Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trong thời gian gần đây, phương pháp tập yoga chữa viêm mũi dị ứng đang được áp dụng phổ biến. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về cách hỗ trợ điều trị bệnh này. Nắm được tâm lý đó, Tapchidongy.org sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về lợi ích của yoga và những bài tập chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.

Yoga chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả?
Yoga chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả?

Công dụng chữa viêm mũi dị ứng bằng cách tập yoga

Từ lâu, yoga được biết đến là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Bộ môn này giúp cơ thể tăng cường sự dẻo dai, giải tỏa stress và chữa nhiều bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập yoga thường xuyên có thể giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Yoga là những bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi dùng lực quá nhiều và có thể thực hiện tại nhà. Về cơ bản, yoga được chia thành 2 mảng đó là yoga trị liệu và yoga thường:

  • Yoga trị liệu là sự kết hợp giữa việc tập luyện và các phương pháp điều trị cổ xưa. Từ đó giúp người tập ổn định hệ cơ xương.
  • Yoga thường giúp người tập tăng độ dẻo dai, cân bằng tâm trí, duy trì vóc dáng và giảm stress hiệu quả.
Yoga đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Yoga đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Yoga chữa viêm mũi dị ứng là một trong những công dụng trị bệnh được nhiều người nhắc tới. Các tác dụng có thể kể đến như sau:

  • Giúp ổn định đường thở: Hầu hết những bài tập yoga vùng bụng hoặc toàn thân đều tác động đến cơ bụng. Ngoài việc giúp cơ bụng trở nên săn chắc hơn, sự tác động này còn giúp hệ hô hấp được điều hòa, co giãn và trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Cải thiện hệ hô hấp: Khi thực hiện các bài tập yoga thanh lọc, các dịch nhầy dư thừa trong khoang mũi sẽ bị loại bỏ, mức độ mẫn cảm của mũi cũng được giảm đi. Từ đó, cổ họng người bệnh sẽ được khai thông và đào thải đờm, nhầy ra khỏi cơ thể.
  • Tăng hệ miễn dịch: Những bài tập yoga sẽ tăng bạch cầu trung tính, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, giúp người bệnh tuần hoàn máu tốt hơn. Bên cạnh đó, phương pháp tập yoga sẽ sử dụng 100% dung tích, đẩy sạch khí CO2 ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp phổi chúng ta sạch và khỏe mạnh hơn.
  • Tạo tâm lý thư giãn: Sau những giờ tập yoga, cơ thể người bệnh sẽ trở nên nhẹ nhõm. Chúng ta đều biết tâm lý thoải mái chính là yếu tố giúp cơ thể mạnh khỏe. Một khi tâm lý đã được giải phóng, đầu óc con người cũng sẽ được thư giãn. Từ đó, nâng cao sức khỏe và đẩy lùi các bệnh lý.

Yoga không chỉ mang lại hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng mà còn giúp hệ hô hấp, các bệnh liên quan đến chuyển hóa hay bệnh xương khớp được cải thiện rõ rệt.

Những bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Có nhiều bài tập yoga trị viêm mũi đem lại tác dụng tích cực. Dưới đây là những động tác Yoga đơn giản và dễ thực hiện nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, bạn đừng quên hít thở đều và thực hiện đúng các động tác.

Bài tập Yoga chữa viêm mũi dị ứng: Pavanamuktasana (Tư thế ống bễ)

Dù là người mới hay đã làm quen với Yoga, Pavanamuktasana đều là tư thế phù hợp. Người bệnh nên tập động tác này vào mỗi sáng để các khí trong đường ruột được giải phóng. Lưu ý rằng, Pavanamuktasana nên được thực hiện sau khi ăn 4 – 6 giờ hoặc lúc bụng đói.

Bài tập Yoga chữa viêm mũi dị ứng: Pavanamuktasana
Bài tập Yoga chữa viêm mũi dị ứng: Pavanamuktasana

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên thảm, hai bàn chân sát vào nhau, đồng thời hai cánh tay đặt dọc theo cơ thể.
  • Bạn hít một hơi sâu, khi thở ra, bạn đưa đầu gối lên trước ngực, cùng lúc ấn đùi lên vùng bụng, hai tay ôm quanh chân.
  • Giữ nguyên tư thế này và hít thở như bình thường. Khi bạn thở ra thì hãy siết chặt bàn tay trên đầu gối, nhằm tăng áp lực lên ngực. Khi bạn hít vào thì nới lỏng vòng tay.
  • Cứ thế, người bệnh thở ra và giải phóng cơ thể sau khi thực hiện động tác 3 đến 5 lần.

Lợi ích của Pavanamuktasana đối với việc chữa trị viêm mũi dị ứng:

  • Pavanamuktasana kích thích dây thần kinh của người bệnh. Đồng thời giúp cơ thể lưu thông máu hiệu quả hơn. 
  • Động tác này cũng giúp người bệnh minh mẫn hơn và giải phóng độc tố.

Lưu ý khi tập động tác Pavanamuktasana:

  • Nếu từng phẫu thuật ở vùng bụng, đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hay bị thoát vị đĩa đệm thì bạn không thực hiện động tác này.
  • Nếu bị chấn thương vùng cổ, bạn cẩn cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện động tác Pavanamuktasana.

Bài yoga chữa viêm mũi dị ứng: Sethu Bandhasana (Tư thế bắc cầu)

Để mang về hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập Sethu Bandhasana vào buổi sáng lúc bụng còn trống. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập động tác này 4 đến 6 giờ sau ăn vào buổi chiều.

Cách thực hiện:

  • Để tập Sethu Bandhasana, trước tiên bạn hãy nằm thẳng trên thảm. Sau đó, đặt dọc hai tay theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống dưới.
  • Tiếp đó, người tập căng đầu gối và đặt hai bàn chân trên sàn rộng ngang hông. Đồng thời, đầu gối và mắt cá chân phải nằm trên một đường thẳng.
  • Hít vào một hơi, sau đó nâng phần lưng ra khỏi thảm. Tiếp đó cuộn tròn vai sao cho cằm chạm vào ngực. Lúc này, bạn dùng vai, cánh tay và bàn chân nâng cơ thể lên sao cho đùi song song sàn nhà.
  • Để nâng cơ thể cao hơn, bạn đan ngón tay vào nhau và đẩy xuống sàn tạo lực. Giữ nguyên tư thế như vậy ít nhất 1 phút, kết hợp hít thở chậm và sâu. Hết thời gian, người tập thở ra rồi giải phóng cơ thể.
Cách thực hiện bài yoga Sethu Bandhasana (Tư thế bắt cầu)
Cách thực hiện bài yoga Sethu Bandhasana (Tư thế bắt cầu)

Lợi ích của động tác Sethu Bandhasana:

Giúp người bệnh có năng lượng tích cực, giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và làm dịu não.

  • Sethu Bandhasana giúp phổi được mở ra, cải thiện các vấn để về hô hấp như hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Lưu ý khi thực hiện động tác Sethu Bandhasana:

  • Những bệnh nhân gặp các vấn đề về lưng, chấn thương cổ thì không được tập Sethu Bandhasana.
  • Phụ nữ đang mang thai muốn tập động tác Sethu Bandhasana phải có sự hướng dẫn của huấn luận viên yoga chuyên nghiệp.

Bài tập Yoga trị viêm mũi dị ứng: Vrikshasana (Tư thế cây xanh)

Vrikshasana được xem là một động tác yoga chữa viêm mũi dị ứng được ưa chuộng. Với tư thế này, bạn nên thực hiện động tác này vào buổi sáng, lúc bụng đói. Bạn cũng có thể tập 4 đến 6 sau bữa ăn. Điểm khác biệt của Vrikshasana so với những tư thế khác là người tập phải mở mắt để cơ thể tự cân bằng.

Cách thực hiện:

  • Người tập đứng trên tấm thảm, hai thay thả dọc, buông lỏng.
  • Tiếp đó, bạn cong đầu gối phải, đồng thời đặt chân phải lên đùi trái. Lúc này chân trái sẽ làm trụ giúp cơ thể đứng vững.
  • Bạn hít thở đều và nhẹ nhàng, cho hai tay lên đầu rồi chắp lại với nhau. Mắt hướng thẳng vào một điểm ở xa, giữ nguyên điểm nhìn để cân bằng cơ thể.
  • Động tác Vrikshasana chuẩn yêu cầu cột sống phải thẳng, cơ thể căng nhưng vẫn đàn hồi. Đừng quên kết hợp với việc hít thở, mỗi khi thở ra, hãy thả lỏng cơ thể của bạn.
  • Sau khi thực hiện đủ thời gian, bạn buông lỏng hai tay. Đồng thời thả lỏng chân và trở về vị trí như ban đầu.
  • Lặp lại động tác này ở chân trái.
Bài tập Yoga trị viêm mũi dị ứng: Vrikshasana (Tư thế cây xanh)
Bài tập Yoga trị viêm mũi dị ứng: Vrikshasana (Tư thế cây xanh)

Tác dụng của Vrikshasana đối với viêm mũi dị ứng:

Tư thế yoga chữa viêm mũi dị ứng Vrikshasana giúp người bệnh tìm được sự cân bằng, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi từ bệnh viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi tập tư thế Vrikshasana:

  • Trong lúc tập Vrikshasana, bạn cần đặt bàn chân ở dưới hoặc trên đầu gối. Không được đặt chân ngay đầu gối vì như thế rất dễ gây áp lực lên vùng này.
  • Trong trường hợp bạn bị mất ngủ, đau đầu, huyết áp cao nên tránh thực hiện tư thế Vrikshasana.

Tư thế Paschimottanasana – Tư thế gập mình

Paschimottanasana là một trong những động tác yoga chữa viêm mũi dị ứng phổ biến. Để thực hiện tư thế này hiệu quả, bạn nên tập vào lúc sáng sớm. Thời gian tập khoảng 45 – 60s, khi đã quen bạn tăng lên 60 – 180 giây.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi duỗi chân trên sàn sao cho hai chân song song và chạm vào nhau. Đồng thời giữ lưng thẳng, hai tay đặt cạnh mông.
  • Tiếp đó, bạn hít thở thật sâu rồi từ từ thở ra, đồng thời gập lưng xuống, ép ngực sát hai cẳng chân. Lúc này, bạn dùng ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái giữ ngón chân cái. Thực hiện tư thế khoảng 45 giây rồi thả lỏng người.
  • Cứ thực hiện động tác này thêm vài lần, mỗi lần cố gắng rướn cằm ra xa hơn, lưng ép chặt hơn.
Cách thực hiện tư thế Paschimottanasana – Tư thế gập mình
Cách thực hiện tư thế Paschimottanasana – Tư thế gập mình

Tác dụng của Paschimottanasana với người mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

Paschimottanasana giúp người tập đẩy lùi triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng, đau đầu, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Lưu ý khi tập động tác Paschimottanasana: 

  • Người tập cần giữ lưng, chân trong tư thế thẳng.
  • Với người mới tập, bạn cứ ép lưng xuống từ từ đến khi thấy căng cơ lưng, cơ chân là được.

Động tác yoga chữa viêm mũi dị ứng: Trikonasana (Tư thế tam giác)

Nhắc đến động tác yoga chữa viêm mũi dị ứng, chúng ta không thể bỏ qua Trikonasana, hay tư thế tam giác. Tư thế tam giác giúp kéo dài các cơ, cải thiện chức năng của cơ thể. Bạn nên thực hiện động tác này khi bụng trống, vào buổi sáng hoặc buổi chiều để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách thực hiện động tác:

  • Bạn đứng thẳng trên mặt đất, hai chân rộng hơn vai. Đồng thời, chân trái đặt ở 15 độ và chân phải đặt bên ngoài 90 độ.
  • Bạn hít một hơi thật sâu, khi thở ra thì uốn cong cơ thể sang phải, từ bên dưới hông. Sao cho vòng eo của người tập vẫn được giữ thẳng.
  • Nâng tay trái lên cao, sau đó đặt tay phải xuống đất. Hai tay lúc này sẽ tạo thành một đường thẳng. 
  • Để kết thúc, bạn hít vào rồi thả lỏng tay, duỗi thẳng chân và trở về tư thế ban đầu.
Động tác Trikonasana (Tư thế tam giác)
Động tác Trikonasana (Tư thế tam giác)

Lợi ích của động tác Trikonasana:

  • Tư thế tam giác giúp người bệnh củng cố và làm mở ngực.
  • Giúp tâm trạng người tập thư giãn, giảm mệt mỏi và đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Người bị đau đầu, huyết áp thấp hoặc tiêu chảy thì không nên tập động tác này.
  • Những người mắc các bệnh về cổ chỉ cần nhìn thẳng, không cần nhìn lên trên. Người bị huyết áp cao khi tập Trikonasana nên nhìn xuống.

Những lưu ý khi tập yoga chữa viêm mũi dị ứng

Yoga chữa viêm mũi dị ứng vốn là phương pháp hiệu quả. Nhưng nếu không thực hiện đúng cách, người bệnh sẽ bị “phản tác dụng”. Dưới đây là một số lưu ý để người bệnh có được kết quả trị bệnh tốt nhất:

  • Đối với những người mới làm quen với Yoga, bạn chỉ cần cố gắng căng hết cơ thể. Ở những lần đầu, bạn chỉ nên thực hiện khoảng 70 đến 90%. Sau đó rèn luyện dần dần để nâng lên mức 100%. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng kỹ thuật của từng động tác. Nếu có điều kiện, bạn nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Trước khi tập yoga, bạn cần thiền định nhằm cân bằng tâm lý cảm xúc. Từ đó điều hòa hơi thở và khởi động nhẹ nhàng để đánh thức các cơ quan. Đừng vội vã bỏ qua bước quan trọng này, nếu không rất có thể bạn sẽ phải chịu những tổn thương không mong muốn.
  • Tập yoga đòi hỏi sự kiên trì. Do đó bạn nên thực hiện đều đặn 2 đến 3 buổi mỗi tuần, mỗi buổi ít nhất 30 phút. Còn quá trình tập tối thiểu là 2 tháng để các bài tập phát huy tác dụng tốt nhất. Để tăng sự hứng thú và tạo động lực, bạn có thể rủ bạn bè, người thân tập chung. Yoga không đòi hỏi quá nhiều về không gian. Do đó bạn có thể tập bộ môn này bất cứ đâu, như phòng ngủ, sân thượng, văn phòng…
  • Các bài tập yoga kết hợp với dinh dưỡng lành mạnh sẽ đem đến kết quả tốt nhất. Bạn đừng quên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và hạn chế đồ ăn dầu mỡ. Với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, bạn có thể dùng thêm một số gia vị như gừng, tỏi, tía tô… để cải thiện tình trạng bệnh.
Những lưu ý khi tập yoga chữa viêm mũi dị ứng
Những lưu ý khi tập yoga chữa viêm mũi dị ứng
  • Với những người bị suy tim, cao huyết áp, đang mang thai, đang gặp chấn thương hay mắc các bệnh liên quan tới chuyển hóa thì nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi tập Yoga. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong một buổi tập, bạn có thể thực hiện các động tác trên đan xen nhau. Thế nhưng trong những buổi tập tiếp theo, bạn cần thay đổi bài tập để tránh tình trạng cơ thể thích nghi, làm giảm hiệu quả bài tập. Bài tập càng đa dạng, cơ thể càng có được nhiều trải nghiệm mới.
  • Trong quá trình tập, bạn nên tập trung và thư giãn đầu óc. Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn cho mình một không gian rộng rãi với khí trời trong mát để giúp phổi đón nhận luồng khí mới.
  • Nếu trong lúc tập hoặc sau đó bạn bị đau xương thì nên tạm dừng. Tập yoga chỉ gây đau cơ do giãn cơ chứ không tác động đến xương khớp. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng này, rất có thể bạn đã tập sai động tác.
  • Phương pháp yoga chữa viêm mũi dị ứng đem lại hiệu quả cao. Thế nhưng bạn vẫn cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Đừng quên vệ sinh mũi họng hằng ngày để quá trình trị bệnh được thực hiện nhanh nhất.

Yoga là một bộ môn tập luyện nhẹ nhàng nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe. Cũng bởi vậy yoga chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng thành công. Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả của yoga, tốt nhất bạn nên luyện tập dưới sự giám sát và huấn luyện của bác sĩ.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan