Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở cổ không ngứa nhiều người gặp phải nhưng lại không biết chính xác đây là triệu chứng bệnh gì. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở cổ

noi-man-do-o-co-khong-ngua
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở cổ là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ở cổ không ngứa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm tàng trong cơ thể không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khá nguy hiểm cho người mắc nếu không điều trị kịp thời. Hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng và điều trị hiệu quả hơn.

Rôm sảy

Bệnh rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào những ngày mùa hè, thời tiết nóng nực, tuyến mồ hôi bài tiết nhiều gây bít tắc lỗ chân lông hình thành nên các vết mẩn đỏ có thể ngứa hoặc không.

Những vùng da thường bị nổi mẩn đỏ như cổ, nách, lưng, ngực. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng những vết mẩn này gây châm chích vô cùng khó chịu.

Dị ứng nổi mề đay

Nổi mề đay là một dạng viêm da thường gặp có thể do người bệnh bị dị ứng đồ ăn thức uống, phấn hoa, lông động vật, hóa chất hay khói bụi... Những triệu chứng nổi mề đay thường gặp là các vết ban đỏ kích thước không giống nhau xuất hiện khắp người đặc biệt là ở cổ, chân tay.

Hầu hết các trường hợp dị ứng kiểu này sẽ kéo dài 5 – 7 ngày rồi hết nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh dễ diễn tiến thành mãn tính tái lại nhiều lần trong năm gây bất tiện, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của người bệnh.

Bệnh Lupus ban đỏ

Dạng bệnh lý tự miễn này là dấu hiệu của việc hệ thống miễn dịch đang có vấn đề, chúng tấn công vào các cơ quan khỏe mạnh gây ra những vết mẩn đỏ nhưng không ngứa có hình dạng cánh bướm ở vùng má và cổ.

Bệnh Lupus ban đỏ hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm song nếu thấy những biểu hiện trên kèm giảm cân không rõ lý do, người sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi thì hãy thăm khám chuyên khoa để biết rõ bệnh đang ở mức độ nào, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Nhiễm siêu virus

Khi virus siêu vi tấn công cơ thể cũng có thể hình thành nên những vết mẩn đỏ ở cổ nhưng không ngứa. Những biểu hiện nhận biết kèm theo là sốt, mệt mỏi, nếu giai đoạn nặng các vết mẩn sẽ gây ngứa ngáy.

Sốt phát ban

Nổi mẩn đỏ ở cổ không ngứa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị sốt phát ban. Bạn nên cảnh giác khi bị tiêu chảy, đau họng, đau dạ dày kèm theo nổi mẩn đỏ như đã nói ở trên.

Viêm mao mạch

noi-man-do-o-co-khong-ngua
Viêm mao mạch là bệnh lý khá nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng

Viêm mao mạch tên Tiếng Anh gọi là Henoch – Schonlein - một dạng bệnh lý khá nguy hiểm hình thành do hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn chức năng dẫn tới tấn công nhầm vào các cơ quan bên trong cơ thể dẫn đến triệu chứng nổi nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa, sốt.

Bệnh u máu

Hầu hết các trường hợp bị u máu chỉ có biểu hiện duy nhất là xuất hiện các nốt màu đỏ trên da, kích cỡ to dần theo thời gian ngoài ra không có bất kỳ sự bất tiện và khó chịu nào khác.

Tuy nhiên số ít khối u quá to bị chảy máu thường xuyên làm phá vỡ lớp biểu bì của da thì cần được điều trị ngay tránh biến chứng chèn ép lên các cơ quan khác.

Bệnh zona

Bệnh zona là sự tái phát trở lại của virus thủy đậu trước đó, vì thế tất cả những người đã từng bị thủy đậu đều có thể bị zona tái phát nhiều lần.

Dấu hiệu nhận biết: vết mẩn đỏ ở cổ, lưng, ngực hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể kèm theo nổi mụn bên trong chứa các dịch lỏng rất dễ vỡ gây lở loét.

Ung thư da

Mặc dù mới đầu các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da không gây ngứa, nhìn qua giống như một nốt ruồi son nhưng lại có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da rất nguy hiểm. Theo thời gian các nốt màu đỏ này xuất hiện càng nhiều, có thể mọc khắp cơ thể.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Như vậy chỉ một biểu hiện nổi mẩn đỏ ở cổ không ngứa nhưng lại có thể cảnh báo rất nhiều căn bệnh.
Về cơ bản biểu hiện của các bệnh khá giống nhau nếu không có chuyên môn rất dễ nhầm lẫn. Tốt nhất bạn không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình rồi mua các loại thuốc về sử dụng mà nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Bằng kinh nghiệm lâu năm và thông qua làm các xét nghiệm bạn sẽ biết chính xác được mình đang mắc bệnh gì và tình trạng hiện tại ra sao để có phác đồ điều trị phù hợp tránh biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ở cổ không ngứa tại nhà không dùng thuốc Tây

Để tránh những tác dụng phụ do thuốc tây gây ra, khi phát hiện cổ nổi mẩn đỏ không ngứa bạn có thể áp dụng những phương pháp sử dụng thảo dược lành tính, giúp đẩy lùi bệnh từ từ không để lại tác dụng phụ.

Dùng các bài thuốc dân gian

  • Dùng lá ổi tươi

noi-man-do-o-co-khong-ngua
Nấu nước lá ổi tắm rất tốt cho người hay bị nổi mẩn đỏ

Hầu hết chúng ta đều biết đến giá trị dinh dưỡng của quả ổi nhưng ít ai biết rằng lá ổi cũng là vị thuốc quý đặc trị các bệnh dị ứng, nổi mề đay, nấm ngứa…

Có hai cách dùng lá ổi chữa nổi mẩn đỏ là đắp hoặc nấu nước tắm. Cách giã lá ổi cùng chút muối đắp trực tiếp lên vùng da phát ban áp dụng trong trường hợp các vết mẩn mọc ở diện tích nhỏ. Trường hợp nổi mẩn cả người hãy đun nước lá ổi để tắm, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

Dùng lá khế chua

Lá khế thực sự là một thảo dược chữa bệnh mẩn ngứa vừa dễ kiếm, không mất tiền mua lại cực kỳ hiệu quả, Vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần hái lá khế tươi, rửa sạch, đun sôi kỹ với 2 lít nước rồi thêm vài hạt muối, đợi khi nước lá khế nguội thì dùng ngâm rửa vùng da bị ngứa và tắm toàn thân.

Các hoạt chất kháng khuẩn kháng viêm trong lá khế ngấm vào da sẽ giúp giảm ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng.

Dưới đây là một số bài thuốc khác người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Các vị thuốc cát cánh, trần bì, cam thảo, đương quy, thục địa, tế tân, thương bồ, xuyên khung… gia giảm theo tình trạng bệnh sắc thành một thang thuốc dùng hằng ngày. Uống liên tục 1 tháng để cảm nhận hiệu quả.

noi-man-do-o-co-khong-ngua
Đông y chữa nổi mẩn đỏ không ngứa ở cổ an toàn không để lại tác dụng phụ

Bài thuốc 2: Kim ngân hoa, bạch thước, tang diệp, cỏ mần trầu, sài hồ, xương bồ, tang ký sinh, hoàng cầm… mỗi vị 12g sắc thành một thang thuốc uống mỗi ngày.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh khỏi

  • Hạn chế tối đa việc chạm tay lên sờ hoặc gãi vào các tổn thương kẻo vi khuẩn từ móng tay sẽ thâm nhập vào da thông qua các vết loét hở.
  • Không để vùng da đang mẩn đỏ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi hay hóa chất.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch, rửa lại vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý. Không nên dùng bất kỳ loại mỹ phẩm hay sữa tắm nào trong thời gian đang bị bệnh.
  • Tăng cường uống nước để đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể. Da bạn sẽ đủ độ ẩm và hạn chế các nốt mẩn đỏ quay lại.
  • Bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất đồng thời kiêng các gia vị cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc những thực phẩm bản thân đã từng bị dị ứng trước đó để tránh mẩn đỏ thêm nặng.
  • Hình thành một lối sống lành mạnh, đi ngủ sớm, kết hợp điều độ giữa làm việc và nghỉ ngơi tránh stress, căng thẳng kéo dài.

Kết luận

Trên đây là những cách phòng và điều trị chứng nổi mẩn đỏ ở cổ không ngứa ngay tại nhà không cần dùng đến thuốc Tây. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng một khoảng thời gian mà bệnh vẫn không khỏi hoặc có chiều hướng nặng hơn thì tốt nhất hãy tìm đến những sự trợ giúp y tế để kết thúc nhanh chóng sự phiền toái này nhé.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ Không Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan