Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tay chân là vùng da phải tiếp xúc nhiều thông qua các hoạt động đi lại, cầm nắm, làm việc… Vì vậy, đây là bộ phận dễ bị tổn thương, rất dễ mắc các bệnh ngoài da như mẩn ngứa. Triệu chứng bệnh thường kéo dài, thường xuyên tái phát, khó điều trị. Vậy mẩn ngứa ở tay chân nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị và phòng tránh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Nổi mẩn ngứa ở tay chân là dấu hiệu bệnh gì

Trên cơ thể người, vùng da tay chân là nơi có sự tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều nhất thông qua các hoạt động hàng ngày. Việc tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất độc hại…tạo điều kiện cho các bệnh ngoài da tái phát. Nổi mẩn ngứa ở tay chân là một trong những bệnh dễ gặp ở bất cứ ai.

Nhiều người gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay chân
Nhiều người gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay chân

Những cơn ngứa có thể đến đột ngột bất cứ khi nào đi kèm biểu hiện khô da, nổi bọc nước, nổi mẩn đỏ… Cảm giác ngứa ngáy, râm ran, châm chích khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Gãi, nắm, véo, vặn… là những cách giúp thỏa mãn cơn ngứa. Tuy nhiên, các hành động trên chỉ có tác dụng tức thời. Sau khi tác động lực vào, cơn ngứa có thể càng trở nên dữ dội hơn, thậm chí chuyển sang trạng thái đau, đỏ ửng hoặc sưng phù.

Tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay chân có thể là biểu hiện ngứa thông thường. Song, đây cũng có thể là triệu chứng của một trong số các bệnh lý về da như:

  • Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây ngứa hoặc chất kích thích gây hại cho da như hóa chất, mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm, thực vật có độc, chất gây dị ứng…
  • Bệnh mề đay: Bệnh lý gây ra do sự phản ứng quá mẫn của cơ thể với tác nhân kích thích. Mẩn ngứa có thể hình thành ở nhiều vùng da khác nhau, thậm chí là toàn thân.
  • Viêm da cơ địa (chàm thể tạng): Là bệnh da liễu mãn tính, khiến da ửng đỏ, gây ngứa và thường bùng phát theo đợt.
  • Bệnh ghẻ lở: Ghẻ lở (bệnh ghẻ) là bệnh lý về da do ký sinh trùng – bọ ve Sarcoptic scabies gây nên. Ghẻ đào hang ngay trên da để trú ngụ và đẻ trứng gây ngứa dữ dội ở tay chân.
  • Bệnh vảy nến: Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính. Lớp da ngoài cùng màu trắng bị bong tróc, bên dưới là da màu đỏ hoặc hồng gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ.
  • Bệnh lupus ban đỏ: Là bệnh lý tự miễn, gây ra do cơ thể có sự sai lệch về đáp ứng miễn dịch: Hệ thống miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Biểu hiện ngoài da bằng những mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Ngoài các bệnh lý trên, mẩn ngứa ở tay chân còn có thể do côn trùng đốt, nhiễm nấm, vi khuẩn, bệnh chàm, bệnh tổ đỉa, bệnh tay chân miệng…

Mẩn ngứa ở tay chân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đa số, mẩn ngứa ở tay chân hình thành do các bệnh cấp tính như mề đay, nấm da, bệnh ghẻ, viêm da tiếp xúc. Thông thường, bệnh chỉ dừng lại ở các triệu chứng ngoài da như nổi mẩn, sưng tấy, ửng đỏ, ngứa ngáy.

Đến gặp bác sĩ khi mẩn ngứa ở tay chân đi kèm theo các biểu hiện bất thường
Đến gặp bác sĩ khi mẩn ngứa ở tay chân đi kèm theo các biểu hiện bất thường

Chỉ khoảng 5% do các bệnh da liễu mãn tính. Một số ít trường hợp các triệu chứng mẩn ngứa ngoài da là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, cần phải có can thiệp y tế gấp.

Trong trường hợp mẩn ngứa ở tay chân thông thường, cơn ngứa ngáy có thể từ từ biến mất sau vài phút, vài giờ hoặc vài ngày. Nhờ hành động gãi, cơn ngứa có thể dịu dần. Tuy nhiên, tình trạng mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ. Cảm giác cảm giác ngứa từ âm ỉ đến dữ dội khiến người bệnh mất tập trung, luôn cảm thấy khó chịu.

Việc gãi mạnh có thể gây trầy xước, hình thành vết thương hở. Tổn thương da kéo dài, để lại sẹo ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti.

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để biết chính xác mẩn ngứa tay chân của bản thân là dấu hiệu quả bệnh gì để có phương án chữa trị kịp thời nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như:

  • Tình trạng mẩn ngứa kéo dài,
  • Cảm giác ngứa dữ dội,
  • Diện tích nổi mẩn lớn,
  • Nổi mẩn đi kèm sốt cao hoặc sốt nhẹ trong nhiều ngày
  • Khó chịu vùng miệng (môi, lưỡi, họng) hoặc bộ phận sinh dục
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng phù, có mủ màu xanh, vàng

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở tay chân

Bạn cần xác định được nguyên nhân gây mẩn ngứa để tìm được hướng điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay chân:

  • Tiếp xúc với hóa chất, chất độc gây ngứa
  • Dị ứng với thời tiết, phấn hoa, lông động vật
  • Dị ứng với thức ăn, đồ uống, dược phẩm
  • Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn
  • Có sự sai lệch trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể
  • Có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột
  • Do tâm lý căng thẳng
Tiếp xúc với chất tẩy rửa có thể gây nổi mẩn ngứa ở tay chân
Tiếp xúc với chất tẩy rửa có thể gây nổi mẩn ngứa ở tay chân

Cách điều trị nổi mẩn ngứa tay chân

Sau khi xác định được nguyên nhân, bệnh nhân cần ngừng tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Sau đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh là lựa chọn rất phổ biến ngày nay. Tác dụng nhanh, tiện dụng là những ưu điểm không thể phủ nhận của thuốc Tây.

Thuốc Tây thường được dùng để điều trị mẩn ngứa tay chân gồm:

  • Thuốc kháng sinh giúp kháng viêm, tiêu sưng
  • Thuốc kháng Histamin giúp làm bất hoạt các hormone Histamin, đảm bảo nồng độ Histamin nằm trong ngưỡng chịu đựng của cơ thể.
  • Thuốc kháng nấm, kháng vi khuẩn
  • Thuốc chống ngứa
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid
  • Thực phẩm chức năng, dược phẩm giúp bảo vệ, khôi phục tế bào biểu bì

Các loại thuốc có thể được sản xuất dưới dạng viên uống hoặc kem bôi ngoài da dưới sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc để điều trị, tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Trong trường hợp nổi mẩn ngứa là dấu hiệu của các bệnh lý da mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xây dựng phương án điều trị. Khi bệnh lý được kiểm soát tốt, các dấu hiệu mẩn ngứa cũng sẽ dần biến mất.

Sử dụng mẹo dân gian

Đa số trường hợp mẩn ngứa ở tay chân đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Mọi người có thể dùng các mẹo dân gian để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu và rút ngắn thời gian phát bệnh.

Dùng cây nha đam giúp kháng khuẩn, làm lành vết thương, dưỡng ẩm cho da

  • Bước 1: Rửa sạch 1 lá nha đam, rửa sạch, lột bỏ phần vỏ xanh
  • Bước 2: Rửa lại nhiều lần với nước muối loãng để loại bỏ phần nhớt màu vàng
  • Bước 3: Thái phần gel trắng đục bên trong thành các lớp mỏng
  • Bước 4: Vệ sinh vùng da tay chân bị nổi mẩn bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch
  • Bước 5: Đắp gel nha đam trực tiếp lên vùng da tay chân bị nổi mẩn trong 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Gel nha đam giúp điều trị mẩn ngứa tay chân
Gel nha đam giúp điều trị mẩn ngứa tay chân

Dùng lá mướp đắng tiêu viêm, giảm ngứa, phục hồi tổn thương da

  • Bước 1: Dùng 2-3 lá mướp đắng tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo
  • Bước 2: Vò nát lá mướp, giã cùng vài hạt muối biển sạch
  • Bước 3: Vệ sinh vùng da tay chân bị nổi mẩn bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch
  • Bước 4: Đắp hỗn hợp lá mướp cùng muối biển lên vùng da tay chân bị nổi mẩn, massage rồi để trong 10-15 phút
  • Bước 5: Rửa sạch lại, lau khô bằng nước ấm

Dùng gừng tươi kháng viêm

  • Bước 1: Chuẩn bị 1-2 củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành từng lát mỏng
  • Bước 2: Làm sạch vùng da tay chân bị nổi mẩn ngứa bằng nước ấm, lau lại bằng khăn sạch
  • Bước 3: Đắp trực tiếp lên vùng da tay chân bị nổi mẩn ngứa

Dùng lá trầu giúp tiêu viêm, giảm ngứa

  • Bước 1: Chuẩn bị 3-5 lá trầu không, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, vớt ra để ráo
  • Bước 2: Giã nát lá trầu không cùng vài hạt muối biển sạch
  • Bước 3: Làm sạch vùng da tay chân bị nổi mẩn ngứa bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch
  • Bước 4: Thoa hỗn hợp lá trầu không và muối biển lên vùng da tay chân bị nổi mẩn
  • Bước 5: Để trong 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm

Lưu ý trong chăm sóc, sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh

Để giảm ngứa, hạn chế tổn thương do mẩn ngứa gây ra, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Đeo tất, sử dụng găng tay, ủng cao su

Tất giúp giữ ấm da tay chân, giúp phòng tránh tình trạng dị ứng khi thời tiết chuyển lạnh. Găng tay, ủng cao su giúp bảo vệ da tay chân không phải tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất.

Sử dụng kem dưỡng ẩm da tay chân

Kem dưỡng ẩm giúp da tay chân không bị mất nước, giảm tình trạng khô, bong tróc, ngứa da. Kem dưỡng ẩm còn có tác dụng bảo vệ lớp biểu bì, thúc đẩy phục hồi mô da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo.

Dùng kem dưỡng ẩm bảo vệ da, phục hồi mô da bị tổn thương
Dùng kem dưỡng ẩm bảo vệ da, phục hồi mô da bị tổn thương

Uống trà xanh hoặc các loại trà thảo mộc

Trà xanh, trà thảo mộc có tác dụng an thần, giải độc, thanh lọc cơ thể. Uống các loại trà này vừa có tác dụng tiêu trừ độc tố tích tụ trong cơ thể, vừa an thần giúp ngủ ngon hơn.

Ngâm nước muối ấm

Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Ngâm nước muối ấm trước khi đi ngủ có thể giúp giảm ngứa, đảm bảo cho bệnh nhân có được giấc ngủ ngon.

Không ăn các thực phẩm giàu đạm, có thể gây kích ứng

Trong khi đang bị nổi mẩn ngứa, bạn nên ăn các loại thức ăn thanh đạm, chế biến đơn giản bằng cách luộc, hấp, nấu. Tránh các thực phẩm có lượng đạm cao, đồ chiên rán…

Không gãi mạnh lên vùng bị mẩn ngứa:

Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dữ dội có thể cuốn trôi lý trí của bạn. Theo bản năng, bạn sẽ gãi thật mạnh lên da để thỏa mãn cơn ngứa.

Không gãi mạnh lên vùng da bị nổi mẩn ngứa
Không gãi mạnh lên vùng da bị nổi mẩn ngứa

Tuy nhiên, vùng da đang nổi mẩn đỏ rất yếu. Tác động mạnh có thể khiến da bị trầy xước, hình thành các vết thương hở, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập dễ dàng hơn.

Thay vì gãi, bạn có thể vỗ lên vùng da bị nổi mẩn và vùng da quanh đó để giảm bớt cảm giác ngứa. Bạn cũng có thể chườm nóng hoặc lạnh để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy do mẩn gây ra.

Phương pháp phòng tránh bị nổi mẩn ngứa tay chân

Lương y Tuấn cho biết thêm, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến việc tay chân có bị nổi mẩn ngứa hay không, tiến triển của bệnh nhanh hay chậm như thế nào. Bạn có thể tham khảo các lưu ý sau để phòng tránh bị nổi mẩn ngứa tay chân:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, không nên tắm nước quá nóng, nhiệt độ nước thích hợp vào mùa đông từ 32-36 độ C.
  • Sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên giúp giảm kích ứng da.
  • Rửa tay chân bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn, giữ cho tay chân sạch sẽ, khô thoáng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.
  • Giữ ấm cho tay chân khi tới mùa lạnh, giúp da không bị khô nẻ, sốc nhiệt gây ra mẩn ngứa.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, các loại chất tẩy rửa mạnh như bột giặt, nước giặt, nước rửa bát…
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, dọn dẹp phòng thường xuyên để tránh hình thành nơi trú ngụ cho các loại côn trùng.
  • Không dùng các loại mỹ phẩm, dược phẩm không rõ nguồn gốc tránh gây kích ứng da.
  • Ăn nhiều rau củ quả, uống sinh tố, sữa chua để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Các chất độc được đào thải dễ dàng hơn, không còn tích tụ trong cơ thể, gây ra mẩn ngứa.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan tới tình trạng mẩn ngứa ở tay chân. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh lý phổ biến này. Từ đó, rút ra được hướng điều trị, phòng tránh cho mình và những người thân yêu.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN ĐỌC


Top địa chỉ phòng khám Mẩn Ngứa Ở Tay Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan