Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Căn bệnh này diễn biến phức tạp và rất khó chữa khỏi. Vậy đâu là nguyên nhân gây tình trạng này, có ảnh hưởng nhiều đếu sức khỏe không? Dưới đây là những thông tin quan trọng về viêm mũi dị ứng bội nhiễm và cách điều trị từ chuyên gia.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm và cách điều trị tránh nguy hiểm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm và cách điều trị tránh nguy hiểm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là bệnh gì rất nhiều người chưa hiểu rõ. Đây là bệnh đường hô hấp xảy ra do không điều trị viêm dị ứng ở mũi kịp thời. Nói cách khác, đây là giai đoạn nặng của viêm mũi dị ứng.

Người bệnh thường vô cùng khó chịu do gặp phải các triệu chứng như mũi bị nghẹt, thường hắt hơi, chảy dịch dẫn đến ngạt thở. Lúc này các vi khuẩn, virus gây viêm đang phát triển không ngừng.

Đặc biệt, đối tượng bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể là bất cứ ai. Nếu mũi có nhiều tác nhân tấn công mà không điều trị sớm thì sẽ bị như vậy. Cho nên, bạn cần xác định sớm nguyên nhân gây viêm, từ đó tìm cách chữa khỏi hẳn từ sớm để tránh bị bội nhiễm.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính xác làm viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác minh người bị bệnh này có xu hướng tiết IgE (immunoglobulin E) khi đến gần các chất dễ gây dị ứng như nấm mốc, mùn cưa, mạt sắt, phấn hoa…

Hàm lượng IgE trong máu cao khiến cơ thể giải phóng histamine khỏi các protein. Điều này khiến chúng ta bị viêm vùng niêm mạc mũi, nếu trở nặng thì bội nhiễm.

Ngoài ra, tình trạng bội nhiễm còn dễ xảy ra hơn khi người bị viêm mũi dị ứng chịu tác động từ các yếu tố sau:

  • Di truyền: Thực tế cho thấy những ai bị viêm mũi dị ứng do di truyền thì dễ bị bội nhiễm và tái phát nhiều lần hơn người bình thường. Các bệnh có liên quan đến tình trạng này là hen suyễn, xoang mũi bị viêm, da bị tổn thương mãn tính.
  • Cơ địa: Nếu bản thân người bệnh từng mắc các bệnh liên quan kể trên thì cũng dễ bị bội nhiễm khi viêm mũi dị ứng.
  • Cấu trúc mũi: Những người có dị tật bẩm sinh trong mũi thì niêm mặc sẽ nhạy cảm hơn khi bị kích thích. Vì thế họ dễ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm hơn.
  • Hệ miễn dịch: Thể trạng yếu, sức đề kháng kém sẽ khiến bạn khó vượt qua sự tấn công của vi khuẩn. Điều này cũng làm cho khả năng bội nhiễm tăng cao, vì mũi ngày càng bị thương tổn.
  • Yếu tố khác: Bụi vải, nấm mốc, hóa chất,… sẽ làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu bạn không tự bảo vệ.

Nhận biết viêm dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có biểu hiện gì, làm thế nào để nhận biết. Dưới đây là một số đặc trưng được biểu hiện ra bên ngoài khi bệnh nặng.

Khi bị bội nhiễm, dịch mũi sẽ có màu vàng
Khi bị bội nhiễm, dịch mũi sẽ có màu vàng
  • Tiết dịch ra mũi: Đây là một triệu chứng đầu tiên xuất hiện cùng hiện tượng hắt hơi. Tình trạng viêm khiến dịch trong mũi hình thành ngày càng nhiều. Cùng với đó, cơ chế phản ứng hắt hơi sẽ khiến dịch chảy ra ngoài.
  • Dịch mũi vàng đục: Do có nhiều ổ viêm cùng vi khuẩn, dịch mũi bị vàng và có thể kèm mùi hôi.
  • Ngứa, đặc biệt là khi hít phải bụi: Hiện tượng này xảy ra do niêm mạc mũi phản ứng với chất dị nguyên.
  • Mũi nghẹt và tắc: Người bệnh thường bị tắc nghẹt hết bên này lại sang bên kia. Đôi khi còn bị ở cả hai lỗ mũi. Tình trạng này rất khó chịu, buộc phải thở bằng miệng. Do đó, hiện tượng khô miệng, mệt mỏi xảy ra.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không, khỏi được không?

Vậy viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm, chữa khỏi hẳn được không? Theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu mắc phải bạn nên chữa sớm và thực hiện đúng chỉ dẫn để khỏi dứt điểm. Bởi vì bệnh càng kéo dài thì cơ hội khỏi hẳn càng thấp và dễ bị biến chứng.

Một số biến chứng do viêm mũi dị ứng bội nhiễm

  • Viêm xoang: Các mô xoang có liên hệ chặt chẽ với mũi. Khi niêm mạc mũi bị tổn thương lâu ngày sẽ làm cản trở đường dẫn dịch tiết hô hấp. Do đó, dịch bị ứ đọng lại làm cho mô xoang bị viêm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Vì các dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện nặng hơn vào ban đêm nên người bệnh khó ngủ. Tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc kéo dài sẽ khiến não bộ hoạt động kém. Người bệnh bị ảnh hưởng về tâm lý và khó tái tạo năng lượng.
  • Hen suyễn: Khi bị bội nhiễm và tái phát nhiều lần thì khả năng hen xuyễn càng cao. Cơ thể trở nên nhạy cảm và co thắt mạnh khi hít phải lông chó, mèo, mạt bụi…
  • Ảnh hưởng đến tai và họng: Do tai, mũi, họng có liên hệ mật thiết với nhau nên tình trạng này cũng khiến bạn tăng nguy cơ viêm tai giữa, viêm họng, amidan, thanh quản…

Cách chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm tuy khó chữa nhưng không phải hết cách. Người bệnh có thể khắc phục tình trạng này của mũi bằng nhiều biện pháp.

Cách trị bệnh tại nhà

Để hạn chế khả năng bị bội nhiễm khi viêm mũi dị ứng, bạn nên làm những điều sau ở nhà:

  • Đánh răng, súc miệng: Vi khuẩn có thể tồn tại rất nhiều ở miệng nên bạn cần đáng răng, súc miệng thường xuyên bằng nước ấm.
  • Nhỏ mắt, mũi: Mỗi buổi sáng và tối, bạn cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, sát khuẩn.
  • Uống nước: Cung cấp đủ nước sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi giảm một phần, đồng thời làm cơ thể khỏe hơn. Có thể dùng nước trái cây nhiều hơn để cải thiện tắc mũi.
  • Chế độ ăn: Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, các đồ ăn dạng lỏng cũng được khuyến khích lúc này.
  • Sử dụng mẹo dân gian: Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng này dân gian thường áp dụng như dùng hạt gấc, cây tầm ma, hoa ngũ sắc, tinh dầu… Trong đó, cách chữa bằng tỏi được nhiều người cho là có thể dùng ngay cả khi bệnh nặng.

Chữa bằng viêm mũi dị ứng bội nhiễm theo dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị bệnh trong đó tỏi được tin dùng, cho hiệu quả kháng viêm cực tốt. Tỏi có chứa kháng sinh allicin loại trừ vi khuẩn, virus gây viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, glycogen và fitonxit tự nhiên trong củ này còn giúp ngăn phù nề, sưng huyết niêm mạc. Vì vậy, ngày càng nhiều người tin dùng tỏi để chữa viêm ở mũi, kể cả những trường hợp nặng. Người ta thường kết hợp với mật ong, dầu vừng hoặc rượu để gia tăng hiệu quả.

Hỗn hợp tỏi trộn với mật ong
Hỗn hợp tỏi trộn với mật ong sệt sệt là được
  • Cách dùng tỏi mật ong: Xay tỏi lấy nước cốt rồi trộn với mật ong tạo hỗn hợp sệt. Dùng tăm bông thấm lấy dung dịch này rồi bịt vào hai lỗ mũi, để khoảng 15 phút. Sau đó, bạn rửa sạch lại bằng NaCl 0.9%. Thực hiện việc này sau khi thức dậy, giữa ngày và trước khi ngủ.
  • Cách dùng với dầu vừng: Cũng tạo nước cốt tỏi như trên rồi trộn đều cùng dầu vừng, tỷ lệ 1 : 1. Thấm hỗn hợp tỏi vào tăm bông rồi đưa vào lỗ mũi, để 15 phút rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý.
  • Ngâm rượu tỏi: Lột vỏ các tép tòi rồi đem giã, sau đó ngâm với rượu gạo đến khi nước đổi màu vàng. Tỉ lệ ngâm là 150g tỏi, 500ml rượu. Uống ngày 2 lần, mỗi lần chỉ khoảng 3ml rượu tỏi.

Dùng bài thuốc Đông y

Y học cổ truyền xếp loại viêm mũi dị ứng thuộc chứng “tỵ trất”. Khi thận, phổi và tì rối loạn nặng khiến cơ thể nhiễm độc và lạnh thì thể trạng kém đi và sinh bệnh. Các tạng phủ này càng yếu thì bệnh càng phát nhanh và nặng, gây bội nhiễm.

Dựa theo căn nguyên gây bệnh, các bài thuốc đông y sẽ chú trọng vào phương pháp bổ phế, tỳ, thận, loại bỏ hàn khí và độc tố bên trong, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân dị ứng và ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc số 1

Bạn cần có các dược liệu và số lượng như sau:

  • Khổ ngạch, cam thảo, cửu lý trúc căn, bạc hà: 6g/vị.
  • Tân di, yến diện: 12g/vị.
  • Trường hợp bị nhiễm phong hàn thì thêm kinh giới và bách chi 12, khương hoạt 8g.
  • Trường hợp nhiễm phong nhiệt thì thêm hoàng cầm và yến thực tằm (12g/vị).

Cách làm:

  • Sử dụng nguyên liệu còn tốt, đem rửa sạch rồi cho vào ấm đất.
  • Thêm 5 bát con nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi còn lại 3 bát rồi chia 3, uống sau ăn 1 giờ.

Bài thuốc số 2

Một số vị thuốc Đông y có tác dụng tốt
Một số vị thuốc Đông y có tác dụng tốt

Bạn chuẩn bị các dược liệu và số lượng như sau:

  • 30g thủy phù liên, 10g thương nhĩ và 20g hoa kim ngân khô.
  • Đem rửa sạch 3 vị thuốc trên rồi cho vào ấm đất cùng 300ml nước lọc.
  • Bật bếp đun nhỏ lửa đến khi còn 150ml thì dừng lại, chia đôi uống sáng và tối.

Điều trị theo Tây y

Thuốc tân dược chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm dựa trên các biểu hiện lâm sàng, thể trạng cơ thể và độ tuổi. Có một số thuốc phổ biến dùng cho trường hợp bội nhiễm ở mũi này như sau:

  • Loại kháng histamin H1: Dùng để ngăn các phản ứng do dị ứng ở mũi và làm giảm triệu chứng viêm. Thuốc này có dạng uống và xịt khá tiện dụng, tuy nhiên lại dễ làm khô miệng, mệt thần kinh.
  • NaCl 0.9%: Đây là loại nước muối sinh lý tốt nhất dùng để làm dịu các triệu chứng ở niêm mạc. Đồng thời với việc rửa hàng ngày, nó loại bỏ một phần dị nguyên, hỗ trợ lưu dẫn dịch.
  • Thuốc làm co mạch dạng xịt: Các phản ứng dị ứng của cơ thể sẽ gây ra sung huyết ở mũi. Điều này có thể khiến người bệnh không thể sử dụng thuốc kháng histamin. Cho nên bác sĩ cần chỉ định dụng thuốc xịt làm co mạch. Chúng làm giảm tuần hoàn máu, cải thiện sưng viêm. Tuy nhiên, nếu dùng quá 3 ngày, thuốc dễ tiềm ẩn rủi ro.
  • Thuốc chống viêm nhờ Coritcosteroid: Dùng để kháng dị ứng và ngừa viêm thể nặng. Loại này làm giảm nhanh tình trạng sung huyết và các triệu chứng khác. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều hoặc lâu ngày thì bạn lại dễ chảy máu mũi, loeats niêm mạc, thậm chí là teo mũi.

Ngoài ra, do đã bội nhiễm nên người bệnh phải dùng thuốc kháng sinh để cản vi khuẩn phát triển. Các loại thuốc như thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng cholinergic… cũng có thể cần sử dụng tùy theo triệu chứng bệnh đi kèm.

Thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm cho hiệu quả tốt hơn các phương pháp khác. Thế nhưng, người bệnh cần cẩn trọng với chúng vì có nguy cơ bị phản ứng phụ.

Chế độ ăn khi bị bội nhiễm

Việc ăn uống đúng cách và kiêng khem đầy đủ rất quan trọng khi đã bị bội nhiễm. Người bệnh viêm mũi dị ứng nên chọn bổ sung các loại thực phẩm sau:

VIêm mũi dị ứng bội nhiễm thực phẩm nào tốt?
VIêm mũi dị ứng bội nhiễm thực phẩm nào tốt?
  • Loại giàu flavonoid, beta-carotene và vitamin: Tỏi và việt quất (chứa quercetin và vitamin C), gừng (làm giảm IgE, kháng histamin), hành tây (có quercetin), mật ong (chống dị ứng), cá có dầu (chứa Omega 3)…
  • Nhóm chứa kẽm: Thịt bò, nấm, hạt điều, thịt cừu, bí ngô, thịt gà, các loại đậu.
  • Nhóm lợi khuẩn: Tiến sĩ Justin Turner cho biết một số loại thức ăn có thể bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể như sữa chua của Hy Lạp, nấm sữa, soup miso. Nếu sử dụng khi bị viêm mũi dị ứng nặng sẽ cho hiệu quả tốt.

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, người bị viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng bội nhiễm nói riêng được khuyến cáo không nên ăn uống kiểu WPD. Tức là phải kiêng dùng thực phẩm giàu calo, chất béo và đường tinh luyện. Trong đó có chứa nhiều chất tạo màu dễ kích ứng tình trạng viêm mũi.

Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh cách thực phẩm dễ gây dị ứng như:

  • Hạt vỏ cứng (hạt dẻ, điều, hạch Brazil).
  • Động vật có vỏ cứng ( tôm hùm, ngao, chai chai, ốc…)
  • Hải sản đông lạnh không đảm bảo (dễ chuyển hóa histidine thành histamine).
  • Nếu là trẻ nhỏ thì không nên dùng trứng và lạc vì có nhiều người bị dị ứng với chúng. Nếu bạn dễ bị kích ứng khi uống sữa bò thì cũng cần tránh sử dụng.

Làm thế nào để không bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm ghé thăm?

Bị viêm đến mức bội nhiễm là điều không ai mong muốn. Vì vậy, làm thế nào để phòng ngừa là điều bạn cần quan tâm. Các chuyên gia lưu ý bạn, tình trạng bội nhiễm có thể không xuất hiện nếu:

Vệ sinh mũi nên dùng loại nào?
Vệ sinh mũi nên dùng loại nào?
  • Khi đã viêm mũi dị ứng mà điều trị dứt điểm ngay từ sớm thì sẽ ít khả năng bội nhiễm.
  • Việc kiêng kị các tác nhân gây dị ứng trong quá trình điều trị và sinh hoạt có tác động rất tích cực.
  • Người bị viêm mũi dị ứng nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng để loại trừ vi khuẩn. Trong khi làm nên đeo khẩu trang y tế để tránh dị nguyên.
  • Vệ sinh mũi đúng cách để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn mà không khiến niêm mạc bị khô.
  • Giữ gìn khoang miệng và họng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, tạo ổ viêm.
  • Bổ sung dinh dưỡng để tăng miễn dịch, đẩy lùi viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
  • Nếu người viêm mũi dị ứng bị sốt từ 38.5 độ C hoặc khó thở, đau ngực thì phải đến bệnh viên kiểm tra và điều trị ngay.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể điều trị hết triệu chứng bệnh nếu người bệnh tuân thủ tốt nguyên tắc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cảnh giác hơn với tình trạng bệnh này.

Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...
Nhiều người thắc mắc căn bệnh dai dẳng viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh viêm xoang, viêm thanh quản,... Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không và đâu là cách điều trị hiệu quả?  Viêm mũi dị ứng...
Bơi lội là hoạt động thể thao mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, khi bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không là thắc mắc của không ít người. Do đó, để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. Bị viêm mũi...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mũi Dị Ứng Bội Nhiễm bằng YHCT


Bài viết liên quan