nuốt
  • Miệng hôi
  • Amidan có màu đỏ tươi hoặc có lớp phủ màu trắng xám bên trên
  • Sưng các hạch bạch huyết ở cổ
  • Sốt

Đối với những trẻ chưa biết nói hoặc chưa thể diễn đạt rõ cảm giác của bản thân, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn tới các triệu chứng khác, như:

  • Quấy khóc
  • Biếng ăn, bỏ ăn
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ
Viêm amidan cấp ở trẻ có thể phát triển nhanh thành mãn tính nếu không được điều trị triệt để
Viêm amidan cấp ở trẻ em có thể phát triển nhanh thành mãn tính nếu không được điều trị triệt để

Đặc biệt đối với viêm amidan do liên cầu khuẩn, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng thứ phát cho van tim (sốt thấp khớp) và thận (viêm cầu thận). Nó cũng có thể dẫn đến phát ban da (như sốt tinh hồng nhiệt), viêm xoang, viêm phổi và viêm tai.

Các virus Epstein-Barr gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính và có thể dẫn đến triệu chứng như:

  • Viêm họng rất nặng
  • Amidan sưng to
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng to
  • Khó chịu
  • Mệt mỏi cực độ

Đau họng và sưng hạch do virus Epstein-Barr có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng. Tình trạng này không đáp ứng với các loại kháng sinh thông thường.

Viêm amidan cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc và điều trị.

Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu viêm amidan cấp không được xử lý phù hợp, sẽ trở thành viêm amidan mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bao gồm:

  • Áp xe quanh amidan: Đây là biến chứng thường gặp từ viêm amidan do vi khuẩn. Có thể gây tắc nghẽn đường thở, lan rộng và gây nhiễm trùng huyết.
  • Áp xe phế quản: Có thể tổn thương đường thở, ăn mòn động mạch cảnh, gây huyết khối tĩnh mạch ở tĩnh mạch cảnh trong rất nguy hiểm.
  • Nhiễm trùng lây lan: Khi không được điều trị, vi khuẩn liên cầu khuẩn có thể lây lan từ cổ họng đến tai giữa, xoang hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm cầu thận hoặc viêm cân mạc hoại tử.
  • Sốt thấp khớp: Mặc dù hiếm gặp, nhưng sốt thấp khớp có thể xảy ra nếu viêm viêm amidan không được điều trị hoặc người bệnh không uống thuốc kháng sinh đủ liều, đủ ngày. Sốt thấp khớp xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn, có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn.

Ngoài ra, bé bị viêm amidan cấp không điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm cầu thận hoặc sốt tinh hồng nhiệt.

Hướng dẫn điều trị trẻ bị viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính ở trẻ nhỏ có thể được cải thiện tốt khi điều trị tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp, có thể cần các phương pháp điều trị khác, như thuốc kháng sinh, thậm chí phẫu thuật.

Mút một chút kem lạnh cũng có thể giúp trẻ giảm đau do viêm amidan
Mút một chút kem lạnh cũng có thể giúp trẻ giảm đau do viêm amidan

Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em tại nhà

Viêm amidan cấp tính do virus không cần điều trị bằng thuốc. Thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng đối với loại nhiễm trùng này. Thay vào đó, trẻ cần được chăm sóc kỹ càng và đáp ứng dinh dưỡng đầy đủ.

Các chiến lược chăm sóc tại nhà dưới đây có thể giúp trẻ khỏi bệnh và phục hồi nhanh chóng.

  • Khuyến khích con trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nên để trẻ ngủ nhiều, hạn chế các hoạt động vui chơi hoặc la hét.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để xoa dịu cổ họng, giữ ẩm và tránh mất nước.
  • Cha mẹ có thể cho phép trẻ ăn sữa chua hoặc kem lạnh để làm dịu cơn đau họng.
  • Nếu trẻ đã biết súc miệng, hãy tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần/ngày.
  • Sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo hơi ẩm để cấp ẩm thêm cho không khí. Điều này giúp trẻ hô hấp tốt hơn và giảm khô các niệm mạc hô hấp.
  • Trẻ trên 4 tuổi có thể ngậm viên ngậm để giảm đau họng.
  • Cho trẻ tránh các chất gây kích ứng như khói thuốc, mùi hương nhân tạo, bụi bẩn, lông vật nuôi…
  • Cho trẻ dùng sản phẩm xịt họng hoặc súc miệng chứa phenol, benzydamine, dibucaine, cetylpyridinium chloride, benzyl alcohol và chlorhexidine gluconate. Không nên cho trẻ nhỏ dùng sản phẩm chứa benzocaine.
  • Cho trẻ ngậm chanh đào mật ong (chỉ áp dụng cho trẻ lớn).

Hạ sốt, giảm đau đúng cách

Đối với trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày cùng với các cơn đau, hãy tham vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, như hoặc Acetaminophen/Paracetamol.

Cha mẹ nên lưu ý những điều sau khi sử dụng giảm đau, hạ sốt cho con trẻ:

  • Hiệu quả của Acetaminophen biểu hiện trong 4 – 6 tiếng. Cha mẹ không cho trẻ dùng quá 5 lần trong thời gian 24 tiếng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi không được dùng thuốc này mà chưa được bác sĩ chỉ định. Liều lượng Acetaminophen được tính dựa theo cân nặng của trẻ.
  • Thuốc Ibuprofen có hiệu quả kéo dài khoảng 6 tiếng, không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Liều Ibuprofen cũng được tính tùy theo cân nặng của trẻ.
  • Nhiều người có thói quen kết hợp thuốc Ibuprofen và Ibuprofen hoặc xen kẽ 2 thuốc này. Tuy nhiên, điều này là không nên, vì có thể làm tăng nguy cơ dùng nhầm hoặc sai liều.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau chỉ nên được dùng khi cần thiết. Nên ngưng sử dụng thuốc này khi các sốt đã được giải quyết.
Miếng dán hạ sốt có thể giúp trẻ hạ thân nhiệt nhanh
Miếng dán hạ sốt có thể giúp trẻ hạ thân nhiệt nhanh

Nếu trẻ bị vẫn bị sốt ngay cả khi dùng thuốc, rất có thể là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Trường hợp này cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoại trừ một số bệnh nhất định, trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng Aspirin để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Bởi lẽ, điều này làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye. Hội chứng này tuy hiếm gặp, nhưng đặc biệt nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giảm sốt tự nhiên cho trẻ, như:

  • Cho trẻ bị sốt tắm nước ấm nhanh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ thể thoát nhiệt nhanh.
  • Chườm ấm hoặc lau mát cho trẻ ở những vị trí như trán, nách, bụng, bẹn, lòng bàn chân…
  • Buộc khăn ấm vào bắp chân trẻ để cơ thể nhanh hạ nhiệt.
  • Giã cỏ mực với muối và nước ấm, chắt lấy nước cốt để cho trẻ uống. Giữ lại bã cỏ mực để đắp vào trán, 2 nách, 2 bẹn và lòng bàn chân.
  • Xay lá diếp cá với muối và nước ấm, chắt lấy nước để cho trẻ uống. Áp dụng nhiều lần trong ngày.

Sử dụng thuốc

Viêm amidan do vi khuẩn, hay còn được gọi là viêm họng liên cầu khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ. Trẻ có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống trong khoảng 10 ngày. Các loại kháng sinh phổ biến nhất để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ là:

  • Penicillin
  • Clindamycin
  • Cephalosporin

Điều quan trọng là cha mẹ cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống đủ liều, đủ ngày, không được tự ý ngưng uống ngay cả khi viêm amidan đã thuyên giảm.

Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh
Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, các loại thuốc kháng sinh vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ ở trẻ nhỏ.

Bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Đau đầu
  • Ngứa âm đạo và nhiễm trùng nấm men (ở bé gái

Cắt amidan

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng có nên cắt amidan cho trẻ? Thực tế, amidan cấp ở trẻ có thể điều trị tốt, không cần can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật cắt amidan hay cắt amidan thường được chỉ định để điều trị viêm amidan tái phát, mãn tính hoặc viêm amidan do vi khuẩn không đáp ứng thuốc kháng sinh.

Trẻ bị viêm amidan với tần suất như sau cũng thường được khuyến nghị nên cắt amidan:

  • Trong 1 năm, mắc ít nhất 7 đợt viêm amidan
  • Trong 2 năm trước, mắc ít nhất 5 đợt viêm amidan
  • Trong 3 năm trước, mắc ít nhất 3 đợt viêm amidan

Cắt amidan cũng có thể được khuyến nghị áp dụng cho nhiều trẻ nếu viêm amidan gây ra một số biến chứng khó kiểm soát, như:

  • Khó thở khi ngủ
  • Thở khó
  • Khó nuốt
  • Áp xe amidan không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh

Sau khi cắt amidan, trẻ có thể được xuất viện và điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, nếu bệnh nhi quá nhỏ tuổi và yếu, trẻ thường được giữ lại tại bệnh viện để theo dõi thêm. Trẻ thường mất khoảng 1 – 2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Trẻ bị viêm amidan nên kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hồi phục hoàn toàn.

Chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật
Chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật

Trẻ bị viêm amidan nên ăn:

  • Chất lỏng ấm, như soup, sữa, nước ấm, nước hầm xương, nước canh…
  • Thức ăn mềm, loãng, dễ nuốt, như cháo, bún, phở, bánh pudding, rau củ quả nghiền…
  • Rau củ quả nhiều vitamin C, như rau chân vịt, ớt chuông, bông cải xanh, cam, chuối…
  • Các món ăn giàu dinh dưỡng có công dụng điều trị bệnh, như canh mộc nhĩ trắng, gà hầm, soup ngao nấu củ cải trắng, canh bồ công anh nấu thịt…

Trẻ bị viêm amidan nên kiêng:

  • Thức ăn cay nóng, nhiều gia vị
  • Thực phẩm cung cấp nhiều arginin, như nho sấy khô, socola, lạc…
  • Đồ uống có ga, chất kích thích, soda, nước ngọt…
  • Thực phẩm nhiều đường, như bánh kẹo
  • Thực phẩm có lượng axit quá cao, như nước chanh

Để phòng tránh viêm amidan cấp ở trẻ em, bạn hãy khuyến khích con rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm vào mũi hoặc miệng. Dặn dò con trẻ độ tuổi đi học không nên dùng chung đồ ăn, thức uống với trẻ khác, đặc biệt là trẻ bị bệnh.

Cha mẹ cũng nên thay bàn chải đáng răng thường xuyên cho trẻ. Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy: Trẻ bị đau họng hơn 2 ngày, sốt trên 38°C, đau hoặc khó nuốt, khó thở, amidan sưng to và đau đớn.

Giúp trẻ sống khỏe:

Câu hỏi thường gặp
“Viêm amidan có gây sốt không? Có cần đi khám không?”. Thực tế, sốt là biểu hiện thường thấy của bất kỳ bệnh lý viêm nhiễm nào. Tuy nhiên, với viêm amidan, biểu hiện sốt có gì đặc biệt? Có phải biểu hiện đặc trưng không? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Mọi câu trả lời đều...
Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, phổ biến nhất là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 15. Khác với dạng cấp tính, viêm amidan mãn tính ở trẻ thường dai dẳng, khó chữa và tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị...
“Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả tốt?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm với mong muốn trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Bệnh lý này gây các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng giải đáp thông tin qua bài viết và có hướng điều trị phù...
“Cắt amidan có nguy hiểm không?” - Nỗi lo luôn thường trực của nhiều người bệnh khi mắc các chứng viêm nhiễm amidan và được chỉ định cắt bỏ. Chủ động bổ sung thêm kiến thức về phương pháp này sẽ giúp người bệnh hình dung rõ hơn và bớt lo lắng hơn khi điều trị. Cùng các chuyên gia...
Có nên cắt amidan hay không là thắc mắc phổ biến của đa số mọi người khi gặp các chứng bệnh liên quan đến amidan. Cắt amidan là phương pháp điều trị các triệu chứng đau tức, sưng đau, ngứa họng,... Tuy nhiên, cách chữa này cũng có những ảnh hưởng và nguy cơ nhất định mà không phải ai...
Cắt amidan bằng coblator - phương pháp điều trị mới hiện đại, khắc phục được các tình trạng viêm nhiễm amidan, giảm đau đơn, khó chịu cho người bệnh. Vậy, phương pháp thực hiện như thế nào? Có gây đau không? Chi phí và địa chỉ chữa trị uy tín ở đâu? Tất cả những thông tin trên sẽ được...
Cắt amidan là tiểu phẫu điều trị triệu chứng đau, sưng tại cổ họng, được chỉ định khi tình trạng viêm amidan kéo dài và quá phát. Vậy cắt amidan có đau không? Bao lâu thì hết đau? Tạp chí Đông y sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới. Các phương pháp cắt amidan hiện...
“Cắt amidan bao lâu thì lành?” Vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu khi người bệnh được chỉ định thực hiện thủ thuật y tế này để điều trị viêm amidan. Chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh sẽ giúp người bệnh có cái nhìn rõ nhất về thủ thuật cắt amidan và yên tâm điều...
Cắt amidan xong có được đánh răng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp, người bệnh không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút gây hại. Ngược lại, người bệnh đánh răng, vệ sinh không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và tình trạng bệnh nghiêm...
Cắt amidan có bị viêm họng nữa không là câu hỏi thường gặp. Viêm amidan và viêm họng đều là các bệnh lý hô hấp, chúng khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ, biểu hiện rất dễ nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn và giải đáp được liệu rằng sau khi thực...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan