Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Một bệnh lý về da khá nguy hiểm và thường xuất hiện ở cả nam lẫn nữ đó là bệnh vảy nến vùng kín. Tình trạng này do rối loạn hệ thống miễn dịch ở da gây ra những tổn thương xung quanh khu vực háng, mông, vùng kín. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng để tránh biến chứng nghiêm trọng cần điều trị kịp thời.

Bệnh vảy nến vùng kín là gì?

Vảy nến vùng kín hay còn gọi là vảy nến sinh dục (tên tiếng Anh là Genital Psoriasis). Thuật ngữ này chỉ những tổn thương da do sự rối loạn của hệ miễn dịch gây ra ở cơ quan quan sinh dục.

Những tổn thương do bệnh vảy nến vùng kín gây ra có thể xuất hiện trên một khu vực nhỏ hoặc toàn bộ vùng sinh dục. Có thể kể đến 2 loại bệnh vảy nến thường gặp ở bộ phận sinh dục:

  • Vảy nến đảo ngược: Những vết tổn thương có màu đỏ tươi, không có vảy trắng, gây ngứa ngáy, đau rát, rất khó chịu.
  • Vảy nến thể mảng: Đây là thể bệnh khá phổ biến gây ra những vùng tổn thương có màu đỏ tươi, vảy trắng khiến người bị đau nhức, ngứa ngáy. Khi vảy nến ở giai đoạn khá nặng còn khiến bệnh nhân bị nứt nẻ.

benh-vay-nen-vung-kin
Người bệnh xuất hiện các mảng đỏ gây ngứa

Cách nhận biết bệnh vảy nến ở vùng kín

  • Vùng da bên ngoài âm hộ như xương mu, hai bờ mông, lỗ hậu môn xuất hiện các nốt sần đỏ, sáng bóng, có vảy.
  • Vùng mông, hậu môn, đầu và thân dương vật nổi các nốt vảy đỏ, sáng, không gây ngứa.
  • Vảy nến xuất hiện tại vị trí đùi trên với các mảng nhỏ hình tròn, có vảy, màu đỏ tươi.
  • Vùng háng mọc các nốt màu đỏ, không vảy, da rất khô, có thể bị nứt nẻ, đau rát.
  • Cảm giác ngứa ngáy trở nên dữ dội vào ban đêm, người bệnh càng gãi mạnh và liên tục khiến vùng da tổn thương bị chảy máu.
  • Ở những người bệnh mắc vảy nến thể đảo ngược sẽ rất đau nhức khi vận động, tập thể dục hay quan hệ tình dục.
  • Cảm giác châm chích, khó chịu khi có sự ma sát mạnh hoặc đổ mồ hôi nhiều.

Hình ảnh vảy nến vùng kín

Triệu chứng Bệnh Vảy Nến Vùng Kín phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Đây được coi là nguy cơ chủ yếu. Khi da khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch tấn công các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhưng khi bị vảy nến, hệ thống miễn dịch lại coi các tế bào da khỏe mạnh là dị nguyên và tấn công chúng. Từ đó, các tế bào da tăng sinh, phát triển nhiều hơn bình thường. Các tế bào da cũ chết đi nhưng không rời khỏi bề mặt da mà lại bám dính với nhau tạo thành những mảng đỏ, có vảy.
  • Yếu tố di truyền: Gen có vai trò quan trọng trong việc bùng phát bệnh vảy nến. Thế nhưng, không phải trường hợp nào trong gia đình có người mắc bệnh thì những thành viên còn lại cũng sẽ mắc. Mà còn phụ thuộc vào quá trình di truyền gen bệnh đó có phải là gen trội không. Tỷ lệ di truyền bệnh vảy nến khoảng 41% ở những đứa trẻ có cả bố và mẹ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ có bố hoặc mẹ mang bệnh thì tỷ lệ này sẽ giảm đi.
  • Yếu tố môi trường: Thời tiết, hút thuốc, chấn thương da, nhiễm trùng, thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài, gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc.

benh-vay-nen-vung-kin
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến

Bệnh vảy nến vùng kín có nguy hiểm không?

Vảy nến vùng kín không ảnh hưởng đến khu vực bên trong bộ phận sinh dục, không ảnh hưởng đến chức năng sinh dục và khả năng sinh sản. Bệnh cũng không lây truyền qua đường tình dục hay bất kỳ con đường nào khác. Tuy nhiên bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti khi chung sống và quan hệ tình dục với bạn đời.

Mặc dù không ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên hạn chế quan hệ. Bởi vì, hoạt động tình dục có thể khiến vùng da tổn thương trở bị kích thích trở nên đau và ngứa dữ dội hơn.

Quan trọng là người bệnh cần phát hiện sớm những dấu hiệu và điều trị kịp thời. Bởi nếu chữa trị muộn hoặc không phù hợp thì bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Phổ biến nhất là nhiễm trùng. Nếu để xảy ra tình trạng nhiễm trùng và biến chứng xảy ra thì nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao.

  • Đối với nữ: Khi chị em cào gãi nhiều dẫn đến chảy máu và trầy xước thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng cao. Điều này khiến chị em có thể gặp vấn đề về viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, tử cung rối loạn nội tiết tố,... Từ đó ảnh hưởng đến chức năng tử cung và buồng trứng, có thể dẫn tới các vấn đề về sinh sản.
  • Đối với nam: Bị vảy nến vùng kín, vảy nến quy đầu có thể gây viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng tinh trùng. Theo đó, nam giới có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn nếu có ít hơn 30% tinh trùng khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh vảy nến vùng kín dựa trên các tổn thương da như các mảng, mảng da có vảy, ban đỏ có thể gây đau và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, còn dựa vào hình ảnh giọt sương máu sau khi cạo sang thương. Do vậy, đa số trường hợp người bệnh không cần xét nghiệm máu vẫn chẩn đoán bệnh dễ dàng.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để loại trừ một số bệnh khác như viêm khớp dạng thấp. Người bệnh có thể được yêu cầu chụp X-quang các khớp bị ảnh hưởng để xem có bị biến chứng viêm khớp vảy nến hay không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bác sĩ khoa Cơ Xương Khớp để cùng điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết mẫu da nhỏ của người bệnh dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác.

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

  • Trong thời gian bệnh đang khởi phát mạnh cần hạn chế quan hoặc hoặc âu yếm tình dục. Bởi các tác động có thể gây đau đớn, lở loét, nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục. Nên vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc cẩn thận sau khi quan hệ.
  • Mặc dù vảy nến khiến bạn ngứa ngáy nhưng không nên chà xát hay cào gãi lên da, đặc biệt là dùng tay để gãi bên ngoài quần. Không mặc quần lót hay trang phục bó sát có chất liệu cứng và bí hơi.
  • Khi bị vảy nến ở háng, vùng kín bạn nên hạn chế vận động, tập thể dục thể thao và các bộ môn khiến gia tăng ma sát như đạp xe, đi bộ,... Các bộ môn như yoga, bơi lội là lựa chọn tốt hơn để tránh và hạn chế kích thích lên các vùng tổn thương. Bên cạnh đó, những môn này còn giúp kiểm soát căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, cần thay quần lót mỗi ngày.
  • Chủ động trao đổi với bạn tình về tình trạng của bản thân để tránh tâm lý e ngại, thiếu tự ti hay xảy ra sự cố khi đang “ân ái".
  • Trong chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega 3, kẽm. Uống đủ nước, hạn chế uống cà phê, rượu bia. Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh dùng chất kích thích, ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya.
  • Chú ý chăm sóc da bằng các loại kem dưỡng ẩm toàn thân và nhớ dưỡng cả vùng da nhạy cảm ở vùng kín. Chọn mua sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, lành tính để tránh kích ứng hoặc tác dụng phụ.
  • Không tự ý mua các loại thuốc trị vảy nến ở mông, háng, vùng kín mà cần sự tư vấn từ bác sĩ. Nên đi khám sức khỏe vùng kín thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh.

Bổ sung nhiều hoa quả là cách hạn chế vảy nến vùng kín
Bổ sung nhiều hoa quả là cách hạn chế vảy nến vùng kín

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Xuất hiện những khối, vết nổi hoặc mụn trên vùng kín, đặc biệt khi chúng gây khó chịu, đau.
  • Nếu bạn nhận thấy vùng kín có bất kỳ thay đổi nào trong màu sắc, hình dạng, kích thước hãy đi bác sĩ ngay để được kiểm tra.
  • Sau khi bạn đã thử các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không cải thiện.
  • Bạn cảm thấy lo lắng hoặc có câu hỏi nào liên quan đến vảy nến sinh dục cần được giải đáp, hãy đến bác sĩ.

Phương pháp điều trị bệnh an toàn

Mẹo chữa vảy nến vùng kín tại nhà

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng vì ưu điểm là lành tính, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện.

  • Thoa gel nha đam: Lấy 1 lá nha đam tươi, rửa sạch rồi dùng dao loại bỏ phần bên ngoài. Lấy phần gel thoa lên vùng da bị tổn thương, để trong 20-25 phút thì rửa sạch với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Chữa bệnh vảy nến ở mông, vùng kín bằng tỏi: Chuẩn bị 300gr tỏi, 1 lít rượu trắng, 1 bình thuỷ tinh. Giã nát tỏi, cho vào bình thuỷ tinh rồi thêm rượu vào. Đậy kín bình, ngâm trong 1 tuần là dùng được. Lấy một ít rượu tỏi thoa lên vùng da bị vảy nến, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Lưu ý, không được thoa lên vùng da bị trầy xước.
  • Tắm bột yến mạch: Cho 3 thìa bột yến mạch vào chậu nước tắm rồi khuấy đều. Ngâm vùng da bị bệnh trong chậu nước này, có thể dùng bột yến mạch mát xa lên da. Sau đó, tắm lại bằng nước sạch, mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Tỏi có tác dụng kháng viêm hạn chế bệnh diễn tiến nhanh
Tỏi có tác dụng kháng viêm hạn chế bệnh diễn tiến nhanh

Điều trị bằng Tây y

Khi điều trị bằng Tây, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Dùng thuốc bôi: Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng làm bong vảy, bạt sừng. Có nhiều loại thuốc bôi nhưng đều có chung đặc điểm là chứa thành phần sau:

  • Thuốc bôi Axit salicylic: Các nồng độ như 2%, 3% và 5%. Đây là một loại dẫn xuất của BHA giúp làm giảm bong tróc vảy, loại bỏ các tế bào sừng, làm mềm da.
  • Thuốc bôi Corticoid liều thấp: Phổ biến như Betnovate, Synalar, Eumovate,... Loại này giúp chống viêm, ức chế miễn dịch, kháng lại tác nhân dị ứng.
  • Thuốc bôi trị vảy nến Calcipotriol: Thuốc này thường dùng xen kẽ với corticoid để hạn chế tác dụng quá mức của thuốc. Calcipotriol là chất đồng đẳng của vitamin D3 có tác dụng chống viêm, làm giảm tổn thương và ức chế tình trạng tăng sinh các tế bào thượng bì.
  • Thuốc bôi Dapsone: Được chỉ định điều trị vảy nến vùng kín nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thuốc uống hoặc thuốc tiêm: Với những trường hợp bệnh nặng thì cần được chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm. Tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 2-3 ngày nhưng tác phụ cũng rất nhiều.

  • Thuốc Retinols (vitamin A) dạng uống: Giúp giảm nhẹ mức độ tổn thương da và viêm nhiễm, phòng ngừa tái phát nhờ khả năng kiểm soát quá trình tăng trưởng của tế bào thượng bì.
  • Thuốc kháng Histamine H1: Hoạt chất này có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thường dùng nhất là Cyclosporin và Methotrexate. Tác dụng ức chế tổng hợp axit nucleic, giúp chống viêm, ức chế khả năng tăng sinh tế bào thượng bì.

Quang hóa trị liệu: Một cách điều trị vảy nến vùng kín cho hiệu quả và nhanh chóng mà lại an toàn, ít độc hại người bệnh có thể kết hợp với biện pháp quang hoá trị liệu.

Bài thuốc Đông y trị vảy nến vùng kín

Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, loại bỏ căn nguyên bên trong nên cho hiệu quả lâu dài. Vì thế, liệu pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

Bài thuốc Thanh dinh thang

  • Thành phần: Huyết sâm 10gr, hoàng liên 8gr, lá đỏ 12gr, đẳng sâm 12gr, toái cốt tử 8gr, mạch đông 12gr, đẳng sâm 12gr, rau má 12gr, ngân hoa 12gr.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các thảo dược, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Đun đến khi cạn còn 2/3 ấm thì chắt nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc đông y chứa hoàng liên có tác dụng khống chế tình trạng bệnh
Bài thuốc đông y chứa hoàng liên có tác dụng khống chế tình trạng bệnh

Bài thuốc Tiêu phong tán

  • Thành phần: hương truật 12gr, bồ công anh 12gr, kim ngân hoa 12gr, kinh giới 10gr, khổ sâm 10gr, tích tuyết thảo 12gr, quốc lão 4gr, phòng phong 8gr, thuyền thoái 6gr, thổ phục linh 12gr, sài đất 12gr, hắc phong tử 8gr, sinh địa 12gr, tri loại 8gr, thạch cao 8gr, tần quy 10gr, hắc phong tử 8gr.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu, đem sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 2/3. Mỗi ngày uống 3 lần, sau bữa ăn, ngày 1 thang.

Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán

  • Thành phần: Ngân hoa, độc hoạt, thuyền thoái, phòng phong, bạch tiên bì, bạch linh, bạch thược, kinh giới, bồ công anh, thương hoạt, đường quất, sài hồ.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sắc cùng 2 lít nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đến khi cạn còn 2/3 ấm. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn, ngày 1 thang.

Các dược liệu trị vẩy nến ở mông, vùng kín

Với bệnh vảy nến vùng kín sẽ chọn những dược liệu có tính sát trùng, thanh nhiệt, khử nhiệt độc, chống viêm,... Một số dược liệu thường dùng như hoàng liên, phòng phong, thổ phục linh, kim ngân hoa, sài đất, bạch dược,... chúng vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh vừa bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh vảy nến vùng kín có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng không phải là bệnh lây truyền. Bạn cần điều trị và phòng ngừa tích cực để tránh khiến bệnh dai dẳng, tái phát nhiều lần và gây biến chứng không mong muốn. Khi có triệu chứng hoặc gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình điều trị hãy nhanh chóng tham vấn ý kiến bác sĩ.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bệnh Vảy Nến Vùng Kín bằng YHCT


Bài viết liên quan