Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nấm á sừng thuộc nhóm bệnh viêm da phổ biến, gây tổn thương nhẹ, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Biểu hiện của bệnh nấm á sừng da đầu, chân, tay rất hay tái phát nếu không điều trị đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách phòng và loại bỏ triệu chứng bệnh qua bài viết sau.

Nấm á sừng là gì?

“Nấm á sừng” là khái niệm bệnh học dùng để chỉ tình trạng vùng da á sừng nhiễm nấm, có biểu hiện khô, nứt và bong tróc gây khó chịu. Căn nguyên xuất phát từ hiện tượng lớp sừng ngoài da bị chuyển hoá dang dở, chưa nguyên sinh và vẫn chứa nhân.

Vị trí thường thấy nhất là trên da đầu, khu vực bàn chân, bàn tay. Đa số chúng ta bị bệnh này vào mùa Đông, khi trời rét kèm độ ẩm thấp. Với những ai đang mắc nấm á sừng, thời điểm này bệnh càng tiến triển mạnh và thường xuyên tái phát.

nam-a-sung
Nấm á sừng là một dạng của bệnh viêm da cơ địa

Dấu hiệu nấm á sừng

  • Da khô, tấy, tróc sừng: Bề mặt vùng da bệnh ban đầu có biểu hiện khô hơn vùng da xung quanh. Kèm theo đó là tình trạng tấy đỏ. Mặc dù dày sừng nhưng thực chất lớp da rất yếu, dễ bong và nứt nẻ, tạo rãnh.
  • Ngứa ngáy: Về cảm giác, ở vùng da nứt nẻ, cảm giác ngứa rất rõ ràng và khó chịu. Nó kích thích phản xạ cào, gãi gây trầy xước da, chảy máu. Đây là điều kiện để nấm, khuẩn tấn công sâu vào trong gây bội nhiễm, nhiễm trùng.
  • Mất vân: Nấm á sừng tay hay chân đều làm lớp sừng bong tróc liên tục. Bề mặt da ngày càng mỏng làm cho vân tay, vân chân bị mất.

Đối với nấm da đầu và á sừng, bệnh nhân còn có biểu hiện:

  • Vảy da đầu: Sát chân tóc, nhiều khi bạn thấy lớp vảy trắng chồng lên nhau tương tự như gàu. Tuy nhiên, khi bong tróc theo mảng, nó làm lộ lớp da màu hồng. Bản chất đây là lớp sừng đỏ rất dễ bị tổn thương.
  • Khô ngứa đầu: Khi da đầu nhiễm nấm á sừng, dịch tiết da đầu làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ở mức độ nặng nó có thể chuyển biến thành nhiễm trùng da đầu.
  • Tóc rụng: Do vảy trắng và sừng đỏ liên tục hình thành, bong tróc, chân tóc trở nên yếu ớt. Các nang tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ yếu dần và gãy.

Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh còn có biểu hiện da khô nẻ như da rắn, da mặt khô sần, rát…

Hình ảnh nấm á sừng

Triệu chứng Nấm Á Sừng phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh

  • Di truyền: Á sừng thể nấm hay các bệnh viêm da đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Khi trong gia đình có người cận huyết mắc các bệnh như vảy nến, viêm da dầu tiết bã nhờn thì bạn cũng có nhiều khả năng bị á sừng nấm.
  • Cơ địa: Nếu cơ địa của bạn nhạy cảm với những thay đổi từ thời tiết, đặc biệt là hay bị khô da vào mùa Đông thì rất dễ bị bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh cũng xảy đến tương tự như người bị dị ứng phấn hoa, lông chó mèo.
  • Độ ẩm thấp khi giao mùa: Khi độ ẩm môi trường thấp, bề mặt da bị khô, mất nước. Kèm theo biến đổi thời tiết lúc giao mùa, đề kháng của cơ thể giảm sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
  • Dầu gội, nước tẩy rửa: Việc sử dụng dầu gội gây kích ứng hoặc nước rửa bát, bột giặt, thuốc nhuộm có tính tẩy rửa cao cũng làm da khô và dễ tổn thương, gây phản ứng quá mẫn.

Ngoài ra, á sừng nấm còn khởi phát khi cơ thể thiếu dinh dưỡng, nguồn nước ô nhiễm, không khí nhiễm nấm…

Biến chứng của bệnh

  • Nhiễm trùng: Những bệnh nhân có dấu hiệu nứt da thành rãnh sâu và chảy máu, nấm và vi khuẩn sẽ tấn công vào bên trong gây nhiễm trùng da. Một vài trường hợp đặc biệt, khuẩn hại đi sâu vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
  • Bội nhiễm: Á sừng nấm tiến triển theo chu trình, nếu không trị dứt điểm sẽ nhanh chóng tái phát nặng hơn ngay khi chưa hết triệu chứng.
  • Mất vân: Ở những người bị á sừng nấm lâu dài, họ gần như bị mất hoàn toàn vân tay. Thay vào đó là vùng da non yếu ớt trơn bóng hoặc chằng chịt vết rãnh ngang dọc.
  • Kéo theo bệnh khác: Ở người bị nấm á sừng tay chân lâu ngày, họ có nguy cơ bị bệnh gout, Parkinson nhiều hơn người bình thường. Một số nghiên cứu còn cho rằng vấn đề da liễu này còn tác động đến bệnh tiểu đường và viêm ruột xuyên thành mãn tính.

Về bản chất, nấm á sừng là bệnh ngoài da Không nguy hiểm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, do chủ quan trong điều trị, bệnh dễ tái phát và kéo theo nhiều biến chứng. Vì vậy, đừng chủ quan không thăm khám, điều trị đúng liệu trình.

Thêm vào đó, do vị trí thường xuyên bị nấm á sừng là bàn tay, bàn chân nên người bệnh bị gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Với tình trạng nứt nẻ, bong tróc da tay, bệnh nhân sẽ bị đau khi tay chạm vào nước.

Nếu rửa bát, giặt quần áo, gội đầu mà không dùng găng tay, da sẽ bị kích ứng, tăng tổn thương. Lúc này, vùng da bệnh bị dị nguyên tác động làm ngứa rát, đau, nứt nẻ hơn. Có những trường hợp bị hoại tử da.

Phương pháp chẩn đoán

Biểu hiện của nấm á sừng và á sừng thông thường tương tự nhau và khá giống với nhiều bệnh da liễu khác. Vì vậy, khi thăm khám, ngoài tìm hiểu tiền sử bệnh, bác sĩ bắt buộc phải xét nghiệm da để khẳng định có nhiễm nấm hay không.

Sau khi được hỏi về thời gian bị bệnh, các dấu hiệu cụ thể, vị trí bong tróc da, tiền sử bệnh lý da liễu của gia đình… nếu nghi ngờ bị á sừng nấm, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Lấy mẫu tế bào da bệnh để soi dưới kính hiển vi.
  • Thực hiện test KOH để xác định sự xuất hiện của nấm trong vùng da bệnh.
  • Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ kết luận tình trạng và lên phác đồ điều trị nấm á sừng hiệu quả nhất.

Đối tượng dễ mắc

  • Người có cơ địa yếu, đang trong thời kỳ suy giảm miễn dịch.
  • Phụ nữ, người làm giúp việc, thợ nhuộm tóc, sơn nhà, lao công ở bệnh viện, công nhân nhà máy sản xuất chất hoá học…
  • Người trong gia đình có tiền sử bị bệnh ngoài da, đặc biệt là á sừng.
  • Trẻ em.
  • Người có da khô.
  • Những người hay thay đổi kiểu tóc, uốn nhuộm hoặc thường xuyên đổi dầu gội.
  • Nông dân thường xuyên pha chế thuốc sâu, phân bón…

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm á sừng

  • Hạn chế sử dụng các loại hóa chất gây hại cho da như thuốc nhuộm, thuốc tẩy rửa, xà phòng trong thời gian điều trị bệnh.
  • Người bệnh nên tránh xa môi trường gây ô nhiễm, bụi bẩn, lông thú cưng… Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường này thì bạn nên có biện pháp bảo hệ như đeo găng tay, khẩu trang…
  • Không nên cào gãi, chà xát mạnh vào vùng da bị bệnh vì có thể gây chảy máu, nhiễm trùng da. 
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da.
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, vitamin E, chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.
  • Tránh tham gia các hoạt động thể chất dưới ánh nắng mặt trời hoặc những hoạt động làm tăng tiết mồ hôi quá mức.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức năng đóng hộp hải sản gây dị ứng cho da. 
  • Bổ sung nhiều nước lọc cho cơ thể, tốt nhất bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho làn da.

nam-a-sung
Bổ sung đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho làn da

Khi nào cần khám bác sĩ

  • Nấm á sừng lan rộng, xuất hiện nhiều ở các vị trí như bẹn, nách, mặt. Bệnh gây ngứa dữ dội và có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy mủ.
  • Cơ thể không đáp ứng với điều trị tại nhà và tái lại nhiều lần.
  • Cơ thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết và kèm theo các bệnh lý khác như hen suyễn, dị ứng,...

Các cách trị nấm á sừng

Chữa nấm á sừng tại nhà

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng giảm khô da, hạn chế bong tróc. Bạn nên sử dụng 2 lần/ngày, nhất là sau khi tắm.
  • Tắm nước ấm: Giúp làm dịu da và giảm ngứa. Bạn nên tắm nước ấm trong 10-15 phút, không nên tắm quá lâu vì có thể làm da khô hơn.
  • Rửa nước lá chè: Bạn nên pha nước chè mạn đặc (tươi hoặc khô) đem ngâm rửa vùng da nhiễm nấm á sừng. Kết hợp chà xát nhẹ để kháng sinh tự nhiên trong lá chè phát huy tác dụng. Lá chè giúp làn da của bạn được bổ sung chất oxy hoá, trở nên mềm mại hơn. Đồng thời chống viêm, nấm ngứa.
  • Dùng nha đam: Gel nha đam cũng có tác dụng tốt đối với người bị á sừng nấm. Bằng việc thoa gel này vào vùng da bệnh, bạn sẽ cảm thấy bớt ngứa, da mềm mại và phục hồi nhanh hơn.

Chữa nấm á sừng tại nhà an toàn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cách làm này mang lại hiệu quả không cao, có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm. Cách làm này chỉ phù hợp với người bị bệnh nhẹ.

Chữa bằng thuốc Tây

Cách điều trị đơn giản và nhanh nhất là dùng tân dược để cải thiện triệu chứng á sừng nấm. Dựa trên phạm vi ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể.

Thông thường đơn thuốc nấm á sừng có:

  • Thuốc bôi ngoài da: Gồm các tân dược có chứa axit salicylic, đem lại hiệu quả làm mềm da, tróc sừng và loại bỏ mảng vảy.
  • Thuốc chống nấm: Là những sản phẩm thuộc nhóm Clotrimazol, Miconazol, hoặc nhóm dẫn xuất Imidazol dạng uống và kem bôi, có tác dụng loại bỏ nấm men.
  • Nhóm kháng Histamin H1: Giúp loại bỏ cảm giác ngứa, đau rát ở vùng da tổn thương, đồng thời ngừa nấm á sừng lan sang vùng khác.
  • Nhóm Corticoid: Phổ biến là kem bôi ngoài da Hydrocortison, có tác dụng giảm ngứa, viêm.
  • Dẫn xuất vitamin D3: Là kem bôi ngoài da giúp ức chế những bất thường trong quá trình phát triển của tế bào da.
  • Thuốc mỡ chứa vitamin A: Đây là thuốc được bào chế dưới dạng axit có tác dụng làm chậm quá trình sừng hoá, làm lành da.

Chữa nấm á sừng bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh hơn những cách khác. Tuy nhiên, bạn không thể lạm dụng chúng vì tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hại cho cơ thể.

nam-a-sung
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da chữa bệnh nấm á sừng

Chữa bằng Đông y

Căn nguyên của bệnh nấm á sừng theo Đông y là do chức năng thận bị rối loạn, mất khả năng thải độc. Do đó, cơ thể nóng trong, độc tố bị tích tụ dưới da gây nên bệnh.

Để cải thiện tình trạng, các thầy thuốc đã tìm ra nhiều bài thuốc hay:

  • Bài 1: Sử dụng 12g mỗi vị (hoả ma nhân, ké đầu ngựa…) đem sắc với nước cho cô đặc rồi lọc uống trong ngày. Dùng nhiều thang như vậy đến khi hết biểu hiện bệnh.
  • Bài 2: Sử dụng khô phàn và xuyên tiêu (120g) kết hợp 140g cúc dại và 500g măng tiêu đem đun với lượng nước lớn để tắm hoặc rửa 30 phút mỗi ngày. Thực hiện nhiều ngày đến khi lớp vảy bong hết và da lành lại.
  • Bài 3: Sử dụng một số thảo dược như bồ công anh, khổ sâm, dây trinh nữ (mỗi vị 12g). Đem tất cả sắc với nước cho đến khi cô đặc còn ¼ thì chắt ra uống. Bã thuốc lọc ra đem đắp lên vùng da bệnh để đạt hiệu quả tốt hơn.

Trong quá trình điều trị bằng Đông y, bệnh nhân nên đi thăm khám để kiểm tra tình trạng bệnh. Nếu hiệu quả của thuốc không như mong muốn, bạn sẽ được điều chỉnh thang thuốc cho phù hợp.

Dược liệu trị nấm á sừng

Có nhiều dược liệu tự nhiên được dùng để cải thiện tình trạng nấm á sừng. Phổ biến là nhóm có chứa kháng sinh tự nhiên như lá chè, trầu không, lá lốt, mật ong. Bên cạnh đó là nhóm kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, như ké đầu ngựa, xuyên tiêu…

Ngoài ra, còn rất nhiều loại cây cỏ hoa lá chứa dược chất kháng nấm, cấp ẩm cho da, hỗ trợ làm lành da được sử dụng đến.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về bệnh nấm á sừng. Có thể nói bệnh nấm á sừng khá phổ biến và không thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng của nó sẽ gây phiền toái không nhỏ đến đời sống nếu không được loại bỏ sớm. Vì vậy, hãy chú ý khám và điều trị bệnh từ sớm và đúng cách, ngay khi phát hiện tình trạng á sừng.

Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Nấm Á Sừng bằng YHCT


Bài viết liên quan