Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là băn khoăn của nhiều người. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là rất tốt cho người bị bệnh tiền đình. Người bị tiền đình rối loạn lưu lại ngay thực đơn dinh dưỡng hợp lý dưới đây để tăng cường sức khỏe, rút ngắn thời gian điều trị. 

Rối loạn tiền đình ăn uống gì? Dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn

Người bị bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin để duy trì sức khỏe não bộ. Trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân nên dung nạp thêm các nhóm chất ưu tiên bao gồm:

Bổ sung vitamin

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời góp phần giảm nhẹ triệu chứng hoa mắt, đau đầu thường gặp ở người bị tiền đình rối loạn.

bị rối loạn tiền đình nên ăn gì
Người bị rối loạn tiền đình nên dung nạp nhiều vitamin C mỗi ngày

Chính vì vậy, người bị tiền đình nên tăng cường vitamin C trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tốt nhất hãy dung nạp thêm những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào như: Bưởi, chanh, cam, quýt, cà chua, dứa, ổi, một số loại rau xanh.

Dung nạp thêm vitamin B6

Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin B6 có tác dụng duy trì sức khỏe hệ thống thần kinh – dưỡng chất quan trọng cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Do vậy, bổ sung đầy đủ vitamin B6 giúp người bệnh giảm được triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng do tiền đình gây ra.

Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 mà người bệnh có thể thêm vào thực đơn hàng ngày như: cà rốt, trứng, thịt, cá, hạt hướng dương, quả óc chó, chuối, đậu, cải bắp, bông cải xanh,…

Bổ sung vitamin

Vitamin D được biết tới với công dụng khắc phục tình trạng xơ cứng tai – triệu chứng khó chịu mà rối loạn tiền đình gây ra. Thêm vào đó, đây cũng là nhóm vitamin có khả năng nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho tổng thể người bệnh.

người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì
Vitamin D cũng là nhóm vitamin rất cần thiết cho người bị tiền đình rối loạn

Những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao mà người bệnh có thể bổ sung bao gồm: cá, sữa, trứng, nước ép cam, nấm, đậu phụ, sữa đậu ành hay các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung Folate

Các nhà khoa học chỉ ra axit folic có công dụng giảm bớt căng thẳng, giảm bớt vấn đề chao đảo, mất cân bằng, mất phương hướng ở người lớn tuổi. Do đó đây cũng là dưỡng chất cần thiết có công dụng cải thiện những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình. Một số nguồn thực phẩm dồi dào folate người bệnh nên bổ sung như:

  • Đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen,….
  • Bưởi, chanh, cam, quýt,…
  • Măng tây, súp lơ, bông cải xanh, măng tây,…
  • Hạt hạnh nhân, hay lạc, hướng dương,…

Tăng cường chất xơ

Người mắc hội chứng tiền đình rối loạn nên bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa tăng cường hệ miễn dịch.

Chính vì vậy hãy ưu tiên ăn rau xanh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, từ đó chống lại các gốc tự do tác động tiêu cực tới dây thần kinh số 8. Từ đó quá trình lưu thông mạch máu được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng chao đảo, buồn nôn do tiền đình gây ra.

Người bệnh nên uống nhiều nước

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày của con người. Cơ thể được bổ sung đầy đủ nước giúp trao đổi chất, thải độc và tuần hoàn máu tốt hơn, hạn chế tình trạng cơ thể thiếu nước khi bị rối loạn tiền đình. Do vậy, người bị rối loạn tiền đình nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? 5 món ngon dễ chế biến

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị rối loạn tiền đình nên ăn gì thì hãy lưu lại ngay những món ăn dưới đây để cải thiện triệu chứng mà bệnh gây ra.

Canh thịt xay mộc nhĩ giảm hoa mắt, chóng mặt

Mộc nhĩ là nguyên liệu quen thuộc được người dân Việt sử dụng trong nhiều món ăn. Trong mộc nhĩ chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kali, natri, magie, hàm lượng vitamin B dồi dào do vậy mộc nhĩ thực sự là gợi ý tuyệt vời cho những ai không biết rối loạn tiền đình nên ăn gì.

Ăn canh mộc nhĩ thịt xay có thể giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu
Ăn canh mộc nhĩ thịt xay có thể giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu

Cách thực hiện:

  • Mộc nhĩ ngâm với nước cho nở sau đó rửa sạch, thái con chì. Thịt nạc tinh đem xay nhuyễn ra.
  • Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 650ml nước đun tới khi sôi, để lửa nhỏ liu riu.
  • Hầm thịt mộc nhĩ tới khi trong nồi còn khoảng 250ml thì tắt bếp, thưởng thức món ăn.

Tăng tuần hoàn máu với óc heo hấp lá ngải

Óc heo là thực phẩm có vị ngọt đậm, tính hàn và dồi dào khoáng chất. Do đó, đây là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt, thần kinh suy nhược… Trong Đông y, lá ngải cứu là vị thuốc nam mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giúp thông máu lên não.

Óc heo hấp ngải cứu vừa thơm ngon lại hỗ trợ trị bệnh tiền đình hiệu quả. Đây cũng là một trong những cách trị rối loạn tiền đình tại nhà được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Mua 1 bộ óc heo sau đó loại bỏ những mạch máu lớn, nên trần qua nước sôi trước khi chế biến.
  • Hái một nắm lá ngải cứu sau đó đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho óc heo cùng lá ngải cứu vào tô sau đó đem hấp cách thủy khoảng 50 phút. Có thể thêm rau diếp cá vào để tắt bếp.
  • Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên ăn khi nóng và liên tục trong vòng 1 tuần.

Óc heo trộn trứng gà ăn đỡ đau đầu

Trứng gà vẫn luôn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người trong việc hỗ trợ quá trình lưu thông, vận chuyển máu tới não bộ. Do đó, trứng gà cùng óc heo có tác dụng giảm đau đầu cũng như các triệu chứng rối loạn tiền đình gây ra.

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì
Món ngon chế biến từ óc heo và trứng gà

Cách thực hiện như sau:

  • Óc heo mua về làm sạch sau đó gỡ bỏ mạch huyết ra
  • Trứng gà đập và đánh nhuyễn luôn cùng óc heo. cho thêm rau húng rồi rán lên
  • Người bị bệnh tiền đình nên ăn món này mỗi ngày và ăn liên tục từ 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả.

Canh sườn non nấu cùng lá đinh lăng

Trong Đông y, Đinh lăng có tác dụng dưỡng não, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình giúp vỏ não được hoạt hóa và có tính đồng bộ hơn. Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc từ lá đinh lăng điều trị mất ngủ thường xuyên, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình.

Các bước thực hiện như sau:

  • Hái một nắm lá đinh lăng đem rửa sạch, sườn mua về chặt thành từng miếng vừa ăn sau đó rửa sạch bằng nước muối.
  • Ướp sườn cùng các loại gia vị như tiêu, mắm, đường, muối, hành khô,… khoảng 15 phút
  • Cho sườn vào nồi, thêm nước rồi hầm lửa nhỏ khi sôi thì hớt hết bọt giúp nước dùng được trong hơn.
  • Để lửa nhỏ liu riu cho tới khi sườn chín mềm có mùi thơm đặc trưng thì thêm lá đinh lăng vào, tắt bếp rồi múc canh ra thưởng thức.

Óc heo đông trùng hạ thảo món ăn đại bổ cho tiền đình

Đông trùng hạ thảo được ví như tiên dược, có công dụng dưỡng huyết, bổ não, tăng tuần hoàn máu. Ngoài hầm cùng ngải cứu, chế biến với trứng gà, óc heo hầm trùng thảo là món ăn đại bổ cho những ai đang thắc mắc người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì.

Óc heo hầm trùng thảo là món ngon đại bổ cho người bị rối loạn tiền đình
Óc heo hầm trùng thảo là món ngon đại bổ cho người bị rối loạn tiền đình

 

Nguyên liệu chuẩn bị: Óc heo khoảng 2 – 3 bộ, thêm rượu trắng, long nhãn, hoài sơn, kỉ tử, sinh khương.

Cách chế biến:

  • Loại bỏ gân máu xung quanh óc heo sau đó chần qua nước sôi để óc heo trắng hơn, hết mùi tanh.
  • Gừng tươi cạo sạch vỏ, rửa với nước rồi giã nhuyễn ra.
  • Cho óc heo cùng các dược liệu long nhãn, hoài sơn, sinh khương, kỷ tử, gừng tươi vào hầm lửa nhỏ khoảng 2 tiếng.
  • Hầm liu riu lửa tới khi chín thì múc ra bát và thưởng thức món ăn thơm ngon, siêu bổ dưỡng.

Giảm tiền đình rối loạn bằng chè nhãn hạt sen

Chè long nhãn hạt sen đơn giản, dễ chế biến lại có công dụng điều hòa sức khỏe thần kinh, giảm đau đầu hoa mắt.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 150g hạt sen khô hoặc nếu dùng hạt sen tươi thì khoảng 300g đem rửa sạch. cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi thì vặn nhỏ lửa liu riu cho sen chín mềm.
  • Thêm 2 thìa đường vào khuấy đều và tiếp tục ngâm trong 5 phút thì tắt bếp. Lấy muôi vớt hạt sen ra.
  • Trước đó chuẩn bị sẵn khoảng 1kg long nhãn tươi đã được tách bỏ hạt và vỏ.
  • Lần lượt cho hạt sen vào bên trong quả nhãn
  • Đun sôi nồi nước hầm hạt sen trước đó sau đó đổ hạt sen lồng nhãn vào, đun cho tới khi sôi rồi tắt bếp.

Rối loạn tiền đình nên ăn trái cây gì thì tốt?

Trái cây, rau củ quả rất tốt cho những người bị bệnh tiền đình. Những loại hoa quả rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình bao gồm:

Trái dưa hấu:

Trong dứa hầu có chứa nhiều vitamin C, sắt và protein rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt những người bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.

rối loạn tiền đình nên ăn trái cây gì
Bị rối loạn tiền đình nên ăn dưa hấu mỗi ngày

Hàng ngày người bệnh của thể ăn trực tiếp dưa hấu hoặc ép lấy nước uống cùng nước lọc. Loại quả này có tác dụng thanh lọc, hạ nhiệt cho cơ thể, lợi tiểu, tăng cường quá trình chuyển hóa protein, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể cũng như não bộ.

Trái dâu tây:

Dâu tây chính là gợi ý tiếp theo cho bạn nếu đang không biết rối loạn tiền đình nên ăn trái cây gì. Nguồn dưỡng chất dồi dào trong dâu tây như vitamin C, chất xơ, kém có tác dụng chuyển hóa, điều hòa các nguồn năng lượng trong cơ thể. Từ đó giúp quá trình lưu thông máu não diễn ra dễ dàng hơn.

Quả chà là giảm hoa mắt: 

Ăn quả chà là có tác dụng giảm chóng mặt, hoa mắt do rối loạn tiền đình gây ra. Thêm quả chà là vào thực đơn hàng ngày rất tốt cho những người bị rối loạn tiền đình. Trong quả chà là chứa nhiều kali, canxi bảo vệ hệ tiêu hóa, đồng thời khắc phục hiệu quả chứng thiếu sắt, rối loạn tiền đình.

Quả chà là cũng rất tốt cho người bệnh
Quả chà là cũng rất tốt cho người bệnh

Người bị tiền đình nên ăn trái mận:

Hàm lượng sắt và chất xơ lớn trong mận không những giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, chống oxy hóa cao mà còn tăng cường hoạt huyết, lưu thông cơ quan ở hệ thống tiền đình.

Quả nho:

Trong quả nho có tác dụng ngăn cản sự hình thành và hoạt động của các cholesterol xấu và triglyceride. Từ đó giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, giúp tuần hoàn mạch máu dễ dàng hơn. Ăn quả nho mỗi ngày giúp loại bỏ các triệu chứng hoa mắt, chao đảo, mất thăng bằng do rối loạn tiền đình gây ra.

Quả mơ khô 

Loại trái cây cũng rất tốt cho người bị bệnh tiền đình đó là quả mơ khô. Do đó người bệnh nên bổ sung loại quả này trong thực đơn hàng ngày của mình.

Chuyên gia tư vấn người bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Như đã đưa tin, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Ngoài ghi nhớ thực phẩm bồi bổ cơ thể, người bị rối loạn tiền đình cũng cần lưu lại những thực phẩm cần kiêng kỵ sau đây:

Hạn chế thu nạp chất béo 

Dung nạp quá nhiều chất béo khiến cơ thể sản sinh ra nhiều cholesterol. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch, ảnh hưởng tới tiền đình. Do vậy, trong bữa ăn hàng ngày người bị rối loạn tiền đình nên cắt giảm tối đa thực phẩm chứa nhiều mỡ và da động vật, kem hay sữa bò,…

người bị rối loạn tiền đình nên kiêng gì
Chất béo sẽ khiến triệu chứng rối loạn tiền đình càng thêm trầm trọng

Người bệnh nên thay thế bằng những loại chất béo thực vật tốt như: dầu dừa, dầu cọ,… Hàng ngày nên sử dụng các sản phẩm từ sữa được tách béo, chỉ ăn thịt nạc.

Kiêng thực phẩm có tính hàn 

Những người bị thiếu máu não, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể không nên sử dụng thức ăn, đồ uống có tính hàn, mát như: sắn dây, rau má, chè vằng, mướp đắng… bởi sẽ tác động tiêu cực tới sự phục hồi của thần kinh.

Kiêng thực phẩm chế biến sẵn

Xúc xích, thịt hun khói là một số loại thực phẩm được chế biến sẵn khá ngon và tiện lợi nhưng người bị rối loạn tiền đình nên kiêng. Do trong chúng có chứa nhiều tyramine – hoạt chất làm gia tăng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, không giữ được thăng bằng.

Kiêng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá, cafe đặc, trà đặc là những loại đồ uống làm tăng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình gây ra.

Trên đây là tổng hợp thông tin bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng phục hồi sức khỏe. Hy vọng người bệnh sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình điều trị bệnh.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan