Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến da đầu là một bệnh lý da liễu xảy ra khi tế bào da đầu tăng sinh bất thường. Người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu tại vùng da đầu. Vảy nến da đầu tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của bệnh nhân.

Bệnh vảy nến da đầu là gì?

Bệnh vảy nến da đầu là một bệnh lý da liễu. Bệnh xảy ra khi tế bào da đầu tăng sinh bất thường sau khi bị một số tổn thương hoặc nhiễm nấm lâu ngày. Đây là một bệnh lý mãn tính, có diễn tiến bệnh rất phức tạp và bệnh dai dẳng, rất khó điều trị tận gốc.

Vảy nến da đầu là một bệnh lý da liễu xảy ra khi tế bào da đầu tăng sinh bất thường
Vảy nến da đầu là một bệnh lý da liễu xảy ra khi tế bào da đầu tăng sinh bất thường

Ban đầu, do những rối loạn chuyển hóa tế bào ở vùng thượng bì, người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện tình trạng sưng đỏ, các vùng sưng này lâu dần nổi cộm lên và bong thành các vảy trắng.

Bệnh vảy nến da đầu cũng tương tự như bệnh nấm da đầu nhưng vảy nến có thể xuất hiện các vùng tổn thương ở da đầu, cùi chỏ tay hoặc ở vùng ngực hoặc da mặt.

Triệu chứng của vảy nến da đầu

Để xác định chính xác tình trạng vảy nến ở da đầu, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu vảy nến như sau:

  • Người bệnh xuất hiện những mảng đỏ có kích thước khác nhau trên da đầu, tạo thành các vầng trên vùng da đầu.
  • Tại các mảng đỏ da đầu, những viền xung quanh rất rõ ràng và nổi cộm lên, cao hơn các vùng da khác.
  • Trên bề mặt của các mảng đỏ trên da đầu xuất hiện những mảng trắng dễ bong tróc. Các mảng trắng này có thể tăng sinh nhanh chóng và gần như không có dấu hiệu dừng lại.
  • Các vùng tổn thương, vùng vảy nến lan rộng sang vùng da lân cận ở quanh đầu, trán hoặc sau gáy.
  • Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu.
Triệu chứng Vảy Nến Da Đầu phổ biến

Nguyên nhân vảy nến da đầu

Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng vảy nến da đầu. Một số nghiên cứu cho biết, tình trạng này có thể do sự thay đổi đột ngột của tế bào thượng bì và liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến có thể bắt nguồn từ nhiễm sắc thể số 6 khi gen mang nhiễm sắc thể này bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố. Khi đó, tế bào Lympho T có thể gây ra tình trạng rối loạn tế bào thượng bì dẫn tới bệnh vảy nến.

Căng thẳng quá độ cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến
Căng thẳng quá độ cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc phải và tái phát bệnh vảy nến là:

  • Do di truyền: Vì bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể nên có thể có khả năng di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người bị các bệnh lý về da liễu như vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa… thì bạn có nguy cơ cao hơn bị vảy nến da đầu.
  • Người thường xuyên bị căng thẳng quá độ, dễ xúc động hoặc trầm cảm kéo dài có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến bệnh vảy nến khởi phát.
  • Do tác động từ bên ngoài: Một số thói quen như gãi, cào lên da đầu hoặc chà xát quá mạnh da đầu cũng có thể gây ra các rối loạn da, tạo điều kiện cho bệnh vảy nến hình thành.
  • Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn cũng có thể bị vảy nến.
  • Các rối loạn chuyển hóa đường, đạm trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến.
  • Ngoài ra, một số yếu tố khác như sử dụng dầu gội đầu không thích hợp, tiếp xúc da với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, rối loạn nội tiết tố… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh da liễu không có khả năng lây lan từ người sang người mà chỉ có tính di truyền. Trên thực tế, vảy nến da đầu được xếp vào nhóm bệnh lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Bệnh gây tổn thương ngoài da, là loại bệnh mãn tính, rất khó chữa trị triệt để và bệnh dai dẳng, rất dễ tái phát.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị các bệnh về da liễu khác như tình trạng nấm da đầu, viêm da tiết bã nhờn hoặc bị chàm. Vì thế, khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để thăm khám, điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu

Việc chẩn đoán vảy nến da đầu rất quan trọng, giúp phân biệt được vảy nến và tình trạng nấm da đầu. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng vị trí bị vảy nến, quan sát mức độ tổn thương và các biểu hiện sau đó thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như sau:

  • Quan sát biểu hiện Koebner: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh vảy nến, xảy ra ở thời kỳ bùng phát của bệnh, để lại sẹo và các tổn thương ở da đầu.
  • Kỹ thuật cạo vảy Brocq: Các bác sĩ tiến hành cạo nhẹ lên vùng da đầu bị tổn thương để quan sát dấu hiệu bệnh trên da.
  • Tiến hành xét nghiệm mô bệnh học.

Cách chăm sóc da đầu và phòng ngừa vảy nến

Trên thực tế, bệnh vảy nến da đầu gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn, bệnh có thể bùng phát trở lại nếu không có biện pháp chăm sóc hiệu quả. Ngoài các phương pháp điều trị y tế, người bệnh cần chú trọng đến cách chăm sóc da đầu như sau:

  • Cần giữ tinh thần thoải mái, cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi. Có thể điều trị tâm lý để cải thiện các vấn đề về thần kinh.
  • Nên gội đầu 2 ngày 1 lần với các sản phẩm dầu gội dịu nhẹ và lành tính.
  • Người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây hại như hóa chất, ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao…
  • Người bệnh cần tuyệt đối không sử dụng rượu bia và thuốc lá.
  • Không nên chà xát mạnh lên da đầu và không nên cột tóc quá chặt.
  • Có thể tắm nắng khoảng 5 hoặc 10 phút mỗi ngày vào khung giờ sáng sớm để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm nhiễm như viêm nhiễm đường hô hấp.

Phương pháp điều trị

Để hạn chế những tổn thương trên da và những triệu chứng khó chịu, người bệnh cần tiến hành điều trị vảy nến da đầu càng sớm càng tốt.

Điều trị bằng Tây y

Khi đã xác định chính xác tình trạng vảy nến da đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo phác đồ chữa vảy nến một cách hiệu quả nhất. Trên thực tế, bệnh vảy nến gần như không thể chữa khỏi, người bệnh chỉ được điều trị triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát một cách tốt nhất có thể.

Dùng thuốc bôi tại chỗ để điều trị
Dùng thuốc bôi tại chỗ để điều trị

Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây y là phương pháp điều trị tích cực. Các bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán bệnh để kê đơn thuốc phù hợp nhất. Các loại thuốc có thể được kê đơn để điều trị vảy nến là:

  • Nhóm thuốc chứa Corticoid: Dùng cho bệnh nhân bị mức độ nhẹ, giúp điều trị viêm nhiễm, ngứa ngáy và tránh tổn thương vùng ngoài da.
  • Thuốc Retinoid: Giúp giảm viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy tuy nhiên có thể gây kích ứng cho người bệnh nếu da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Thuốc Cyclosporine: Có tác dụng ức chế sự bất thường của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc này trong thời gian ngắn, sử dụng liên tục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng Histamin: Được sử dụng để cải thiện cơn ngứa, tránh làm tổn thương da và loại bỏ nguy cơ dị ứng.

Ngoài ra, một số viên uống bổ sung khác có thể giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tổn thương ở da đầu.

Điều trị bằng bài thuốc Đông y

Thời gian gần đây, các bài thuốc Đông y điều trị vảy nến được nhiều bệnh nhân tin dùng và đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh. Hầu hết các vị thuốc Đông y đều lành tính, an toàn cho người bệnh.

Các vị thuốc được sử dụng nhiều để điều trị vảy nến là: Bồ công anh, ích nhĩ tử, thiên mã hồ, tang bạch bì… Các vị thuốc này có thể được kết hợp để tạo thành các bài thuốc, giúp nâng cao công dụng điều trị.

Các bài thuốc Đông y có thể là các bài thuốc uống, thuốc bôi, thuốc gội đầu giúp tác dụng toàn diện. Người bệnh cần đến các phòng khám hoặc trung tâm Đông y để được chẩn trị một cách tốt nhất.

Mẹo dân gian trị vảy nến da đầu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến, một số mẹo dân gian chữa vảy nến từ các thảo dược tự nhiên cũng có thể cải thiện các triệu chứng của căn bệnh này khá hiệu quả, giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn.

Chữa vảy nến bằng lá trầu không

Lá trầu không được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và thu hẹp vùng viêm nhiễm, giúp người bệnh có thể kiểm soát được vảy nến tốt hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch.
  • Đun sôi trầu không với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Sử dụng nước lá trầu không để gội đầu thay thế dầu gội.
  • Có thể massage da đầu nhẹ nhàng khi gội để tinh chất trầu không dễ dàng thẩm thấu hơn.
  • Thực hiện khoảng 3 đến 4 lần mỗi tuần để có hiệu quả.

Sử dụng lá lốt

Trong lá lốt cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt, giúp da đầu khỏe mạnh, giảm ngứa và khắc phục tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa.

Có thể lấy lá lốt vò nát và đun nước để gội đầu như sử dụng lá trầu không. Gội đầu bằng lá lốt thường xuyên để điều trị vảy nến tốt nhất.

Dầu dừa trị vảy nến

Dầu dừa cũng là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu, trong đó có vảy nến. Dầu dừa chứa nhiều tinh chất giúp diệt khuẩn, cân bằng ẩm và dưỡng tóc. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng giảm gàu và giúp bong tróc da hiệu quả.

Dầu dừa có thể làm mềm tóc và da đầu
Dầu dừa có thể làm mềm tóc và da đầu

Cách sử dụng dầu dừa trị vảy nến như sau:

  • Gội đầu sạch bằng nước hoặc dầu gội dược liệu.
  • Dùng tăm bông thoa tinh dầu dừa lên vùng da đầu có vảy nến.
  • Massage khoảng 10 phút và ủ tóc bằng khăn sạch trong 1 tiếng.
  • Gội kỹ lại tóc với nước sạch.

Vảy nến da đầu là tình trạng bệnh da liễu phổ biến, tuy lành tính nhưng diễn tiến bệnh rất phức tạp, khó điều trị và dai dẳng. Vì thế, người bệnh cần tích cực và kiên trì điều trị bệnh kết hợp với các chế độ chăm sóc để giảm thiểu triệu chứng khó chịu của bệnh một cách tốt nhất.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Vảy nến khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy luôn tìm cách chữa cho dứt điểm. Vậy trị vảy nến cho mẹ bầu bằng cách nào? Dùng mẹo dân gian, thuốc tây y hay đông y mới tốt? Điều trị vảy nến...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến Da Đầu bằng YHCT


Bài viết liên quan