Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, có nguy hiểm không, bệnh ảnh hưởng gì tới sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Phóng viên Tapchidongy.org đã thực hiện phỏng vấn bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường về các câu hỏi xoay quanh chủ đề bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không

Muốn trả lời câu hỏi “Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không”, trước tiên, chúng ta cần xác định rõ như thế nào được xem là “chữa khỏi”.

“Thực tế, thoái hóa cột sống là quá trình mô xương, sụn khớp, đĩa đệm cột sống từ trạng thái chắc khỏe, linh hoạt dần yếu đi, trở nên dễ tổn thương. Quá trình này tuân theo quy luật của tự nhiên, diễn ra cùng với sự lão hóa chung của cơ thể. 

Bởi vậy, nếu chữa khỏi thoái hóa cột sống là chặn đứng hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của cơ thể thì tôi có thể khẳng định thoái hóa cột sống cổ không thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, nếu xem chữa khỏi là việc kiểm soát các triệu chứng đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa biến chứng xảy ra thì thoái hóa cột sống có thể chữa khỏi từ 70-80% nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách”.

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không? Những biến chứng bạn cần biết

Bác sĩ Tuấn cũng khẳng định, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý nguy hiểm, mọi người không được phép chủ quan. Quá trình lão hóa khiến xương khớp yếu đi, làm giảm khả năng lao động, làm việc. Ngoài ra, thoái hóa cột sống có thể dẫn đến những bệnh lý thứ phát như:

  • Gai cột sống: Hình thành các mỏm gai xương nhô ra từ cột sống
  • Phồng đĩa đệm (phình/ lồi đĩa đệm): Bao xơ đĩa đệm bị yếu, chùng giãn khiến nhân nhầy dồn về mép ngoài đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm: Bao xơ địa đệm rách, gãy, nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm.
  • Hẹp ống sống: Phần không gian rỗng bên trong cột sống, nơi chứa tủy sống và các rễ thần kinh bị hẹp lại.

Từ đó, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Chèn ép dây thần kinh gây đau đớn

Ảnh hưởng tới tim: Rễ thần kinh bị chèn ép có thể làm sai lệch trong dẫn truyền tín hiệu, chi phối hoạt động tim, gây rối loạn nhịp tim, đau tim, đau lan ra vùng ngực.

Đau nhức răng: Hiện tượng chèn ép có thể gây kích thích, co thắt dây thần kinh, gây đau răng hàm, khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn.

Chèn ép tủy sống gây liệt

Khi các gai xương, khối phồng đĩa đệm phát triển, hoặc nhân nhầy đĩa đệm tràn vào ống tủy sẽ gây chèn ép tủy sống. Người bệnh có thể đau bị mỏi vai gáy, khó cử động cổ, cánh tay, rối loạn cảm giác, yếu chi, teo cơ thậm chí là bại liệt.

Thoái hóa cột sống cổ gây thiếu máu não

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây hẹp mạch máu, khiến máu lưu thông kém hoặc không lưu thông. Quá trình tuần hoàn đưa máu lên não bị cản trở hoặc tắc nghẽn gây thiếu máu lên não.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép mạch máu, gây thiếu máu não, chóng mặt
Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép mạch máu, gây thiếu máu não, chóng mặt

Não không được nhận đủ oxy và dưỡng chất khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau đầu từ âm ỉ đến dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, xuất huyết não hoặc đột quỵ.

Tình trạng này rất nguy hiểm đối với người cao tuổi, xương khớp yếu, chân tay không vững vàng, nếu bị ngã có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Các cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị thoái hóa cột sống mà bác sĩ chỉ định. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phổ biến gồm:

Dùng mẹo dân gian

Kho tàng Y học dân gian truyền miệng rất nhiều mẹo điều trị thoái hóa cột sống. Bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến như:

Lá ngải cứu: Dùng lá ngải cứu xay nhuyễn, chắt qua rây để loại bỏ bớt phần bã, pha cùng mật ong, mỗi ngày uống 2 lần.

Lá lốt và ngải cứu: Dùng giấm gạo luộc lá lốt và ngải cứu, đun sôi với lửa nhỏ trong 15 phút. Dùng bông thấm dung dịch thu được, xoa bóp vùng cột sống cổ, vai đau nhức.

Xương rồng: Cắt bỏ phần gai, rửa sạch, băm nhuyễn, trộn cùng giấm nuôi và cám gạo xào lên. Khi các nguyên liệu dính vào nhau thì đổ ra lá chuối hột cho người bệnh nằm lên.

Các mẹo dân gian chưa có căn cứ khoa học kiểm chứng, dược tính trong cây lá quanh nhà không đủ mạnh để điều trị tận gốc bệnh. Bạn đọc chỉ nên dùng phương pháp này khi bệnh nhẹ hoặc bổ trợ trong quá trình điều trị.

Dùng thuốc

Có 2 nguồn dược liệu được người bệnh thoái hóa cột sống lựa chọn:

Tây y 

Có tác dụng giảm đau nhanh, cho hiệu quả chỉ sau một vài lần dùng thuốc, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Các loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân thoái hóa cột sống gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Codein, Tramadol, Olipat… được chỉ định tùy loại và liều lượng phụ thuộc vào mức độ đau của người bệnh.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam… bên cạnh tác dụng giảm đau còn có tác dụng ức chế phản ứng viêm tại vùng cột sống thoái hóa.
  • Thuốc giãn cơ: (Tolperisone, Eperisone…) làm giảm tình trạng căng cứng cơ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, tuy nhiên, thuốc khiến cơ yếu đi, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất sức.
  • Thuốc điều trị tác dụng chậm: Chondroitin sulfate, Glucosamine sulfate… giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết đi nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ tái tạo, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Thuốc tân dược điều trị thoái hóa cột sống
Thuốc tân dược điều trị thoái hóa cột sống

Tuy nhiên, đa số thuốc tân dược điều trị thoái hóa cột sống chỉ có tác dụng trị phần ngọn, ngăn hệ thần kinh cảm nhận cơn đau, “đánh lừa” cảm giác người bệnh.

Đông y

Ngược lại với Tây y, thuốc Đông y có tác dụng chậm, cho hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống từ căn nguyên bệnh: cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch, bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng ngũ tạng, không gây tác dụng phụ.

Các dược liệu thường dùng trong điều trị thoái hóa cột sống gồm:

  • Độc hoạt giảm đau kháng viêm
  • Xuyên khung thúc đẩy lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu
  • Khương hoạt, mạn kinh tử tán hàn, khu phong, cân bằng âm dương
  • Cam thảo giải độc, chữa lành tổn thương đường tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng
  • Cảo bản chứa nhiều khoáng chất tốt cho xương
  • Quế chi hoạt huyết, tán hàn, kích thích tiêu hóa, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.

Vật lý trị liệu

Có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu đang được áp dụng, cho hiệu quả tốt trong điều trị thoái hóa cột sống:

  • Dùng máy DTS kéo dãn cột sống giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, đưa đốt sống, đĩa đệm về đúng vị trí.
  • Điện trị liệu giúp giảm đau nhức, thúc đẩy tái tạo tế bào bị tổn thương.
  • Xoa bóp bấm huyệt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng cứng cơ, giảm đau nhức.
  • Châm cứu thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau, giúp người bệnh thư giãn.
  • Điện châm cho tác dụng tổng hợp của điện trị liệu và châm cứu.
  • Thủy châm giúp 1 lượng thuốc nhỏ có thể phát huy hiệu quả tối ưu, cho kết quả điều trị tương đương 1 liều thuốc lớn được tiêm theo cách thông thường
  • Cấy chỉ có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất tại chỗ, khởi động cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
Châm cứu là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Châm cứu là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Ngoài các kỹ thuật vật lý trị liệu thụ động, người bệnh có thể thực hiện vật lý trị liệu chủ động thông qua các bài tập được lựa chọn, thiết kế phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống.

Bệnh nhân thoái hóa cột sống cũng có thể lựa chọn một môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp sở thích cá nhân để luyện tập 30-60 phút mỗi ngày:

  • Đi bộ

Không yêu cầu quá cao về kỹ thuật, người bệnh chỉ cần lựa chọn tuyến đường có không khí trong lành, địa hình bằng phẳng. Sau đó, tiến hành đi bộ với tốc độ vừa phải, vung tay thoải mái theo quán tính bước chân, hít thở sâu.

Đi bộ là môn thể thao phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống
Đi bộ là môn thể thao phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống
  • Yoga

Động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển trong yoga rất thích hợp cho người bệnh thoái hóa cột sống.

  • Bơi lội

Bơi lội giúp kéo giãn cột sống, giảm chèn ép dây thần kinh hiệu quả. Bơi tự do, bơi ngửa là các kỹ thuật bơi đơn giản, thích hợp cho người bệnh thoái hóa cột sống.

Vật lý trị liệu là phương pháp hữu ích, giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống hiệu quả. Người bệnh cần lựa chọn những bài tập phù hợp điều kiện sức khỏe của bản thân và sở thích, kiên trì luyện tập mỗi ngày.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị sau cùng, được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa cột sống gây chèn ép thần kinh, tủy sống nghiêm trọng hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống đang được áp dụng: Mổ hở, mổ nội soi, tạo hình cột sống qua da, mổ cố định cột sống, giải phóng áp lực đĩa đệm bằng tia laser…

Phương pháp phẫu thuật càng mới, đòi hỏi kỹ thuật phẫu thuật viên càng cao, thiết bị càng hiện đại, phạm vi xâm lấn càng thấp, thời gian phục hồi càng nhanh. Tùy thuộc vào phương pháp, bệnh viện thực hiện, chi phí phẫu thuật sẽ có sự khác biệt, đa phần, chi phí sẽ dao động trong khoảng 15-50 triệu/ca.

Đối tượng dễ mắc bệnh và dấu hiệu nhận biết sớm thoái hóa đốt sống cổ

Phát hiện bệnh sớm chính là chìa khóa quan trọng quyết định thoái hóa đốt sống cổ chữa khỏi được không, khỏi được bao nhiêu phần. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Người cao tuổi
  • Người có tư thế lao động yêu cầu cúi, ngửa nhiều: Người đi cấy, thợ cắt tóc, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng…
  • Tiền sử gia đình có người bị thoái hóa cột sống
  • Người hút thuốc lá
  • Phụ nữ sau mãn kinh
  • Người dùng thuốc kháng viêm nhóm corticoid kéo dài

Càng cần đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh như:

  • Có tiếng rắc, lộc cộc khi chuyển động cổ
  • Đau nhức, tê bì ở vùng cổ, vai, gáy… đau tăng lên khi vận động, giảm dần khi nghỉ ngơi

Cách phòng tránh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi: Có những người ở độ tuổi 30 đã có dấu hiệu lão hóa xương khớp, có người 60-70 tuổi xương cốt vẫn dẻo dai, khỏe mạnh. Bạn đọc hãy lưu ý những điểm sau để bảo vệ sức khỏe xương khớp, cột sống của mình:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Bổ sung canxi và vitamin D 

Canxi là nguyên tố cốt lõi xây dựng nên hệ thống xương khớp, thiếu hụt canxi gây loãng xương, khiến tốc độ thoái hóa cột sống nhanh hơn. Quá trình hấp thụ canxi cần có sự tham gia của vitamin D.

Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung đồng thời các loại thực phẩm giàu 2 nhóm chất này như: Sữa, phomat, cá hồi, bông cải xanh, cam, ngũ cốc, trứng, nấm, gan…

  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, vitamin E và chất chống oxy hóa

Cá hồi, các loại hạt, trà xanh, việt quất, tỏi đen… là những thực phẩm giàu Omega 3, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng sản sinh collagen (thành phần cấu tạo nên bao xơ đĩa đệm).

  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nước uống có gas

Gà rán, xúc xích, xiên rán, nước ngọt, trà sữa… là những loại thực phẩm khiến cơ thể tăng cân nhanh, béo phì tăng áp lực lên cột sống.

Các thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ tiểu đường, cản trở quá trình hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng khác của cơ thể, đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.

Loại bỏ các thói quen có ảnh hưởng xấu đến cột sống

  • Ngồi sai tư thế

Cổ ở tư thế cúi quá lâu, gây áp lực lớn lên đốt sống cổ C4, C5, C6. Ngồi cong lưng, cúi cổ là thói quen rất dễ bắt gặp ở dân văn phòng.

Ngồi đúng tư thế giúp giảm tình trạng thoái hóa cột sống
Ngồi đúng tư thế giúp giảm tình trạng thoái hóa cột sống
  • Vặn cổ quá mức

Nhiều  người có thói quen vặn cổ nhanh, mạnh và đột ngột. Điều này có thể gây giãn, rách dây chằng quanh cổ, trật khớp, bào mòn sụn khớp…

  • Mang vác vật nặng trên đầu hoặc vai

Mang vật nặng trên đầu khiến cột sống cổ phải chịu áp lực lớn khiến tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Khi vác vật nặng, cồng kềnh trên vai, chúng ta thường có thói quen nghiêng đầu sang bên còn lại. Giữ cột sống cổ ở tư thế nghiêng quá lâu cũng khiến đĩa đệm bị chèn ép nhiều, khiến bao xơ dễ phình, lồi, rách, vỡ…

Trên đây là những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không do tapchidong.org chia sẻ dựa trên lời tư vấn của chuyên gia, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn. Hy vọng bạn đọc có thể vận dụng những kiến thức này trong chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, có nguy hiểm không, bệnh ảnh hưởng gì tới sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Phóng viên Tapchidongy.org đã thực hiện...
Bài viết liên quan