Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý có thể bạn chưa biết. Làm sao để nhận biết sớm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị tốt nhất.

Vì sao bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Vì sao bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn là bệnh gì?

Bạn không nên quá chủ quan khi bị nổi mẩn đỏ không ngứa khắp người bởi vì nó có thể là biểu hiện sớm của các bệnh như:

Viêm mao mạch dị ứng

Mao mạch nằm ở bên trong nhưng khi nó bị viêm lại gây ra nhiều tổn thương ở cả ruột, thận, khớp và trên da. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh bị nổi mẩn đỏ không ngứa khắp cơ thể. Đến giai đoạn nặng thì làm bề mặt da phù hẳn lên. Đồng thời, các hiện tượng nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, đau ở khớp thường xuất hiện. Bệnh này gặp ở nhiều lứa tuổi, kể cả ở trẻ em, và dễ dẫn đến rủi ro sức khỏe. Vì vậy, khi da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa bạn không nên chủ quan.

Giãn mao mạch gây nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn

Mẩn đỏ khắp người không ngứa không sốt là bệnh gì mà bạn không biết? Đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy mao mạch của bạn bị giãn. Các mạch máu dưới da nổi đỏ như mạng nhện li ti nhưng không làm sần da.

Lúc này vùng da bên ngoài nó có màu thẫm, bề mặt da có thể có mụn. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như: Trán, mũi, khoeo chân, đùi…

Hiện tượng nổi mẩn đỏ xảy ra có thể do phản ứng viêm, chấn thương, côn trùng đốt hoặc do cơ thể thiếu vitamin. Nếu không điều trị tốt, nó có khả năng làm phình giãn mao mạch và tĩnh mạch ngoại biên.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có thể ngứa hoặc không ngứa ở da, nhưng kèm theo đó là dấu hiệu mệt mỏi. Nữ giới bị bệnh này còn dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Mặc dù là bệnh tự miễn nhưng nó không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn tác động đến tâm, phế, tỳ.

Dấu hiệu bệnh mề đay

Tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có thể cảnh báo bạn đang bị mề đay. Tình trạng này có thể do phản ứng viêm da thường gặp do:

  • Dị ứng thực phẩm: Ăn phải các loại thức ăn gây kích ứng
  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
  • Một số bệnh lý nền khác

Dị ứng gây nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn

Một số trường hợp dị ứng, da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Người bệnh cũng không bị sốt. Tuy nhiên, càng gãi thì vùng da bệnh càng có biểu hiện đỏ lan rộng.

Hình ảnh nổi mẩn đỏ không sốt không ngứa trên da
Hình ảnh nổi mẩn đỏ không sốt không ngứa trên da

Người bệnh nên tìm hiểu xem thời gian trước đó có tiếp xúc với các hóa chất, uống thuốc gây kích ứng hay đến nơi nhiều bụi bẩn hay không. Từ đó xác định và loại bỏ nguyên nhân, làm hết nổi mẩn đỏ.

Bệnh zona

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn nhưng rát là dấu hiệu điển hình của bệnh zona. Sau một thời gian, vùng da mẩn đỏ lan rộng và gây một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng ở da.
  • Viêm phổi.
  • Gây hại cho hệ thần kinh, làm liệt cơ mặt.

Ung thư da

Không có biểu hiện sốt nhưng xuất ban đỏ trên da là dấu hiệu ban đầu của ung thư da. Nếu để lâu, vùng ban đỏ sẽ dày lên và lan ra toàn thân.

Đây là một bệnh lý nguy hiểm có biến đổi mạnh và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thẩm mỹ. Cho nên ngay khi phát hiện các vết mẩn đỏ, người bệnh không được chủ quan mà cần liên hệ để được tư vấn ngay.

U máu

Do sự tăng sinh quá mức của hệ mạch nên u máu xuất hiện với các triệu chứng như da nổi nốt đỏ, hoặc tím, hơi xanh nhưng không ngứa. Thông thường bạn có thể thấy ở cổ, ngực, sau tai và phần lưng. Nếu bị nặng, chúng có thể nổi hẳn lên bề mặt da.

Đây cũng là một bệnh rất nguy hiểm bởi lẽ nó có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Vỡ khối u máu.
  • Gây lở loét, chảy máu tại vùng da có khối u.
  • Các khối u to lên chèn vào nội tạng, ảnh hưởng đến chức năng sống.

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn có phải bệnh nguy hiểm?

Như đã nói ở trên, có một số trường hợp nổi mẩn đỏ mà không ngứa chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua một số khả năng đây là dấu hiệu của bệnh. Vậy nó có thực sự nguy hiểm và những ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Theo các chuyên gia, một số bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ không ngứa khi để lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy:

  • Đầu tiên, nó khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp do da bị chuyển biến xấu.
  • Nếu bị lở loét sau đó, bạn rất dễ bị viêm da gây đau đớn và để lại sẹo.
  • Một số tình trạng bệnh có thể làm cho phổi, xương khớp, các dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Cho nên, cần tìm hiểu ngay các nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở da khi phát hiện triệu chứng này.

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cơ thể có dấu hiệu nổi mẩn đỏ có thể nói với bạn một vài vấn đề ở da hoặc bên trong. Nếu vết đỏ tự hết sau vài giờ thì chỉ cần ở nhà theo dõi thêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần lưu ý đi khám bác sĩ ngay nếu nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa diễn biến nặng kèm các triệu chứng như:

Da đổi màu khi nào cần đi khám bác sĩ
Da đổi màu khi nào cần đi khám bác sĩ
  • Những người hợp nổi mẩn mà không rõ nguyên nhân, các dấu hiệu khác thay đổi hoặc ngày càng nhiều.
  • Không tự hết mẩn mà tổn thương dày lên, rộng ra.
  • Đau nhức các vùng chân tay và mệt mỏi.
  • Sau khi hình thành vết mẩn, có các vết nứt hoặc bong tróc, viêm tại đó.

Khi có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa kèm theo các dấu hiệu như trên, người lớn không nên chủ quan mà phải đến ngay cơ sở y tế để khám chữa.

Cách chữa trị hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn có thể chỉ là biểu hiện của một vài bệnh ngoài da nhưng cũng có khả năng liên quan lớn đến máu. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa hiện tượng này từ khi mới phát hiện thấy.

Chữa mẹo dân gian

Ngay từ khi mới phát hiện da bị mẩn đỏ nhưng không có biểu hiện sốt và ngứa, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số cách làm tại nhà như sau:

Chữa bằng lá sả

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn dân gian thường lấy lá sả để tắm. Cách làm này sẽ giúp các vết mẩn đỏ tự lặn dần sau vài lần. Cách làm hết mẩn đỏ trên da bằng lá sả như sau:

  • Lấy một nắm lá sả già đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng cho hết vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Cho vào nồi đun với khoảng 3 lít nước cho sôi lên một lúc.
  • Pha nước lá sả với nước máy sinh hoạt để tắm sau mỗi ngày đến khi khỏi mẩn đỏ.

Dùng bột yến mạch

Với bột yến mạch, bạn có thể dùng thoa trực tiếp lên vết mẩn đỏ như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.
  • Pha một ít bột yến mạch với nước ấm hoặc thêm cả mật ong. Quấy đều cho được dạng sền sệt của hỗn hợp bột.
  • Thoa trực tiếp lên vùng da mẩn đỏ để mật ong và yến mạch thấm vào làm dịu da.
  • Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch và lau khô trên bề mặt da đi, hạn chế làm việc ngay.

Chữa mẩn đỏ bằng lá chè xanh

Mẩn đỏ khắp người không ngứa có thể tắm lá chè xanh để cải thiện tình hình. Các tinh chất chống oxy hóa, kháng viêm trong đó sẽ lại dịu da, xóa tan các vết mẩn.

Lá chè xanh giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ trên da
Lá chè xanh giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ trên da

Cách làm:

  • Bạn lấy một nắm lá chè già (không phải phần búp) đem rửa với nước muối.
  • Đun lên với khoảng 3 lít nước, có thể thêm vài hạt muối vào.
  • Đổ nước lá chè vào nước máy sinh hoạt để tắm ấm.
  • Trong khi tắm, massage nhẹ nhàng vùng da mẩn đỏ trong vài phút.
  • Tắm lại với nước sạch ấm rồi lau khô và hạn chế vận động.

Mẹo chữa toàn thân nổi mẩn đỏ không ngứa theo dân gian thường áp dụng cho những trường hợp mới bị, không sốt hay viêm loét nặng. Nếu có nhiều triệu chứng nghiêm trọng kèm theo, bạn cần chữa theo cách khác.

Cách chữa nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn theo Đông y

Trong Đông y có nhiều thuốc cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ có hoặc không ngứa sốt đều dùng được. Cụ thể như:

Bài 1: Kết hợp các vị thuốc trong tự nhiên như:

  • Kim ngân hoa 10g làm giảm độc tố, diệt khuẩn, tăng tiết mồ hôi giúp dịu da.
  • Liên kiều 10g giảm sưng viêm, giải độc, tán ban đỏ.
  • Đại thanh Diệp 10g giải nhiệt, chỉ huyết, giảm các bất thường ở mạch máu.
  • Bèo cái 10g giảm mẩn đỏ, loại bỏ nấm, viêm, chữa lành các tổn thương và giảm đau.
  • Và một số vị thuốc có công dụng tương tự khác (nếu có).

Thực hiện:

  • Cho tất cả vào sắc với nước ở lửa nhỏ để lấy tinh chất thuốc, đem uống.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, uống khi ấm và sau ăn 1 tiếng.
Một số vị thuốc Đông y bảo vệ mạch máu và da
Một số vị thuốc Đông y bảo vệ mạch máu và da

Bài 2:

  • Dùng nụ hoa hồng 15g, hoa mẫu đơn đỏ 20g và đan sâm 20g để làm hoạt huyết, tống các ứ đọng.
    Lại thêm đào nhân 16g để chống viêm.
  • Xuyên khung 15g giúp thông kinh mạch, ngăn ngừa huyết áp cao.
  • Dùng sinh địa 15g để bổ máu, cầm máu.
  • Thêm thục địa 10g để thải độc cơ thể, hoàng kỳ 12g để tăng hành khí huyết.
  • Cuối cùng cho một lượng hoa hòe 20g để làm bền thành mạch, giảm hiện tượng giãn mạch, đổi màu da.

Thực hiện:

  • Cho tất cả thuốc trên vào nồi sắc cùng nước để lấy tinh chất dưỡng huyết, cải thiện làn da.
  • Khi nước đã được thì chia làm 3, uống nóng trong ngày sau các bữa ăn.

Điều trị bằng Tây y

Đối với tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn, tây y có một số thuốc thông dụng như:

  • Kháng histamin: Không chỉ dùng cho các trường hợp ngứa, nếu chỉ bị mẩn đỏ cũng có thể dùng thuốc nhóm này.
  • Kem bôi: Giúp chống viêm, sưng cho người bệnh bị mẩn đỏ mà không sốt ngứa.
  • Kem Hydrocortisone: Được sử dụng cho các trường hợp viêm da kích ứng có hoặc không sốt ngứa.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn có thể phải dùng đến các thuốc cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, điều trị u máu…

Nhìn chung, dùng thuốc Tây giúp làm giảm nhanh biểu hiện mẩn đỏ cùng các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên, người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định và chống chỉ định. Bởi vì chúng có nhiều tác dụng phụ gây hại đến da, đặc biệt là nguy hại cho các cơ quan khi dùng đường uống.

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn nên ăn gì kiêng gì?

Một số loại thực phẩm có thể giải phóng histamin hoặc ảnh hưởng xấu đến máu sẽ làm da nổi mẩn. Bạn nên ăn:

  • Các loại rau củ có chứa nhiều vitamin, Omega 3 và 6, chất xơ, bổ sung chất chống oxy hóa để nuôi dưỡng làn da.
  • Sử dụng chế độ ăn giảm cân đối với người bị béo phì để bớt các áp lực từ trọng lượng cơ thể lên mạch máu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để nuôi dưỡng cơ thể, da và đào thải độc tố.
  • Chọn nguồn thực phẩm sạch, không chứa chất độc hại, hóa chất bảo quản để giảm hoạt động cho gan, thận.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn để giúp cơ thể chuyển hóa chất tốt hơn, không gây độc cho máu.
  • Không dùng bia, rượu và các loại thực phẩm làm tăng khả năng xơ hóa động mạch.
  • Khi xây dựng và áp dụng đúng chế độ ăn tốt cho sức khỏe thì các hiện tượng bất thường trên da cũng giảm hẳn.

Cách phòng ngừa da nổi mẩn

Để giảm các biểu hiện bất thường trên da như nổi mẩn cũng như các tổn thương nếu có, bạn nên:

  • Tránh chà xát mạnh lên vết mẩn làm trầy xước, gây viêm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mỗi ngày và lau mồ hôi thường xuyên.
  • Không mặc quần áo chật, đặc biệt tránh ma sát vùng mông, đùi, chân.
  • Nằm ngồi đúng tư thế và thường xuyên vận động để cải thiện lưu thông máu, tránh giãn tĩnh mạch.
  • Hạn chế mang vác các vật nặng quá sức làm ảnh hưởng đến các mạch máu dưới da.
  • Không sử dụng các loại dầu cao quá nóng bôi lên vết mẩn đỏ làm kích ứng da.
  • Không đứng ngồi quá lâu ở một tư thế và thường massage cho da.

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh tương đối nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bác sĩ, chú ý kiểm tra da và cả mạch máu để sớm phát hiện nguyên nhân cũng như tìm ra cách điều trị dứt điểm. Liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư  vấn


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt Không Ngứa Ở Người Lớn


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan