Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trong lá trầu không chứa nhiều khoáng chất, hoạt chất có tính kháng viêm, ức chế khuẩn bệnh mạnh. Nhờ vậy, trị vảy nến bằng lá trầu không trở thành phải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm được nhiều người lựa chọn. Vậy sử dụng lá trầu không trị bệnh như nào mới đúng? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời! 

Lá trầu không có tác dụng gì trong điều trị vảy nến?

Trong Đông y, lá trầu không là một vị thuốc được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về da liễu. Lá trầu không có tính ấm, vị cay, giàu hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh như alkaloid, eugenol, chavicol, kẽm và canxi. Vì thế, chúng được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh vảy nến. Điều đó thể hiện ở những tác dụng nổi bật sau:

Lá trầu không là một vị thuốc được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về da liễu
Lá trầu không là một vị thuốc được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về da liễu
  • Kháng khuẩn, chống viêm: Các hoạt chất trong lá trầu không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giảm viêm và sưng tấy tại vùng da bị tổn thương do vảy nến.
  • Giảm ngứa: Lá trầu không có tính mát, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu do vảy nến.
  • Làm bong tróc mảng vảy: Các hoạt chất trong lá trầu không giúp thúc đẩy quá trình bong tróc mảng vảy nến, giúp da mau lành hơn. Đồng thời chúng cũng giúp kiểm soát việc tăng sinh tế bào da quá mức trong khi những tế bào cũ chưa chết, ngăn tình trạng dày sừng, hình thành vảy nến.

Cách trị vảy nến bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả

Áp dụng cách trị bệnh vảy nến bằng lá trầu không đúng phương pháp không chỉ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là 5 cách điều trị giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh:

Uống nước lá trầu không

Uống nước lá trầu không chữa vảy nến là một cách điều trị tác động sâu từ bên trong. Các tinh chất trong lá sẽ thấm sâu vào cơ thể và cho tác dụng tối ưu. Người bệnh thực hiện bài thuốc này theo cách như sau:

Uống nước lá trầu không
Uống nước lá trầu không

Chuẩn bị: 7 – 8 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, nhặt bỏ lá sâu.
  • Bước 2: Cho lá trầu không vào nồi đun sôi với một lượng nước vừa đủ.
  • Bước 3: Sau khi nước sôi, bạn bỏ phần bã và chắt lấy nước lá trầu không.
  • Bước 4: Để đến khi nước nguội thì chia nước thành 3 lần uống trong ngày. Có thể lấy phần bã để đắp lên vùng da bị vảy nến.

Dùng lá trầu không và bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu theo Đông y có vị đắng, tính lạnh, đi vào kinh phế, giúp giải độc, thanh nhiệt, chữa bệnh dị ứng, viêm da. Vì thế, bèo hoa dâu thường được kết hợp với lá trầu không để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến…

Chuẩn bị: Lá trầu không, bèo hoa dâu với lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không và bèo hoa dâu với nước sạch.
  • Bước 2: Đun sôi tất cả các nguyên liệu trên cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Bước 3: Khi nước sôi, tắt bếp, bỏ bã và giữ lại phần nước. Chia nước thuốc thành 2 phần, mỗi phần 500ml.
  • Bước 4: Dùng 500ml nước thuốc để uống, nửa còn lại sử dụng để rửa sạch vùng da bị tổn thương. Sau 2 – 3 giờ, bạn rửa lại bằng nước sạch. Người bệnh áp dụng cách này 1 lần/ngày trong thời gian dài để điều trị bệnh.

Chữa vẩy nến bằng lá trầu không và dầu dừa

Dầu dừa là một nguyên liệu có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm dịu da và phục hồi tổn thương hiệu quả. Khi kết hợp lá trầu không và dầu dừa, hiệu quả điều trị bệnh sẽ tăng lên đáng kể.

Chữa vẩy nến bằng lá trầu không và dầu dừa
Chữa vẩy nến bằng lá trầu không và dầu dừa

Chuẩn bị: 2 thìa dầu dừa và khoảng 7 đến 8 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, cho vào cối giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
  • Bước 2: Cho 2 thìa dầu dừa vào nước cốt lá trầu rồi trộn đều lên.
  • Bước 3: Dùng hỗn hợp này thoa nhẹ lên vùng da bị vảy nến, giữ yên trong khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô. Thực hiện đều đặn cách này sẽ giúp giảm ngứa ngáy, bong tróc, nổi mẩn đỏ trên da.

Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không, diếp cá và lá bạc hà

Rau diếp cá và lá bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và được sử dụng điều trị các căn bệnh ngoài da. Khi kết hợp lá bạc hà, rau diếp cá và lá trầu không, bạn sẽ có một bài thuốc chữa bệnh vảy nến hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà.

Chuẩn bị: Lá trầu không, lá bạc hà và rau diếp cá với lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Bước 2: Đun sôi kỹ tất cả dược liệu trên với 3 lít nước sạch.
  • Bước 3: Dùng nước này để tắm hàng ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Nấu nước tắm lá trầu không

Phương pháp dùng lá trầu không nấu nước tắm điều trị bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng. Người bệnh thực hiện cách này theo những bước như sau:

Chuẩn bị: 15g lá trầu không tươi, 2 nắm rau răm, 15 lá bèo hoa dâu, 2 lít nước sạch, muối ăn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi ngâm vào nước muối pha loãng để khử trùng và loại bỏ tạp chất.
  • Bước 2: Đun 2 lít nước cho đến khi sôi, bạn cho tất cả dược liệu trên vào và tiếp tục đun.
  • Bước 3: Nấu cho đến khi các dược liệu mềm nhừ thì tắt bếp.
  • Bước 4: Bạn để nước nguội hoặc pha nước cùng với một ít nước mát để tránh làm bỏng da khi tắm. Người bệnh có thể tận dụng phần bã thuốc chà nhẹ nhàng để các lớp vảy nến bong ra.
Nấu nước tắm lá trầu không
Nấu nước tắm lá trầu không

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không cần lưu ý gì?

Tuy phương pháp trị bệnh vảy nến bằng lá trầu không mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì thế, khi điều trị bệnh, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:

  • Lá trầu không chỉ giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng, không thể trị khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Hiệu quả đối với bệnh lý nhẹ, mới khởi phát hoặc hậu điều trị bằng Tây y.
  • Tránh đun lá trầu không quá lâu vì dễ làm tan tinh dầu, giảm hiệu quả tác dụng.
  • Không chà xát trên da quá mạnh khi dùng lá trầu không, tránh khiến da tổn thương, viêm nhiễm.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, bụi bẩn độc hại.
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để hiệu quả điều trị là tốt nhất.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc cái nhìn chính xác và chi tiết nhất về cách trị vảy nến bằng lá trầu không. Hy vọng, khi điều trị bằng những phương pháp trên, bệnh vảy nến sẽ được đẩy lùi nhanh chóng và giúp bạn lấy lại một cuộc sống cân bằng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan