Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tổ đỉa á sừng là một trong những “vị khách không mời” thường xuyên ghé thăm làn da. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và dễ tái phát nhiều dẫn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bài viết này sẽ đồng hành cùng bạn giải mã những bí ẩn xoay quanh căn bệnh này.

Tổ đỉa á sừng là bệnh gì?

Tổ đỉa á sừng là một dạng tổn thương da xảy ra khi hai bệnh lý tổ đỉa và á sừng kết hợp với nhau. Tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính, một thể đặc biệt của chàm (Eczema). Căn bệnh này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa ngón tay, ngón chân. Biểu hiện của tổ đỉa là những mụn nước nhỏ, sâu trong da, gây ngứa ngáy khó chịu.

Á sừng là tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc từng mảng, thường gặp ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không chuyển hóa được lớp sừng một cách hoàn toàn, các tế bào nhân cũng như tế bào nguyên sinh chưa chuyển hóa hết.

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính
Tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính

Triệu chứng bệnh tổ đỉa á sừng thường gặp

  • Xuất hiện các nốt mụn nước: Những mụn nước tổ đỉa thường xuất hiện sâu trong da, được bao bọc bởi một lớp da dày, cứng và rất khó vỡ, đường kính nhỏ hơn 2mm, mọc rải rác hoặc mọc thành từng cụm.
  • Cảm giác ngứa rát khó chịu: Tình trạng ngứa rát thường xuất hiện ở những vùng da bị mụn nước. Đặc biệt, tình trạng này sẽ nặng hơn nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng hoặc các chất gây kích ứng khác.
  • Hình thành vảy da chết: Các nốt mụn nước sau khi vỡ ra sẽ làm xẹp vùng viêm nhưng chảy dịch, hình thành nên những vảy da chết dễ bong tróc.
  • Nhiễm trùng: Khi mụn nước vỡ ra, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, có mủ.
  • Biến dạng móng: Trong trường hợp bị tổ đỉa nặng, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như viêm hạch bạch huyết gây ra tình trạng biến dạng móng.

Ngoài ra người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu khác như:

  • Da bị chai, sần, ngứa ngáy, khi người bệnh gãi, các tổn thương này có thể lan ra những vùng da khác.
  • Ở móng chân, móng tay xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, có thể tách ra khỏi nền móng và chuyển thành màu vàng.
  • Tình trạng nứt nẻ da sâu, xuất hiện những rãnh nứt lớn gây chảy máu, đau đớn.
  • Khi bị á sừng kéo dài, các lớp da chết sẽ bong ra liên tục, da dễ bị mỏng đi khiến người bệnh bị mất vân tay, chân.

Hình ảnh tổ đỉa á sừng

Triệu chứng Tổ Đỉa Á Sừng phổ biến

Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh

  • Yếu tố di truyền: Khoảng 50% trường hợp bị tổ đỉa á sừng  do yếu tố di truyền. Chính vì thế, người có người thân trong gia đình bị tổ đỉa,  khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
  • Người có tiền sử dị ứng: Những người có tiền sử bị dị ứng do tiếp xúc với mỹ phẩm, bụi bẩn, phấn hoa hay hóa chất… sẽ có nguy cơ cao bị á sừng tổ đỉa.
  • Người bị rối loạn thần kinh giao cảm: Đối với nhóm người thuộc đối tượng này, chân tay có thể bị tăng tiết mồ hôi quá mức, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tổ đỉa.
  • Nhiễm khuẩn: Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với nguồn chứa vi khuẩn như đất, nước bẩn khiến da bị viêm nhiễm, tổn thương và mắc các bệnh ngoài da.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến người bệnh có nguy cơ bị tổ đỉa, á sừng cao hơn.
  • Lạm dụng thuốc gây tác dụng phụ: Lạm dụng  các loại thuốc điều trị khiến hàng rào bảo vệ da của người bệnh bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng, tạo điều kiện cho các dị nguyên khác xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Do căng thẳng, suy giảm thể chất: Căng thẳng tinh thần và sự suy giảm thể chất cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như thời tiết, yếu tố miễn dịch của cơ thể cũng có thể khiến bệnh bùng phát.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp

  • Nhiễm trùng máu: Cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh có xu hướng cào, gãi gây trầy xước da, tạo điều kiện chovi khuẩn hoặc virus có thể dễ dàng tấn công gây nhiễm trùng tại chỗ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn từ các ổ viêm nhiễm có thể đi vào máu gây nhiễm trùng máu.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Cảm giác ngứa ngáy dai dẳng khiến người bệnh khó chịu, căng thẳng dẫn đến áp lực về tâm lý. Ngoài ra, triệu chứng tổ đỉa á sừng có thể xuất hiện trên mặt, cổ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm, ngại giao tiếp.
  • Sức khỏe bị suy giảm: Các triệu chứng của bệnh khởi phát vào ban đêm có thể thể khiến người bệnh mất ngủ, sức khỏe suy giảm.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Thăm hỏi, chẩn đoán lâm sàng:

  • Bác sẽ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của người bệnh như dấu hiệu trên da, cảm giác ngứa ngáy để đưa ra chẩn đoán.
  • Thăm khám cơ bản trên da.
  • Khai thác tiền sử bệnh của người bệnh và gia đình
  • Tìm hiểu các loại hóa chất, mỹ phẩm, những nguy cơ tiếp xúc qua da của người bệnh.

Chẩn đoán lâm sàng là bước kiểm tra quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh
Chẩn đoán lâm sàng là bước kiểm tra quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp các bác sĩ đánh giá đúng tình trạng và xác định nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết phải làm khi chẩn đoán tổ đỉa á sừng là:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm các dị nguyên dị ứng.
  • Ngoài ra có thể xét nghiệm thêm một số chức năng gan, thận hoặc nguy cơ bị bệnh tự miễn.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Người có tiền sử bị dị ứng với mỹ phẩm, hóa chất, các dị nguyên ngoài môi trường.
  • Nhóm người bị dị ứng với thức ăn.
  • Nhóm người mắc một số bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
  • Những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, xà phòng…
  • Nhóm người có tiền sử gia đình đã bị bệnh.

Người có cơ địa dị ứng dễ bị nhiễm tổ đỉa á sừng
Người có cơ địa dị ứng dễ bị nhiễm tổ đỉa á sừng

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa á sừng

  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ bị kích ứng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, các bạn cần sử dụng găng tay hoặc ủng để giảm nguy cơ gây hại cho da.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn nhanh.
  • Tăng cường cấp ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, rửa tay thường xuyên.
  • Khi có dấu hiệu ngứa ngáy, người bệnh không được gãi, chà xát da. Thay vào đó, bạn có thể ngâm nước muối, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng.

Khi nào người bị tổ đỉa, á sừng cần gặp bác sĩ?

  • Các triệu chứng tổ đỉa, á sừng có dấu hiệu tăng nặng, khởi phát tại nhiều vị trí da.
  • Bệnh kèm theo một số triệu chứng nguy hiểm khác như: Đau rát, khó chịu, sốt cao, khó thở…
  • Người bệnh không đáp ứng thuốc điều trị hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Có biến chứng như mưng mủ, mẩn đỏ, dị ứng toàn thân.
  • Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai.

Phương pháp điều trị hiệu quả

Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, các tổn thương do á sừng tổ đỉa có thể thuyên giảm hoặc phục hồi sau khoảng 3 đến 4 tuần. Có nhiều cách chữa bệnh từ Tây y đến Đông y hay mẹo tại nhà. Mỗi cách chữa đều có ưu, nhược điểm riêng. Người bệnh khi áp dụng cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để xây dựng phác đồ chữa phù hợp nhất.

Thuốc trị tổ đỉa á sừng bằng Tây y

Á sừng tổ đỉa điều trị bằng thuốc Tây là một trong những phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và hạn chế các nguy cơ bội nhiễm. Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Nhóm thuốc chống dị ứng: Được sử dụng khi nguyên nhân khởi phát bệnh là do tác nhân dị ứng. Một số loại thuốc phổ biến có thể dùng được là Loratadine hoặc Chlorpheniramine.
  • Thuốc chứa Corticosteroid: Thuốc mỡ hoặc kem bôi da có chứa thành phần Corticosteroid giúp tiêu diệt mụn nước, giảm ngứa ngáy và bong tróc da.
  • Nhóm thuốc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn: Khi mụn nước bị vỡ ra hoặc tình trạng bong tróc da tăng nặng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm các loại thuốc chống nhiễm khuẩn.

Chlorpheniramine là thuốc chống dị ứng điển hình trong điều trị tổ đỉa
Chlorpheniramine là thuốc chống dị ứng điển hình trong điều trị tổ đỉa

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh

Quan niệm của Đông y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh á sừng, tổ đỉa là do độc tà, nhiệt tà hoặc chức năng tiêu độc của gan suy giảm. Từ đó, các chất độc không được đào thải, tích tụ lại dưới da gây viêm nhiễm.

Khi điều trị bệnh, Đông y sẽ tập trung vào tăng cường chức năng gan thận, bồi bổ, thanh nhiệt, khu phong để điều hòa khí huyết. Một số bài thuốc Đông y chữa á sừng tổ đỉa có thể tham khảo.

Thuốc Đông y trị tổ đỉa:

  • Bài thuốc ngâm rửa: 12gr mỗi loại thương nhĩ, phù bình, thương truật, hoàng cầm, khổ sâm; 10gr hương phụ. Sử dụng các loại dược liệu này sắc và ngâm rửa hàng ngày.
  • Bài thuốc uống trị bệnh: 16gr mỗi loại sinh địa, ké đầu ngựa, ích mẫu, ý dĩ, nhọ nồi; 12gr mỗi vị tỳ giải, hoàng bá. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc trị bệnh á sừng:

  • Thuốc ngâm, rửa: 6gr mỗi vị phác tiêu, hỏa tiêu, khô phàn, dã cúc hoa. Đun sôi các loại thuốc này với nước cho đến khi cô đặc rồi pha loãng để vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Thuốc dùng đường uống: Gồm 9gr xích đồng; 12gr mỗi vị kinh giới, thổ phục linh, đơn tướng quân, rau má, hạ khô thảo, bồ công anh. Các nguyên liệu này sắc với 5 chén nước cho đến khi cô lại khoảng 1 chén thì tắt bếp, gạn lấy nước uống.

Mẹo dân gian cải thiện bệnh tại nhà

  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, xát nhẹ và nấu với nước rồi ngâm rửa vùng da bệnh trong khoảng 20 phút.
  • Tỏi: Lấy một củ tỏi tươi, bỏ vỏ, nghiền nát hoặc xay ép lấy dịch và hòa loãng với một ít nước. Thoa dung dịch tỏi lên vùng da bị tổn thương trong 10 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Ngâm chân bằng nước lá chầu không mang đến hiệu quả kháng viêm cao
Ngâm chân bằng nước lá chầu không mang đến hiệu quả kháng viêm cao

Các mẹo dân gian này phù hợp với các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc hỗ trợ giảm ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nếu xuất hiện các biến chứng hoặc nhiễm trùng, người bệnh không nên áp dụng.

Sử dụng dược liệu trị bệnh ngoài da hiệu quả

Phương pháp sử dụng một số loại dược liệu quý là một trong những cách chữa tổ đỉa á sừng từ lâu được nhiều người tin dùng. Các loại dược liệu thường được dùng trong chữa á sừng tổ đỉa như: Sinh địa, ké đầu ngựa, ích mẫu, ý dĩ, nhọ nồi, khổ sâm, thổ phục linh, hạ khô thảo…

Công dụng chính của những loại dược liệu này là giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu viêm, cải thiện mẩn ngứa, dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng như thế nào cần có sự hướng dẫn chi tiết từ thầy thuốc, người bệnh không nên dùng khi chưa được chỉ định.

Tổ đỉa á sừng là các loại bệnh da liễu phổ biến với những triệu chứng bệnh dễ dàng nhận thấy. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám để điều trị, tránh gây biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Tổ đỉa là bệnh lý viêm da xuất hiện với nhiều triệu chứng dai dẳng, rất khó điều trị. Chính điều này khiến nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi, bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau đây. Bệnh tổ đỉa có...
Bệnh tổ đỉa là bệnh lý viêm da khởi phát do hệ miễn dịch bị rối loạn kết hợp với cơ quan nội tạng bị suy yếu và sự xâm nhập của vi khuẩn, virus ngoài da. Do đặc thù bệnh ngoài da, nhiều người đã đặt ra câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền hay...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tổ Đỉa Á Sừng bằng YHCT


Bài viết liên quan