Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, phụ nữ mang thai thường xuyên phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức dậy giữa đêm… Vậy mẹ bầu mất ngủ cả đêm phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này, đảm bảo thai nhi phát triển tốt?

Hiện tượng mẹ bầu mất ngủ cả đêm

Mất ngủ là hiện tượng xảy ra phổ biến trong thai kỳ, chủ yếu ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Hiện tượng mẹ bầu mất ngủ cả đêm có nghĩa là cơ thể rơi vào trạng thái khó ngủ, dễ giật mình thức giấc, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ trở lại, ngủ hay mộng mị… Điều này không chỉ gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần của mẹ mà còn ảnh hưởng thai nhi.

Bà bầu mất ngủ cả đêm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và bé
Bà bầu mất ngủ cả đêm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể diễn ra theo những mức độ khác nhau, tùy cơ địa mỗi người. Một số mẹ bầu chỉ bị khó ngủ ban đầu và có thể ngủ sâu giấc từ khoảng nửa đêm cho đến sáng, thức dậy với tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn, một số mẹ bầu mất ngủ cả đêm, không thể chợp mắt vào buổi tối mà phải ngủ bù ban ngày. Mất ngủ khi mang thai thường có những biểu hiện sau:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ ở giai đoạn đầu
  • Dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ
  • Hay thức dậy trong đêm và khó ngủ trở lại
  • Tỉnh dậy sớm vào buổi sáng (thời gian ngủ ít)
  • Thiếu ngủ, mất tập trung, ngủ gật ban ngày
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức đầu do thiếu ngủ

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ cả đêm

Phụ nữ mang thai mất ngủ, khó ngủ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do sự thay đổi đột ngột của cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi. Một số nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Túi ối phát triển ngày càng to gây chèn ép các cơ quan tiêu hóa, khiến mẹ bầu thường bị ợ nóng, táo bón, đầy bụng… Chứng khó tiêu vào buổi tối sẽ khiến mẹ đầy hơi, khó ngủ.
  • Đi vệ sinh nhiều lần: Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy khi mang bầu là thường xuyên đi vệ sinh. Thức dậy giữa đêm nhiều lần để đi vệ sinh khiến mẹ bầu ngủ không ngon giấc.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ
  • Tư thế ngủ: Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, khi bụng bắt đầu to lên thấy rõ, mẹ sẽ khó ngủ bởi không tìm được tư thế thích hợp. Đặc biệt, những cơn đau nhức ở vùng xương chậu cũng khiến việc xoay người trở nên khó khăn hơn.
  • Chuột rút: Hiện tượng chuột rút xảy ra phổ biến ở giai đoạn cuối thai kì, khi các cơ bị co thắt đột ngột. Những cơn đau dữ dội làm mẹ bị tỉnh giấc giữa đêm và khó để ngủ trở lại.
  • Hoạt động của thai nhi về đêm: Khi mẹ nằm nghỉ ngơi, thư giãn là thời điểm thai nhi hoạt động tích cực nhất. Mẹ bầu có thể bị khó ngủ, mất ngủ cả đêm bởi những “cú đạp” đánh thức của em bé.

Mẹ bầu mất ngủ đêm có nguy hiểm không?

Hiện tượng bầu mất ngủ cả đêm thường khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu chứng mất ngủ diễn ra thường xuyên ở mức độ nặng, cơ thể mẹ và bé đều phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Mẹ bầu sẽ bị kiệt sức, biếng ăn và thậm chí không còn đủ điều kiện sức khỏe để đẻ thường.

Còn đối với thai nhi, giấc ngủ của mẹ cũng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Em bé sinh ra sẽ dễ nuôi, vui vẻ và lanh lợi hơn nếu mẹ ngủ đủ giấc và giữ tinh thần lạc quan khi mang thai. Ngược lại, mẹ bầu mất ngủ cả đêm, dễ cáu gắt, stress có thể ảnh hưởng đến thai nhi, bé sinh ra thường khó nuôi, chậm phát triển và kém thông minh.

Theo lý giải từ các chuyên gia, mất ngủ gây kiệt sức, mệt mỏi, đau đầu, biếng ăn, thậm chí trầm cảm. Từ đó, trẻ sơ sinh có thể bị thiếu máu, thiếu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

Bà bầu mất ngủ cả đêm phải làm thế nào?

Hạn chế những tác hại nguy hiểm từ chứng mất ngủ, bà bầu nên lưu ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt và trị mất ngủ từ sớm. Hiện nay, phương pháp điều trị khó ngủ khi mang thai thường được chia thành các nhóm: điều trị theo Tây y, điều trị theo Đông y và mẹo dân gian. Mẹ bầu mất ngủ cả đêm có thể tham khảo các cách chữa dưới đây.

Điều trị mất ngủ theo Tây y

Tây y chữa bệnh mất ngủ chủ yếu bằng cách sử dụng thuốc an thần, kích thích các cơn buồn ngủ, tùy theo mức độ bệnh.

Thuốc Tây trị mất ngủ thường chống chỉ định với mẹ bầu
Thuốc Tây trị mất ngủ thường chống chỉ định với mẹ bầu
  • Thuốc điều trị mất ngủ thể nhẹ, có thể dùng thời gian dài: Zolpidem, Bromazepam, Diazepam, Phenobarbital..
  • Thuốc an thần, gây buồn ngủ liều mạnh (có thể điều trị mất ngủ do trầm cảm): Quetiapine, Olanzapine, Amisulpride, Mirtazapine…
  • Thuốc điều trị mất ngủ do dị ứng (gãi ngứa nhiều): Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazine…

Phần lớn các loại thuốc ngủ theo Tây y đều có tác dụng phụ, như: chán ăn, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, phụ thuộc vào thuốc…. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay, chưa có bất kì một loại thuốc ngủ nào được kiểm nghiệm an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, mẹ bầu mất ngủ cả đêm khi sử dụng thuốc Tây y cần phải đi khám và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bài thuốc Đông y an toàn, lành tính

Theo Đông y, bệnh mất ngủ xuất phát từ những yếu tố: âm hư, thận hư, tâm tỳ hư tổn, sang chấn tâm lý, hỏa vượng… Do đó, các bài thuốc Đông y thường căn cứ theo nguyên nhân bệnh để điều trị tận gốc.

  • Bài thuốc an thần, bổ tâm tỳ, trị mất ngủ do tâm tỳ hư tổn

Các vị thuốc: 16gr hoàng kỳ, 16gr đinh lăng, 16gr phòng sâm,16gr hắc táo nhân, 12gr phục thần, 8gr nhục quế, 12gr ngũ vị, 6gr sinh khương, 10gr bán hạ, 12gr viễn chí, 16gr bạch truật, 10gr hậu phác, 12gr trần bì, 12gr cam thảo, 10gr thần khúc sắc lấy nước. Ngày chia làm 3 lần uống.

  • Bài thuốc bồi bổ cơ thể, trị mất ngủ do suy nhược

Các vị thuốc: 1.5gr cam thảo, 3gr xuyên khung, 2gr sài hồ, 4gr phục linh, 3gr đương quy, 4gr truật, 3gr điếu đằng câu sắc lấy nước. Ngày chia làm 3 lần uống.

  • Bài thuốc bình thần, trị mất ngủ do hỏa vượng

Các vị thuốc: 40gr thân cây mía, 24gr rau má, 16gr thục địa, 12gr chi tử, 12gr tri mẫu, 16gr hoài sơn, 10gr đan bì, 16gr sơn thù, 16gr trạch tả, 10gr cam thảo, 20gr mạch môn, 16gr thạch hộc sắc lấy nước. Ngày chia làm 3 lần uống.

Mẹo dân gian chữa mất ngủ khi mang thai

Bên cạnh các vị thuốc Tây y và Đông y, từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều cách chữa mất ngủ hiệu quả, lành tính. Các bài thuốc này thường sử dụng những nguyên liệu quen thuộc trong đời sống.

Chị em có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
Chị em có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
  • Hoa thiên lý: Nhờ tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm và an thần, mẹ bầu có thể sử dụng các món ăn từ hoa thiên lý để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Một số món ăn dễ làm từ hoa thiên lý như: mướp xào hoa thiên lý, canh cua hoa thiên lý, thịt bò xào hoa thiên lý…
  • Tâm sen: Theo dân gian, tâm sen có tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ nhanh chóng. Mẹ bầu có thể phơi khô tâm sen để hãm trà uống hàng ngày hoặc chế biến các món: chè sen, gà hầm sen, cháo sen… Tuy nhiên, người huyết áp thấp không nên sử dụng bài thuốc này.
  • Cây xấu hổ (trinh nữ): Nhờ công dụng giải độc, an thần, cây xấu hổ cũng được sử dụng như một bài thuốc trị mất ngủ lành tính. Chị em bị mất ngủ khi mang thai có thể đun cây xấu hổ đã phơi khô với nước để uống, ngày 2 lần.
  • Củ gừng: Không chỉ có tác dụng điều trị cảm cúm, gừng còn giúp lưu thông khí huyết, trị mất ngủ và đau đầu hiệu quả. Phụ nữ mang thai khó ngủ nên uống trà gừng hoặc ngâm chân bằng nước gừng vào buổi tối.

Những thực phẩm cải thiện giấc ngủ mẹ không nên bỏ qua

Mất ngủ, khó ngủ ăn gi là thắc mắc chung của nhiều bà bầu. Bởi chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh. Mẹ bầu bị khó ngủ khi mang thai nên tham khảo những thực phẩm bổ dưỡng dưới đây.

  • Trứng gà chứa nhiều protein, thường xuyên ăn trứng gà giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mà không gây thừa cân, béo phì, hay nặng bụng. Mỗi tuần, mẹ bầu có thể ăn 3 – 4 quả trứng gà vào bữa sáng.
  • Thịt cá (cá biển) giàu omega-3 giúp cải thiện trí nhớ, bổ sung DHA cho thai nhi và cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai.
  • Chuối chứa magnesium có tác dụng an thần, giảm stress, từ đó mang lại cho mẹ bầu giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn chuối còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai.
  • Cà chua không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da nhờ hàm lượng vitamin cao, cà chua còn có khả năng an thần, cải thiện giấc ngủ. Do đó, mẹ bầu mất ngủ cả đêm đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày loại thực phẩm quen thuộc này.
Cà chua giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cà chua giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Đậu nành có khả năng kích thích sản sinh estrogen, đạu nành có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn rất tốt cho sức khỏe, phòng và trị các bệnh ung thư, loãng xương, làm chậm quá trình lão hóa…
  • Hạnh nhân có hàm lượng canxi và magie cao giúp an thần, giảm stress, điều trị mất ngủ. Ngoài ra, bổ sung các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…) trong quá trình mang thai giúp thai nhi phát triển tốt, tăng cường DHA và không gây tăng cân ở mẹ.

Biện pháp phòng tránh bệnh mất ngủ cả đêm cho mẹ bầu

Theo quan niệm “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, để ngăn ngừa chứng mất ngủ khi mang thai, các mẹ bầu nên chủ động thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm những biện pháp phòng tránh bệnh mất ngủ dưới đây.

  • Xây dựng thói quen ngủ và thức giấc đúng giờ: Việc cố gắng đi ngủ sớm và thức dậy vào một giờ cố định sẽ giúp cơ thể thoải mái, kiểm soát được chứng khó ngủ.
  • Áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và từng giai đoạn mang thai. Yoga, thiền, bơi lội, đi bộ… đều là những bộ môn được các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên áp dụng.
  • Thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ 30 phút bằng những bản nhạc nhẹ nhàng, tránh các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi…)
  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp: nằm nghiêng về bên trái và kê cao chân để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi, và hạn chế hiện tượng chuột rút ở mẹ.
  • Tuyệt đối không nên ăn quá no vào buổi tối, trước giờ đi ngủ. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều caffeine, thực phẩm lợi tiểu hay đồ ngọt, đồ chiên rán gây khó tiêu, đầy bụng.

Mất ngủ khi mang thai không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nặng, trở thành mất ngủ mãn tính, khiến cơ thể mệt mỏi và tác động xấu tới thai nhi nếu không kịp thời khắc phục. Do đó, mẹ bầu mất ngủ cả đêm nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để chủ động điều trị và phòng bệnh.

Xem thêm:


Top địa chỉ phòng khám Bầu Mất Ngủ Cả Đêm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan