Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện nay, vấn đề về thuốc trị mề đay mẩn ngứa đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho người bệnh. Trên thị trường có nhiều lựa chọn về các sản phẩm thuốc trị mề đay mẩn ngứa từ dạng uống đến dạng bôi ngoài da, điều này gây khó khăn cho việc lựa chọn. Dưới đây là bài chia sẻ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ nhất về chủ đề này.

Thuốc trị mề đay nào tốt nhất hiện nay

Nổi mề đay là căn bệnh ngoài da có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi và giới tính nào. Người mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biêt như nổi các nốt sẩn phù, ngứa da, mẩn đỏ li ti, sốt nhẹ… Những nguyên nhân khiến mề đay khởi phát có thể đến từ cả yếu tố chủ quan( di truyền, thói quen ăn uống, da nhạy cảm, vệ sinh da…) và khách quan (thay đổi thời tiết, môi trường làm việc, ô nhiễm…), sự thờ ơ và đánh giá sai mức độ nguy hiểm của bệnh đã khiến cho số lượng người mắc tại Việt Nam ngày một gia tăng.

Nổi mề đay có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bà bầu
Nổi mề đay có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bà bầu

Mề đay cấp tính, có thể nhanh chóng tiến triển sang dạng mãn tính, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như phù nề, khó thở, đột quỵ, nhiễm trùng. Mề đay ở trẻ em có thể gây ra biếng ăn, quấy khóc, suy dinh dưỡng, hở hàm ếch. Mề đay ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ sinh non, mắc bệnh hậu sản và ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc con nhỏ…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm thuốc trị mề đay khác nhau. Việc xử lý lượng thông tin lớn, không được kiểm duyệt rõ ràng, thiếu hiểu biết về bệnh có thể khiến người bệnh đưa ra những quyết định sai lầm, dùng sai thuốc khiến các triệu chứng trở nặng. Dưới đây là một số sản phẩm thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị căn bệnh này:

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa dạng cấp tính

Thông thường, dựa theo thời gian và mức độ biểu hiện của bệnh, mề đay được chia thành mề đay cấp tính và mãn tính. Trong đó:

  • Mề đay cấp tính: Triệu chứng kéo dài trong vài giờ đến vài ngày và lặn mất, không để lại quá nhiều ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày.
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng mẩn ngứa kéo dài trên 6 tuần, lặp đi lặp lại mỗi tuần, mỗi tháng.

Đối với giai đoạn cấp tính hoặc mới khởi phát, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc kháng histamin.

Thuốc bôi mề đay mẩn ngứa ngoài da

  • Thuốc bôi Eumovate: Là sản phẩm có chứa corticoid tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết, kích thích sản sinh tế bào mới khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng trên những vùng da nhỏ, theo liều lượng của bác sĩ. Tránh lạm dụng quá 70% diện tích cơ thể sẽ dẫn tới bỏng rát, bong tróc da.
Thuốc bôi ngoài da giúp khắc phục nhanh triệu chứng
Thuốc bôi ngoài da giúp khắc phục nhanh triệu chứng
  • Thuốc bôi Phenergan: Là một trong số ít các loại thuốc trị mề đay có thể dùng cho phụ nữ mang thai, chứa hoạt chất Promethazine. Sử dụng ngày 3 – 4 lần sẽ có tác dụng giảm ngứa, sưng phù trên da chỉ trong thời gian ngắn. Thuốc được chỉ định cho người không đáp ứng với sản phẩm chứa corticoid.
  • Thuốc trị mề đay của Nhật: Phổ biến hơn cả là sản phẩm Mentholatum Jinmart với thành phần chứa menthol giúp giảm ngứa, kẽm thúc đẩy quá trình làm lành da, cùng với các hoạt chất khác.

Thuốc kháng histamin

  • Thuốc viên uống Loratadin: Là thuốc dùng trong điều trị ngứa da do nổi mề đay, dị ứng, hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp. Tuy nhiên trẻ em dưới 6 tuổi trước khi sử dụng cần có sự kê đơn của bác sĩ.
  • Thuốc Cetirizin: Điều trị hiệu quả triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa mãn tính, dị ứng da hoặc viêm mũi dị ứng. Sản phẩm không phù hợp dùng cho mề đay ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Một số sản phẩm không phù hợp điều trị bệnh nổi mề đay khi mang thai, sau sinh
Một số sản phẩm không phù hợp điều trị bệnh nổi mề đay khi mang thai, sau sinh
  • Thuốc Acrivastine: Chủ trị khắc phục các biểu hiện mề đay do dị ứng phấn hoa, lông động vật, viêm mũi. Thuốc có tác dụng nhanh chỉ trong vài giờ tuy nhiên lại gây buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt cho người mẫn cảm với thành phần.

Thuốc trị mề đay mãn tính hiệu quả

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa ở dạng nặng thường được chỉ định dạng viên uống, kết hợp các loại sản phẩm bôi ngoài da.

  • Thuốc Dexamethason: Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên uống, chứa corticoid, phù hợp điều trị bệnh nổi mề đay diện rộng, giúp giảm kích ứng da, cải thiện các triệu chứng ngứa, sẩn phù. Người bệnh chỉ nên áp dụng điều trị khi có chỉ dẫn từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như huyết áp cao, tiểu đường, tăng cân…
  • Thuốc Methylprednisolone: Đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh dị ứng, lupus ban đỏ, ức chế hệ miễn dịch từ đó giảm tiết histamin gây kích ứng, loại bỏ biểu hiện mề đay trên da. Sản phẩm cần thận trọng sử dụng cho người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, thận, tiểu đường, suy tim, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, phụ nữ sau sinh hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa có thể điều trị trong giai đoạn mãn tính
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa có thể điều trị trong giai đoạn mãn tính
  • Thuốc Epinephrine: Chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện biến chứng, phù mạch, khó thở, nổi mẩn ngứa toàn thân.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay

Để các sản phẩm phát huy tác dụng toàn diện và an toàn nhất, người bệnh nên tuân thủ một lưu ý quan trọng trước và trong quá trình sử dụng như sau:

  • Lựa chọn sản phẩm thuốc trị mề đay mẩn ngứa phù hợp với thể trạng và thể bệnh. 
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc thăm khám trực tiếp để được chỉ định, kê đơn. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, thời điểm, tránh lạm dụng trong thời gian dài.
  • Không sử dụng lại đơn thuốc cũ đã áp dụng trước đó.
  • Nếu quan sát thấy bất kỳ phản ứng bất thường tới sức khỏe, cần lập tức dừng sử dụng thuốc và đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để khắc phục tình trạng này.
  • Đối với sản phẩm thuốc bôi, cần rửa sạch tay và vùng da bị bệnh, để khô tự nhiên hoặc lau bằng khăn sạch trước khi tiến hành điều trị.
  • Không kết hợp các thuốc trị mề đay với các sản phẩm thuốc Nam, thuốc Bắc trong quá trình sử dụng để tránh làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ.

Lời khuyên giúp phòng tránh nổi mề đay

Việc sử dụng các loại thuốc Tây có thể cho tác dụng nhanh, phù hợp với nhiều thể bệnh. Tuy nhiên trước những diễn biến khó lường, nguy cơ tái phát cao, áp dụng thuốc trị mề đay với liệu trình dài ngày là điều mà các chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo tới người bệnh. Đây là nguy cơ hàng đầu dẫn tới nhờn thuốc, tác dụng phụ, lệ thuộc vào thuốc. Cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa ngay từ bây giờ:

Người bệnh nên duy trì chế độ kiêng khem bên cạnh các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa
Người bệnh nên duy trì chế độ kiêng khem bên cạnh các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, kết hợp với việc sử dụng nước ép, sinh tố, các loại trà thảo dược.
  • Ăn nhiều rau xanh, rau củ, bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Ưu tiên trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi, thoải mái để tránh cọ xát vào da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm, kem chống nắng để bảo vệ da hằng ngày.
  • Bảo vệ cơ thể trước thời điểm giao mùa.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất bào mòn, chất tẩy rửa cao mà không có dụng cụ bảo hộ.
  • Vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt vào thời điểm mùa hè, chú ý làm sạch vùng da thường bị bỏ quên như vùng lưng, mông, bẹn, bắp đùi để tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây các bệnh ngoài da.
  • Tránh xa các thực phẩm có tính kích ứng như: hải sản, thực phẩm nhiều đạm, đồ uống có cồn, có gas hoặc các sản phẩm có tính cay, vị mặn.

Thuốc trị mề đay hiện nay có rất nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng và giá thành phải chăng. Hy vọng qua bài viết trên, độc giả đã có thêm nhiều gợi ý bổ ích để có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu tài chính và điều trị bệnh của bản thân. 

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan