Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa gây cảm giác rất khó chịu, đặc biệt khi ngồi. Hiện tượng này cảnh báo cho bạn khả năng mắc bệnh gì? Cùng tapchidongy.org tìm hiểu ngay những bệnh gây ngứa mông nổi mẩn đỏ và cách điều trị, phòng ngừa dưới đây.

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng gì?

Ngứa nổi mẩn đỏ ở mông cho biết sức khỏe làn da của bạn đang có vấn đề. Nếu bị nổi mẩn ngứa ở mông kèm với nhiều biểu hiện khác như ngứa kéo dài, nổi mụn thì đó chắc hẳn là bệnh. Hầu hết những người gặp phải tình trạng này đều do có sai lầm trong cách chăm sóc, bảo vệ da. Hoặc do ăn uống, vệ sinh và đời sống tinh thần, lao động chưa hợp lý.

Thông thường, sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn, nhiệt độ thay đổi, sức khỏe yếu và ăn phải chất kích ứng là những yếu tố nội, ngoại sinh cơ bản gây mẩn đỏ ngứa ở mông. Trẻ em, người lớn hay chị em mang bầu, người cao tuổi đều có thể bị nổi mẩn đỏ ở mông. Bất cứ khi nào gặp phải một trong các tình trạng trên, chúng ta đều có thể bị nổi mẩn ngứa.

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa đa phần là biểu hiện của các bệnh viêm da. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng đây là những bệnh mãn tính. Vì thế, bạn cần điều trị các triệu chứng từ sớm và phòng ngừa tái phát bệnh thật tốt.

Nguyên nhân mông bị nổi mẩn đỏ ngứa

Bạn bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở mông nhưng không biết là mình mắc bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, hiện tượng này do nhiều yếu tố cấu thành. Dựa vào các biểu hiện đi kèm, người ta có thể xác định đó là tình trạng của bệnh gì, do đâu mà có.

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa do viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã nhờn có thể làm mông bị nổi mẩn đỏ ngứa. Hiện tượng này xảy ra do có sự xâm nhập của vi nấm Malassezia furfur. Nó khiến bạn:

  • Bị mẩn đỏ ở mông, vết mẩn nổi lên nhiều khi có ma sát với quần hoặc khi đi, ngồi.
  • Thường hay ngứa mông, có thể kèm theo cảm giác ẩm, bị châm chích.
  • Thấy nhiều ghét khi tắm, hoặc có mảng da bong màu trắng mỏng ở mông.

Viêm da tiết bã nhờn do vi nấm Malassezia furfur không chỉ xuất hiện ở mông mà còn gây mẩn đỏ da đầu, vùng mặt, và nhiều vị trí khác.

Dị ứng mẩn đỏ ở mông

Khi bạn ngồi ở nơi không sạch, tắm sữa tắm có hóa chất độc hoặc nước nhiễm bẩn… khiến da mông tiếp xúc với chất dị nguyên. Điều này dễ làm cho mông nổi mẩn đỏ và ngứa.

Nổi mẩn đỏ và ngứa do dị ứng thường kèm theo các dấu hiệu hay gặp khác như:

  • Vùng da bệnh ở mông phù lên, phân biệt với các vùng lân cận.
  • Vết mẩn hình thành giống mụn đỏ li ti hoặc tạo đám.
  • Nổi mẩn đỏ ngứa ở mông do nấm da

Là bệnh khá phổ biến, nấm da thường xuất hiện ở nhiều vị trí, kể cả mông. Trẻ em bị hiện tượng này phần nhiều do thói quen ngồi bệt khi chơi đùa. Người lớn thường lây bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn, hoặc dùng hóa chất. Việc mặc chung quần áo, đặc biệt là đồ lót cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh nấm ở mông làm nổi mẩn ngứa.

Không chỉ gây ngứa và làm mông nổi mẩn đỏ, nấm da còn để lại những mảng da bong tróc thường xuyên. Khi vận động gây nóng ẩm ở mông, bạn còn cảm thấy khó chịu vì có mùi.

Vảy nến

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa cũng là một dấu hiệu cho thấy khả năng bạn bị vảy nến. Nếu bị bệnh này, da ở mông sẽ có kèm các biểu hiện như:

  • Có vảy trắng bong ra thường xuyên.
  • Các vảy trắng dễ dính vào trang phục sau khi mặc.
  • Da ở mông khô.

mong-bi-noi-man-do-ngua
Hình ảnh mông bị nổi mẩn đỏ ngứa

Chúng ta thường bị vảy nến ở mông do có sự thay đổi trong hệ miễn dịch, hoặc di truyền, cơ địa… Thông thường ở tình trạng nhẹ, bệnh chỉ gây ngứa, nổi mẩn. Nhưng do việc gãi ngứa hoặc ma sát với quần nên người bệnh còn dễ bị vi khuẩn tấn công vào các vết thương, gây viêm nhiễm. Đây cũng là lý do khiến nhiều người bị bội nhiễm hoặc mãn tính.

Nổi ban đỏ ở mông gây ngứa

Mông nổi ban đỏ kèm theo hiện tượng ngứa dữ dội là do đâu? Một số loại virus, hại khuẩn, ký sinh trùng… có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Người bệnh không chỉ bị nổi mẩn đỏ ở mông mà còn:

  • Ngứa hoặc không ngứa, tùy từng trường hợp hoặc cơ địa.
  • Mọc mụn nhỏ li ti trên vết mẩn ở mông.
  • Có biểu hiện sốt cao lúc mới bị.

Ngoài vị trí mông, sốt phát ban còn có thể làm nổi mẩn đỏ và ngứa ở nhiều vùng da khác.

Rôm sảy

Ở trẻ nhỏ, một trong những vị trí dễ bị rôm sảy gây mẩn đỏ và ngứa đó là mông. Sở dĩ trẻ dễ bị bệnh rôm sảy tại đây là do:

  • Mông là vị trí khá kín, bí mồ hôi.
  • Thường cọ xát với nhau hoặc chịu tác động của quần, bỉm nên dễ tổn thương.
  • Khó vệ sinh, các tế bào chết cùng bụi bẩn, vi khuẩn thường ứ lại ở nang lông.

Khi đó nang lông dễ trở thành môi trường sinh trưởng, phát triển của khuẩn hại, gây ra rôm sảy trên da trẻ.

Một số trường hợp trẻ bị rôm sảy nhưng không ngứa hoặc bé ít quấy khóc nên cha mẹ không để ý. Đến khi có dấu hiệu nặng của viêm nhiễm và những bệnh liên quan khác thì mới phát hiện. Điều này sẽ làm giảm khả năng điều trị khỏi cho trẻ.

Như vậy, mông bị nổi mẩn đỏ ngứa (hoặc không) cho thấy khả năng bị khá nhiều bệnh ngoài da. Tình trạng này không làm ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nó lại chi phối bạn khá nhiều trong cuộc sống do cảm giác bứt rứt, khó chịu. Đặc biệt, vùng da mông liên tục bị cọ sát trong khi bạn ngồi, nằm, đi, đứng…

Cho nên bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở mông khiến bạn mệt mỏi hơn nhiều và khó điều trị. Cần cẩn trọng, cố gắng khắc phục hết hẳn các chứng bệnh ngay từ sớm.

Triệu chứng mông bị nổi mẩn đỏ ngứa

Các trường hợp mông bị nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh khác nhau sẽ đi kèm với những biểu hiện khác nhau. Từ nhóm bệnh gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở mông kể trên, có thể tổng hợp các dấu hiệu đi kèm với hiện tượng này như sau:

mong-bi-noi-man-do-ngua-2
Mẩn đỏ, ngứa ở mông có thể èm theo nhiều biểu hiện bệnh khác

  • Mông ngứa nhiều, ít, hoặc không ngứa.
  • Mẩn ở da mông, có thể lằn lên hoặc chỉ hình thành dạng mảng, nốt.
  • Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể kèm theo sốt.
  • Da mông quá ẩm hoặc quá khô.
  • Có mụn li ti kèm dịch, khi ngồi thường có cảm giác bị châm chích, muốn gãi, hoặc đau, rát.

Khi bị mẩn đỏ và ngứa mông, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng ở mông cụ thể và tiến hành xét nghiệm phân biệt (nếu cần) để tìm ra bệnh. Từ đó giúp bạn chọn phương án khắc phục trạng thái mông bị nổi mẩn đỏ ngứa tốt nhất.

Cách chữa trị khi ngứa mông nổi mẩn đỏ

Như đã nói ở trên, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mông có thể liên quan đến nhiều bệnh. Mọi cách chữa mẩn đỏ và ngứa ở mông đều cần căn cứ vào nguyên nhân, triệu chứng.

Mẹo dân gian trị mông bị nổi mẩn đỏ ngứa

Từ các dấu hiệu đi kèm khi mẩn ngứa ở mông, dân gian ta suy đoán ra bệnh và chỉ mẹo chữa tương ứng. Cụ thể một số cách chữa mẩn đỏ ngứa ở mông đơn giản tại nhà được lưu truyền trong dân gian là:

Trị mông bị nổi mẩn đỏ ngứa do rôm sảy cho bé bằng rau sam

Dân gian xưa thường sử dụng rau sam làm canh ăn trong mùa hè để làm mát da, giảm mụn do nhiệt. Nghiên cứu y khoa đã tìm ra trong rau sam có những chất nhầy chứa Omega 3 và khoáng chất chống viêm. Ngoài ra lá này còn có nhiều flavonoid, glutathione và vitamin C, E giúp cải thiện và phục hồi làn da, hỗ trợ phòng ngừa, chữa trị rôm sảy.

mong-bi-noi-man-do-ngua
Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa do rôm sảy cho bé bằng rau sam

Để trị rôm sảy ở mông bằng lá sam, giúp trẻ hết mẩn ngứa, bạn cần:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau sam mỗi ngày, đem rửa sạch, ngâm muối tiệt trùng.
  • Khi đã róc nước thì giã nát, rau sam khá mọng nước nên bạn không cần quá nhiều.
  • Lấy nước rau sam pha thêm với nước ấm để tắm cho bé khi trời nắng nóng hoặc trước khi ngủ.
  • Tiến hành nhiều lần liên tục để hiện tượng mẩn đỏ ngứa do rôm sảy không còn.

Tắm lá khế chữa viêm da tiết bã ở mông

Lá khế được dân gian dùng trị nhiều bệnh da liễu, trong đó có hiện tượng viêm da tiết bã. Dân gian thường dùng lá này để tắm cho người bị ngứa, nổi mẩn đem lại hiệu quả tốt. Ngày nay y học cho biết lá khế các chất chống viêm, loại trừ khuẩn gây bệnh. Cho nên tắm lá khế mới giúp chúng ta giảm nhanh cơn ngứa và làm hết nổi mẩn ở mông.

Để tắm lá khế trị các bệnh gây mẩn đỏ ở mông bạn cần:

  • Chọn các cành lá khế màu xanh, không nên lấy lá vàng hay còn non đỏ.
  • Ngâm rửa lá khế với nước sát khuẩn.
  • Đem đun với khoảng 3 - 4 lít nước cho nước lá khế sôi lên và chuyển màu.
  • Pha với nước ấm để tắm, massage vùng mông để giảm nhanh các triệu chứng.
  • Nên tiến hành cách làm này nhiều lần liên tục trong vài ngày nếu thấy hiệu quả.

Dùng giấm táo chữa vảy nến làm ngứa mông

Cũng giống như lá khế, khi bôi giấm táo, dân gian phát hiện nó có khả năng giảm ngứa, nổi mẩn. Đó có thể là lý do loại giấm này được dùng trong mẹo chữa bệnh vảy nến. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra cơ chế chữa khỏi triệu chứng bệnh vảy nến của giấm táo là nhờ khả năng cân bằng pH trong cơ thể.

Để hết ngứa mông, trị mẩn đỏ bằng giấm táo, bạn làm như sau:

  • Pha giấm táo, nước và mật ong theo công thức: 2 thìa giấm, 10 thìa nước, 1 thìa mật ong.
  • Khuấy thật đều cho các nguyên liệu hòa vào nhau, nên dùng nước đun sôi còn ấm để tăng tác dụng.
  • Uống đều đặn mỗi ngày 2 cốc nước giấm táo mật ong như vậy cho đến khi hết vảy nến ở mông.

Dùng tinh dầu tràm

Những trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mông do nấm dùng tinh dầu tràm thường rất công hiệu. Bởi vì dược liệu thiên nhiên này không chỉ làm dịu cơn ngứa, giảm mẩn đỏ mà còn ngừa viêm, diệt nấm.

  • Để sử dụng cách này bạn lấy khoảng 5 giọt tinh dầu tràm hòa vào nước ấm đề tắm hoặc ngâm rửa vùng da mông.
  • Trong quá trình tắm rửa, bạn xoa bóp nhẹ nhàng cho thuốc tác dụng nhanh.
  • Sau đó tráng lại cơ thể và lau khô, mặc quần áo mềm, thoáng và nghỉ ngơi.

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa rửa lá trầu

Cũng đem lại hiệu quả giảm mẩn ngứa nhờ khả năng chống viêm, diệt khuẩn, lá trầu được nhiều người đun nước tắm rửa hoặc giã nát để trị bệnh ngoài da ở mông.

mong-bi-noi-man-do-ngua
Hái lá trầu xanh trị mẩn ngứa mông

Cách làm:

  • Hái lá trầu xanh đem về rửa sạch, ngâm muối loãng rồi tráng lại.
  • Cho vào nồi đun to lửa với khoảng 2 - 3 lít nước rồi ngâm rửa hoặc pha ra tắm.
  • Chú ý xoa nhẹ nhàng quanh mông để tinh chất trầu không thẩm thấu vào trong.
  • Tráng lại phần da bằng nước ấm sạch rồi lau khô, nghỉ ngơi sau đó.
  • Cách làm khác: Sau khi sơ chế lá trầu thì bạn đem giã nhuyễn rồi đắp lên vết mẩn ngứa ở mông.
  • Tiến hành mẹo chữa này đều đặn nhiều ngày để mông hết nổi mẩn ngứa.

Dùng các loại lá trị mẩn đỏ ngứa mông không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh. Hầu hết các thuốc này đều giúp cải thiện làn da của bạn khỏe mạnh, trắng sáng hơn và mềm mịn nếu hợp cơ địa. Tuy rất lành tính trong trường hợp sử dụng không hiệu quả thì bạn nên đổi sang cách khác.

Thuốc Đông y trị mông bị nổi mẩn đỏ ngứa

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa không chỉ cần điều trị từ bên ngoài. Thuốc sắc Đông y sử dụng theo đường uống sẽ làm giảm triệu chứng bệnh từ trong ra. Để xử lý tình trạng mông bị nổi mẩn đỏ ngứa, Y học cổ truyền có một số phương pháp như:

Bài thuốc 1

Để trị mẩn đỏ ngứa ngáy do bệnh viêm da ở mông, bạn có thể sử dụng:

  • Kim ngân giúp cải thiện làn da, sinh địa chống viêm, cây diếp dại, và sài đất mỗi loại 12g.
  • Thương truật, rau má mỗi loại 12g để tán nhiệt.
  • Tần quy kết hợp với khổ sâm cùng với bạch tô mỗi loại 10g.
  • Lại thêm phòng phong, thạch cao cùng các thảo dược như tri mẫu, ngưu bàng tử, mỗi loại 8g.
  • Cuối cùng cho thuyền thoái 6g và cây trôm lay khoảng 4g là đủ.

Cách sắc uống:

  • Cho rất cả số thuốc trên rửa đi rồi đun nhỏ lửa với 2 lít nước.
  • Đến khi thuốc cạn ⅔ thì chắt 1 phần uống sau ăn, phần còn lại uống nốt trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Bạn cũng sử dụng rau má hỗ trợ thanh nhiệt, trừ độc, dùng 30g.
  • Kết hợp với cây mạch đông 20g và lượng tương ứng trúc diệp.
  • Cuối cùng cho sài đất, hạn liên tử và đan sâm mỗi loại 10g.

Cách sắc uống:

  • Cho tất cả số thuốc trên vào rửa với nước máy rồi cho vào ấm đun cùng 1,5 lít nước.
  • Khi thuốc đã cô đặc thì rót ra uống sau các bữa ăn trong ngày.

mong-bi-noi-man-do-ngua
Một số thuốc Đông y trị viêm, ngứa ngoài da

Bài thuốc 3

  • Bạn cũng sử dụng sài đất 12g và trôm lay 4g.
  • Lại thêm rau diếp dại 12g kết hợp cùng 10g thương nhĩ tử và hoa kim ngân 10g.
  • Sau khi kiểm tra kỹ số thuốc thì đem rửa rồi cho vào ấm cùng 1.5 lít nước.

Cách sắc uống:

  • Bật bếp đun ở lửa nhỏ để tinh chất chiết ra làm đổi màu nước.
  • Kiểm tra thấy còn khoảng 3 bát con nước thì dừng lại, chắt 1 bát ra uống sau ăn.
  • 2 bát còn lại bạn cũng đun ấm lên và uống sau các bữa ăn trong ngày.

Các bài thuốc Đông y sắc uống giúp bạn cải thiện tình trạng mẩn ngứa đỏ mông đồng thời tăng cường sức khỏe. Mặc dù lành tính nhưng bạn phải kiên trì dùng nhiều ngày mới đem lại hiệu quả cao.

Điều trị thuốc Tây hết ngứa nổi mẩn đỏ ở mông

Mặc dù dễ gây tác dụng phụ nhưng tân dược thường tác dụng rất nhanh lại không mất công chế biến như dùng cây thuốc. cho nên dùng thuốc Tây trị bệnh là lựa chọn của nhiều người bận rộn trong cuộc sống hiện đại. Khi mông bị nổi mẩn đỏ ngứa kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đến khám bác sĩ rồi lấy đơn thuốc điều trị để tránh rủi ro.

Một số thuốc thường được dùng cho những người bị hiện tượng này ở mông là:

  • Thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống: Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh viêm da, khiến bạn ngứa, nổi mẩn ở mông. Với các thuốc dạng bôi thường còn có thành phần dưỡng ẩm cho da, từ đó giúp làn da phục hồi hư tổn tốt. Khi bôi vào, bạn sẽ cảm thấy cơn ngứa dịu nhanh và da mềm hơn. Tuy nhiên không được dùng quá nhiều hoặc kéo dài thời gian vì nó có thể đem lại tác dụng ngược.
  • Thuốc kháng Histamin: Loại này cùng thường bao gồm cả dạng bôi và uống. Khi sử dụng sẽ giúp cơ thể ngăn sự giải phóng histamin gây kích ứng da. Nhờ đó mông của bạn sẽ giảm nhanh hiện tượng ngứa, nổi mẩn.

mong-bi-noi-man-do-ngua
Uống thuốc Tây hết ngứa mông

Ngoài ra, bạn nên dùng các loại thuốc sát khuẩn khác, kem dưỡng ẩm da, hồ nước để trị viêm, ngứa, nổi mẩn. Một số loại có thể kể đến như kem dưỡng da không chứa corticoid, kem bôi Atopalm, Eosin 2%...

Mông ngứa nổi mẩn nên ăn gì?

Ngứa, nổi mẩn ở mông hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều là kết quả của các kích ứng mạnh lên da. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể điều chỉnh nhiều thứ, trong đó chế độ ăn là một phần quan trọng.

Bạn nên dùng

  • Ăn uống nhiều rau củ quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc để hỗ trợ gan, thận bài tiết, lọc bỏ chất thải. Chẳng hạn như nên dùng rau má, củ đậu, củ cải đường, diếp cá, uống nước lá vối…
  • Sử dụng những đồ ăn, thức uống có chứa thành phần kháng viêm, ngăn dị ứng như quả việt quất, củ tỏi, uống nước chè tươi, ăn rau sam, canh thiên lý…
  • Cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C tự nhiên và khoáng chất để nâng cao đề kháng. Chẳng hạn dùng cam, dâu tây, uống nước chanh…

Không nên dùng

  • Bên cạnh đó cần tránh xa những nguồn thức ăn kích thích giải phóng histamin như hải sản, các thực phẩm quá nhiều protein có thể gây kích ứng da như các loại thịt đỏ.
  • Nói không với tiệc tùng, bia rượu khi bị ngứa mông nổi mẩn đỏ.
  • Không ăn quá mặn, quá cay, chua hoặc các món lên men có dư axit (chủ yếu là đồ rau dưa muối).

Kết hợp hài hòa các thức ăn tốt cho sức khỏe và tránh dùng thực phẩm cần kiêng trong quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi. Sau trị liệu bạn vẫn nên thực hiện chế độ ăn này vì nó sẽ giúp bạn ngừa tái phát.

Cách phòng ngừa và chăm sóc sau điều trị nổi mẩn đỏ ở mông

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa do nguyên nhân nào cũng cần được chăm sóc tốt trong khi điều trị. Đồng thời giữ gìn thật cẩn thận sau khi hết triệu chứng để ngừa tái phát.

mong-bi-noi-man-do-ngua
Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa cần được chữa trị và chăm sóc kỹ để phòng ngừa tái phát

  • Vệ sinh mông sạch sẽ bằng nước sạch và sữa tắm từ thiên nhiên để loại bỏ các dị nguyên.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm mông vào mùa đông.
  • Giặt quần áo không để sót lại xà phòng, chỉ mặc đồ đã khô hẳn.
  • Khi quần bị ướt hoặc thấm nhiều mồ hôi, bạn nên thay ra và vệ sinh sạch sẽ, lau khô người. Hạn chế làm việc trong môi trường ngập nước bẩn.
  • Không gãi ngứa ở mông làm xước da.
  • Nếu bị các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, hậu môn, bị trĩ… cần điều trị dứt điểm. Tránh để vi khuẩn xâm nhập và lây lan sang vùng da mông.
  • Nếu mông bị nổi mẩn đỏ ngứa kèm theo các dấu hiệu bất thường nguy hiểm khác như viêm loét, bong tróc da, sốt, nổi mụn… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Kết luận

Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng khá hay gặp phải. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều do nhiễm khuẩn hoặc có các dị nguyên gây kích ứng da. Bệnh xuất hiện theo mùa hoặc có tính bất chợt, thường dễ bội nhiễm, tái phát. Bạn cần thăm khám kịp thời tránh để xảy ra các biến chứng ở mông.


Top địa chỉ phòng khám Mông Bị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan