Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa có thể xuất hiện do dị ứng, nhiễm trùng hoặc dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng trên cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải dấu hiệu này thì đừng bỏ qua sau đây. 

Triệu chứng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở mông, không ngứa là triệu chứng bệnh gì? Hãy xem sau đây:

Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính, xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công hệ thống vi mạch bên trong cơ thể, gây ra các triệu chứng:

  • Phát ban đỏ không ngứa, chủ yếu ở mông, mắt cá chân, mặt duỗi tứ chi.
  • Đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể lan lên vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, đau khớp…

noi-man-do-o-mong-nhung-khong-ngua-1.jpg
Nổi mẩn đỏ ở mông do viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng vận động,
  • Viêm tụy cấp
  • Giãn đại tràng, thủng đại tràng
  • Tắc ruột
  • Viêm cầu thận
  • Suy thận
  • ...

Nổi mề đay

Triệu chứng nổi mề đay thường gặp là xuất hiện mẩn đỏ hoặc trắng trên khắp cơ thể, có hình dạng, kích thước đa dạng và có thể gây ngứa hoặc không.

Đa số trường hợp mề đay ở dạng cấp tính, mức độ nhẹ, có thể tự khỏi sau vài giờ tới vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mề đay đi kèm theo các triệu chứng khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng.

Nếu không được điều trị sớm, mề đay có thể chuyển sang mãn tính. Bệnh dai dẳng, nổi mẩn đỏ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm người bệnh tự ti, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Sốt phát ban gây nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa ở mông

Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ nhỏ bị nhiễm virus herpes 6 hoặc 7. Sau 2-3 ngày sốt cao, vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện. Các triệu chứng đi kèm ban gồm:

  • Đau bụng, đau cơ
  • Sưng hạch ở cổ
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Đau họng

noi-man-do-o-mong-nhung-khong-ngua-2.jpg
Sốt phát ban gây nổi mẩn đỏ khắp người

Hầu hết các trường hợp sốt phát ban không nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau 1 tuần nếu được nghỉ ngơi, chăm sóc tốt. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cần chú ý hạ sốt, kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé.

Lang ben

Lang ben là tình trạng da bị nhiễm nấm Pityrosporum ovale, gây ra các đốm trắng hoặc đỏ không ngứa, kích thước đa dạng ở mông, mặt, cánh tay... Bệnh hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng nhưng có khả năng lây nhiễm rất dễ dàng.

Những mảng da loang lổ trên cơ thể có thể gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh

Vì vậy, nếu bị nổi mẩn đỏ ở mông do lang ben, người bệnh không cần lo lắng. Thông thường, chỉ cần dùng kem chống nấm hoặc thuốc kháng sinh trong 2-3 tuần, bệnh sẽ khỏi.

Rôm sảy

Tuyến mồ hôi rối loạn hoặc lỗ chân lông bít tắc gây ứ đọng mồ hôi sẽ dẫn đến tình trạng rôm sảy. Bệnh đặc trưng với những mẩn đỏ li ti trên da, có thể gây ngứa hoặc không.

noi-man-do-o-mong-nhung-khong-ngua-3.jpg
Rôm sảy gây nổi mẩn đỏ khắp cơ thể

Rôm sảy thường xảy ra ở trẻ em tại các vùng da tiết nhiều mồ hôi hoặc dễ hầm bí như ngực, lưng, mông… Và thường xảy ra vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, tuyến mồ hôi hoạt động nhiều.

Mẩn đỏ có thể tự lặn khi thời tiết mát mẻ, cơ thể được vệ sinh sạch sẽ, giữ khô thoáng.

Ngoài ra, nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm như ung thư da, phơi nhiễm HIV...

Nên làm gì khi bị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa?

Nổi mẩn đỏ không ngứa ở vị trí kín như vùng mông hầu như không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, cần được điều trị sớm.

noi-man-do-o-mong-nhung-khong-ngua-4.jpg
Khi có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời

Vì vậy, nếu phát hiện mẩn đỏ, bạn không nên chủ quan. Khi có các dấu hiệu

  • Mẩn đỏ kéo dài nhiều ngày không khỏi,
  • Mẩn đỏ có xu hướng lan rộng
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, có dịch mủ, vết loét

Hãy đến cơ sở y tế để được khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn ngứa và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa nổi mẩn đỏ

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ở mông, người bệnh cũng nên chú ý các biện pháp phòng tránh để tránh tái lại cũng như giảm các triệu chứng nổi mẩn đỏ.

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô thoáng đảm bảo lỗ chân lông không bị bít tắc, ngăn cản vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển.
  • Dùng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Mặc quần áo thoáng mát, làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, giúp giảm ma sát với da
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể gây kích ứng như chất tẩy rửa, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn...
  • Mặc quần áo dài tay, đeo kính, đội mũ giúp che chắn, bảo vệ da khi ra ngoài.
  • Vệ sinh nhà ở, khu vực xung quanh nhà, mở cửa sổ để thông thoáng khí, tránh ẩm mốc, côn trùng phát triển.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu chất khoáng, các vitamin như bông cải xanh, rau chân vịt, hạt hạnh nhân, cá hồi...

Kết luận

Bài viết đã giúp bạn tổng hợp thông tin hữu ích về những bệnh lý phổ biến có thể gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Để biết chắc chắn đâu là nguyên nhân gây mẩn ngứa và không bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám khi thấy dấu hiệu bất thường.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan