Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không là thắc mắc của nhiều người? Bởi thực tế tai – mũi – họng là những cơ quan thông đến nhau. Do đó, khi một trong những cơ quan này bị tổn thương thì 2 cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Để biết có nên rửa mũi khi bị viêm tai giữa hay không? Các bạn hãy cùng theo dõi dưới đây để giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không?

Viêm tai giữa khiến người bệnh khó chịu vì bị sưng đau. Chính vì thế, người bệnh thường có cảm giác ù tai, thính lực suy giảm, thậm chí nếu đau quá còn gây sốt, mệt mỏi…

Do tai – mũi có thông với nhau nên nhiều người cho rằng khi bị viêm tai giữa nên rửa mũi để vệ sinh cho tai, cũng như giúp lỗ mũi thông thoáng, giảm tắc nghẽn. Tuy nhiên, việc rửa mũi cần phải thực hiện đúng cách mới phát huy tác dụng và hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra.

Có nên rửa mũi khi bị viêm tai giữa
Có nên rửa mũi khi bị viêm tai giữa

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên vệ sinh mũi thật nhẹ nhàng chứ không dùng xi lanh để rửa mũi. Do tốc độ xịt mũi bằng xi lanh thường mạnh nên rất dễ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương. Áp lực quá mạnh có thể khiến lượng dịch ở mũi bị đẩy lên tai. Vì thế, nhiều trường hợp rửa mũi không đúng cách có thể dẫn đến viêm tai giữa.

Bên cạnh đó, khi bị viêm tai giữa thì bên mũi tương ứng cũng bị nghẹt bởi dịch nhầy. Lúc này, nếu dùng xi lanh xịt vào mũi thì nước muối sẽ vào một bên và không thể ra bên kia do bị nghẹt. Nước muối không thoát được sẽ chảy vào bên tai, từ đó làm gia tăng các triệu chứng của viêm tai giữa. 

Trong nhiều trường hợp, việc dùng xi lanh rửa mũi khi đang bị viêm tai giữa còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như méo mặt, liệt dây thần kinh số 7, viêm xương chũm… Đặc biệt, những biến chứng này càng gia tăng ở trẻ em nếu cha mẹ rửa mũi không đúng cách.

Cách rửa mũi đúng chuẩn khi bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa có nên rửa mũi nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách. Có như vậy mới phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh và đảm bảo an toàn. Vì thế, nếu bị viêm tai giữa, chúng ta có thể vệ sinh mũi bằng cách như sau:

  • Bước 1: Khi thực hiện nhỏ mũi, người hơi thẳng để đảm bảo nước muối rửa mũi sẽ không chảy về tai.
  • Bước 2: Nhỏ vào mỗi bên mũi 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Sau đó bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để giúp các dịch nhầy được làm loãng tốt hơn.
Rửa mũi đúng cách khi bị viêm tai giữa
Rửa mũi đúng cách khi bị viêm tai giữa
  • Bước 3: Tiến hành lấy rỉ mũi và dịch nhầy, nước mũi ra ngoài bằng bấc sâu kèn.
  • Bước 4: Làm sạch mũi lần nữa bằng cách nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi 1 – 2 giọt nước muối sinh lý.

Lưu ý: Trong trường hợp nếu vẫn muốn rửa mũi bằng xi lanh, các bạn cần sử dụng thuốc co mạch và nhỏ vào mũi trước. Bởi loại thuốc này sẽ giúp lỗ mũi thông thoáng nên khi rửa mũi sẽ tránh không để nước chảy vào tai, gây tình trạng viêm tai giữa trầm trọng hơn.

Những lưu ý vệ sinh mũi khi bị viêm tai giữa

Vệ sinh mũi khi bị viêm tai giữa cần phải cẩn trọng để tránh làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy tuân thủ đúng những lưu ý sau đây:

  • Nước muối phải đảm bảo nồng độ vừa phải. Tốt nhất nên sử dụng dung dịch muối Nacl 09%.
  • Hãy làm ấm dung dịch trước khi xịt, không nên dùng nước quá lạnh.
  • Thực hiện thao tác rửa mũi cần đảm bảo người hơi thẳng, không nghiêng quá để tránh nước chảy vào tai.
  • Mỗi ngày chỉ nên thực hiện việc rửa mũi 1 – 2 lần. Tuyệt đối không nên rửa quá nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, càng gia tăng bệnh viêm tai giữa và cả viêm mũi.
Lưu ý rửa mũi khi bị viêm tai giữa
Lưu ý rửa mũi khi bị viêm tai giữa
  • Đối với trẻ nhỏ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn cách rửa, vệ sinh mũi đúng chuẩn. Tuyệt đối không tự ý thực hiện tránh gây nguy hiểm cho bé.

Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không rồi chứ? Việc vệ sinh mũi là cần thiết để giảm nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, chúng ta cần làm nhẹ nhàng, đúng cách để đảm bảo hiệu quả mà an toàn.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa đã, đang được truyền tai nhau bởi sự lành tính, hiệu quả. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá bàng là một trong những cách dễ thực hiện tại nhà, không tốn chi phí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, hãy theo dõi những chia...
Viêm tai giữa là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như thủng màng nhĩ, áp xe não, giảm thính giác… Vậy trẻ bị viêm tai giữa có sốt không? Cha mẹ cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng theo dõi...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng khó chịu như đau tai, sưng tấy, nghe kém hay chảy dịch tai. Và vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất lúc này đó là “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?” Hãy theo...
Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người bệnh, nhất là đối với cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh này. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chứng viêm tai giữa ứ dịch mọi người cần sớm phát hiện, tìm cách điều trị dứt điểm. Bệnh viêm tai giữa ứ mủ...
Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Bị viêm tai giữa khám...
Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tai giữa là sốt cao. Vậy viêm tai giữa sốt mấy ngày và những triệu chứng khác của bệnh là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay qua các thông...
Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Bài viết liên quan